USA Huy chương đến trễ nhưng chưa muộn - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Viet Oversea|Tin Hải Ngoại


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Huy chương đến trễ nhưng chưa muộn
Cuộc chiến Việt Nam đă kết thúc từ lâu, một, hai thế hệ mới đă lớn lên và gần như hoàn toàn không hề - và có lẽ cũng không muốn - biết đến cuộc chiến đau thương đó, thế nhưng đối với một số người, lửa vẫn c̣n nóng âm ỉ dưới lớp tro tàn, chờ dịp bùng cháy một lần cuối trước khi tắt lịm và rồi được thổi bay tan tác theo cơn gió của thời gian. Một trong những người c̣n chút lửa chưa tàn từ quá khứ là ông John “Mac” MacFarland. Trong tháng Ba vừa qua, tôi t́nh cờ đọc một bài viết của tác giả Richard Simon về ông John đăng trên báo Los Angeles Times. Nay xin chia sẻ với bạn về câu chuyện của cựu chiến binh John và một đồng đội mà ông không thể nào quên trong hơn 40 năm từ chiến trường Việt Nam.


Từ trái là ông Melvin Morris, ông Jose Rodela, và ông Santiago Jesse Erevia trong buổi lễ trao huy chương tại Ṭa Bạch Ốc. (Getty Images)

Bài viết bắt đầu trong một ngày hè nóng bức năm 1969, tại một trại lính của Bộ Binh Hoa Kỳ ở ngoại ô Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Ngày đó, khoảng một tháng sau khi diễn ra một trận đánh khốc liệt giữa các quân nhân Mỹ và lực lượng cộng sản Bắc Việt, ông MacFarland được giao nhiệm vụ viết một bài văn đề cử Santiago Jesse Erevia, ghi nhận công trạng chiến đấu can đảm của Erevia để người lính này được nhận Huân Chương Vinh Dự (Medal of Honor). Ngày đó MacFarland, 23 tuổi, mang cấp bậc Binh Nh́. Erevia, cũng 23 tuổi, là một Hạ Sĩ Nhất.

Trong lúc ngồi trên một thùng đạn trong lều, trước mặt là một máy đánh chữ, ông John cố gắng dùng khả năng văn chương của ḿnh để mô tả Santiago đă có hành động “anh dũng hiển nhiên” để cứu nhiều đồng đội.

“Tuy có thể ẩn náu như mọi người trong đội,” ông MacFarland viết, “Erevia thấy rằng ḿnh phải hành động ngay lập tức để may ra đội của ông có thể thoát khỏi một trường hợp hiểm nguy đang bao trùm lấy họ.”

Thuở đó, MacFarland là một sinh viên bị động viên vào quân đội. Erevia bỏ học sau khi học hết lớp 10 và t́nh nguyện gia nhập quân đội. MacFarland tận dụng vốn liếng chữ nghĩa để gửi đơn đề cử Erevia lên các cấp chỉ huy với hy vọng Erevia sẽ nhận được một huy chương xứng đáng với hành động của ông.

“Thế rồi tôi không bao giờ nghe ai nhắc đến lá thư đề cử đó,” ông MacFarland kể lại sau bốn thập niền từ ngày giải ngũ.

Về phần Erevia, ông biết ông được đề cử và nh́n nhận rằng ban đầu ông cũng cảm thấy thất vọng, nhưng khi rời quân đội và trở về quê nhà ở Texas, ông hầu như quên bẵng chuyện huy chương.

Riêng đối với MacFarland, ông lại không bao giờ quên chuyện đó. Suốt mấy thập niên, năm nào ông cũng xem danh sách những người mới được trao Huân Chương Vinh Dự với hy vọng thấy tên của ông Erevia. Và hầu như năm nào ông cũng xem lại lá thư đề cử mà ông đă giữ riêng một bản. MacFarland lo lắng rằng có lẽ ông đă viết không hay, viết chưa đủ để mô tả hết sự liều mạng của Erevia để ông này xứng đáng được quân đội trao tặng huy chương.

“Tôi luôn cho rằng phải chi tôi viết khá hơn,” MacFarland nói về sự hối tiếc kéo dài mấy chục năm.

Ông cũng nghĩ đến chuyện viết một lá thư để xin lỗi Erevia nhưng rồi ông không làm được điều đó. “Nó đă trở thành một trong những bóng ma ám ảnh tôi trong suốt nhiều năm,” ông MacFarland kể.

