ANTĐ - Thất bại “ê chề” của đội tuyển Brazil đă có ảnh hưởng khá lớn đến mọi mặt đời sống của đất nước Brasil, tiềm ẩn những bất lợi đối với chính quyền bà Dilma trong việc ổn định t́nh h́nh đất nước trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống tháng 10-2014 và không loại trừ khả năng ảnh hưởng đến kết quả bầu trong thời gian tới.

Trận thua trước đội tuyển Đức đă châm ng̣i cho hàng loạt các cuộc bạo động lớn nhỏ tại tất cả các bang của nước này. Tại bang Săo Paulo, 30 phút sau khi kết thúc trận đấu, 20 xe buưt đă bị đốt cháy. Theo Sở Giao thông bang, 3 cuộc tấn công tập thể đă được ghi nhận tại các khu phía Tây, phía Nam và phía Bắc của Săo Paulo. Tại bang Paraná, một số hành động đập phá đă được ghi nhận, ít nhất 2 xe buưt đă bị đốt tại thành phố thủ phủ Curitiba. Tại bang Rio de Janeiro, hoạt động tại Fan Fest đă kết thúc bằng các vụ mất cắp, đánh nhau và 6 người bị bắt. Trước t́nh h́nh đó, Tổng thống Dilma Rousseff đă yêu cầu đảm bảo bảo an ninh và tăng cường trấn áp tội phạm, nhất là các thành phố tổ chức các trận đấu c̣n lại của giải.
Hệ quả của thất bại này của Brazil tới cuộc bầu cử Tổng thống là một điều khó lường. Về mặt lịch sử, cho đến thời điểm hiện tại, không có liên hệ giữa bóng đá và kết quả bầu cử. Năm 1998, bất chấp việc Brazil bị thua Pháp với tỉ số 0-3 và đội tuyển bị một làn sóng chỉ trích mạnh mẽ của người dân, Tổng thống Fernando Henrique Cardoso (Đảng PSDB) vẫn giành chiến thắng trong cuộc tái tranh cử vị trí Tổng thống. Năm 2002, tuy Brazil giành chức vô địch lần thứ 5 tại Nhật Bản, ứng cử viên của Đảng PSDB là ông José Serra đă bị thất cử trước ứng cử viên Đảng PT là ông Lula da Silva. Tuy nhiên, t́nh h́nh vẫn tiềm ẩn nhiều điều khó lường và có khả năng châm ng̣i cho nhiều bất ổn chính trị-xă hội trong thời gian tới, gián tiếp ảnh hưởng đến kết quả bầu cử Tổng thống do trận thảm bại này diễn ra ngay tại Brazil. Hơn nữa, trước đó, các cuộc biểu t́nh phản đối tổ chức World Cup tại Brazil đă diễn ra từ tháng 6-2013 và kéo dài liên tục đến khai mạc của giải tuy mức độ, phạm vi có giảm đi. Trước thềm bầu cử, các lực lượng đối lập sẽ tận dụng sự kiện này để kích động các cuộc biểu t́nh nhằm hạ uy tín Chính phủ.

Sau thất bại của đội tuyển, các nghiệp đoàn thông báo sẽ đẩy mạnh hoạt động đ́nh công trước thềm bầu cử với yêu sách tăng lương. Trong quư II này, nhiều ngành nghề như ngân hàng, dầu khí và luyện kim đă bắt đầu khởi động các chiến dịch đ̣i hỏi tăng lương và đe dọa biểu t́nh trong vài tháng tới. Lập luận được các nghiệp đoàn đưa ra là lạm phát tăng cao khiến cho giảm sức mua và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người lao động. Do đó, trong thời gian tới, khuynh hướng đ́nh công gây đ́nh trệ một số ngành/lĩnh vực sẽ tăng lên.
Nguồn: ANTD