Đến mùa xuân năm nay, 45 năm sau ngày diễn ra trận đánh, ông MacFarland mới biết sự thật về lư do tại sao Erevia bị từ chối một huy chương cao cấp nhất trong quân đội Hoa Kỳ.

Trở ngược về quá khứ, hai người lính này thuộc đại đội Company C. Họ vào lính từ nguồn gốc khác nhau.
Erevia chào đời ở Nordheim, Texas, đă bỏ học, làm nghề nấu ăn trong nhà hàng, lái xe chở nước ngọt trước khi gia nhập quân đội ở tuổi 22. “Tôi nghĩ rằng đi lính sẽ giúp tôi có một cuộc đời khá hơn,” ông hồi tưởng.

Trong khi đó MacFarland là sinh viên ngành kỹ sư tại Pennsylvania. Ông bị động viên nhưng sẵn sàng phục vụ. “Là một Chim Ưng Hướng Đạo, tôi thấy nhiệm vụ của ḿnh rất rơ ràng đối với đất nước từ ngày 11 tuổi.”

Erevia không nhớ MacFarland trong cùng đơn vị. Thế nhưng trong ngày xảy ra trận đánh hôm 21 tháng Năm, 1969, cả hai đều có mặt ở Tam Kỳ, phía nam Đà Nẵng.

Các quân nhân thuộc đại đội Company C phải ẩn náu đằng sau một bức tường đá, tránh đạn từ phía lính cộng sản Bắc Việt đang cố thủ trên một ngọn đồi ở phía bên kia của một cánh đồng khô cằn. Quân cộng sản đă ẩn núp đằng sau những hố nhện ngụy trang và hầm hố do họ đào dựng.

Vào khoảng 4 giờ chiều, đơn vị của Erevia và MacFarland nhận được lệnh “phải bước ra và giao chiến với đối phương.” Mục tiêu là giúp cho các đại đội khác có thể mang xác và các đồng đội bị thương ra khỏi chiến trường.

Cùng với các chiến hữu, ông MacFarland leo qua bức tường và nổ súng nhắm vào đối phương trong lúc họ chạy trên băi ruộng khô. Khi thấy một người lính té gục, ông MacFarland chạy đến để trợ giúp. Và ông Erevia cũng phóng tới chỗ của MacFarland và người lính bị thương. Lúc đó Erevia hỏi hai người bạn rằng họ có dư đạn hay không. Người lính bị thương đă trao cho Erevia khẩu súng M-16, vài băng đạn và nhiều trái lựu đạn.

“Đó là lần cuối tôi thấy Erevia cho đến chiều tối hôm ấy,” MacFarland kể.

Erevia đă giữ vai tṛ truyền tin, lưng đeo máy, tay cầm súng. Cùng với các quân nhân khác, Erevia tiến qua được thửa ruộng rộng lớn bằng một sân banh dưới lằn mưa đạn từ phía cộng sản. Ông đă núp đằng sau một thân cây cùng với Hạ Sĩ Patrick Diehl, bạn thân của Erevia.

Kể lại ngày đó, ông Erevia đă bật khóc, “Tôi hỏi Diehl, 'Anh có thấy ǵ không?’ Diehl đă không trả lời.” Diehl bị bắn chết với một phát đạn trúng vào đầu.

Đến lúc đó Erevia quyết định phải hành động. “Chỉ có một sống một chết mà thôi,” ông nói trong cuộc phỏng vấn. “Tôi tự hỏi, ‘Nếu ḿnh phải chết th́ thà chết trong lúc chiến đấu c̣n hơn?’”

Sau đó Erevia tung chân chạy về hướng một hầm lô cốt và ném một trái lựu đạn vào bên trong, giết chết một người lính cộng sản. Ông tiến tới một hầm thứ nh́ trong lúc nghe tiếng đạn bay ở chung quanh. Ông ném thêm một trái lựu đạn vào bên trong, bịt miệng lô cốt thứ nh́.

Như trong bài viết đề cử của ông MacFarland về hành động của Erevia: “Sau khi lắp thêm đạn vào mấy khẩu súng, Erevia tiến tới hầm thứ ba với hỏa lực áp đảo đối phương từ súng của ông.” Một lần nữa ông xóa sổ hầm súng của đối thủ bằng lựu đạn.

Sau khi dùng hết những trái lựu đạn, Erevia nhắm tới hầm thứ tư với hai khẩu súng trường. Ông bắn gục một bộ đội miền Bắc ở ngay trước mặt.

“Đại đội trưởng của chúng tôi, Đại Úy David Gibson, cùng với các người lính truyền tin, quân y, và nhiều thương binh khác đă bị mắc kẹt dưới cơn mưa đạn của kẻ thù từ nhiều vị trí,” MacFarland kể. Nếu không có Erevia, “Chúng tôi khó sống sót qua ngày hôm đó.”

Sau trận đánh, MacFarland được giao nhiệm vụ viết đơn đề cử huy chương cho các quân nhân trong tiểu đoàn. Đơn viết cho Erevia được tiểu đoàn trưởng kư tên, được gởi đến bộ chỉ huy Sư Đoàn Dù 101. Sau đó thư được gởi trả lại với yêu cầu cung cấp thêm lời xác minh của các nhân chứng. Đại đội trưởng và tiểu đội trưởng đă viết thêm chi tiết, kèm theo một bản đồ vẽ lại trận địa.

Trước khi gởi đơn về Bộ Quốc Pḥng, ông MacFarland giữ một bản sao cho riêng ḿnh. Năm sau, 1970, cả hai ông Erevia và MacFarland đều rời Việt Nam, và mỗi người rẽ sang hướng khác theo ḍng đời.

Erevia làm nghề phát thư, về hưu 2002 sau 32 năm làm việc cho Nha Bưu Điện. Ông sống ở San Antonio với vợ Leticia. Họ có bốn người con đă trưởng thành. Một con trai của họ đă phục vụ trong cuộc chiến Iraq.
MacFarland trở thành một giáo sư trung học, chuyên dạy môn khoa học môi trường và sinh vật học. Ông cũng đă về hưu, sống độc thân ở Aston thuộc vùng ngoại ô Philadelphia. Cả hai cựu quân nhân mà nay đă 68 tuổi chưa hề liên lạc với nhau từ ngày rời Việt Nam.

Mặc dù bị từ chối Huân Chương Vinh Dự, ông Erevia được trao Thập Tự Phục Vụ Xuất Sắc (Distinguished Service Cross). Huy chương này được thành lập thời Đệ Nhất Thế Chiến và là huy chương cao hàng thứ nh́ trong quân đội Hoa Kỳ dành cho những người lính có hành động hào hùng. Bằng ban khen của Thập Tự đă chép lại những lời viết trong đơn của MacFarland.

Ông MacFarland giữ hồ sơ của Erevia trong tập lưu niệm cuộc chiến Việt Nam của ông. Ông cũng thường bày tỏ sự thất vọng với các bạn cựu chiến binh. Họ thường khuyên giải rằng sự việc Erevia bị từ chối Huân Chương Vinh Dự không phải do lỗi ông viết không chính xác hoặc không hay. Họ cũng cho rằng Erevia không được trao huy chương quí giá nhất này v́ Erevia không bị thương trong trận đánh. Điều đó vẫn không thuyết phục ông MacFarland.

Kể từ khi được thành lập thời Nội Chiến Hoa Kỳ, Huân Chương Vinh Dự đă được trao cho hơn 3,400 người. Theo mô tả của Bộ Binh, huân chương này “chỉ dành cho người can đảm nhất trong những người can đảm.”

Một điều mà cả hai ông MacFarland và Erevia đều không biết, là vào năm 2002 Quốc Hội đă yêu cầu Ngũ Giác Đài phải xét lại các hồ sơ để t́m những người từng bị từ chối huy chương v́ lư do kỳ thị chủng tộc. V́ một lư do nào đó, phần lớn đơn của các quân nhân gốc Do Thái và gốc Latino bị gạt qua một bên. Trong hơn 6,000 người được trao Thập Tự Phục Vụ Xuất Sắc, Quốc Hội muốn biết có những ai cần được xét lại để trao huy chương cao hơn.

Nhờ vậy, vào mùa hè năm ngoái ông Erevia đă ngạc nhiên khi nhận được một cú điện thoại từ một sĩ quan thông báo rằng trong vài ngày ông sẽ nhận được một cú gọi từ Ṭa Bạch Ốc. Đúng như vậy, vài ngày sau có người từ Ṭa Bạch Ốc gọi đến nhà và bảo ông Erevia hăy đợi và đừng cúp máy. Một thời gian ngắn sau đó, ông rất vui mừng khi nghe tổng thống của Hoa Kỳ đang ở bên kia đầu dây điện thoại.

Ông Erevia kể, “Cuộc điện đàm diễn ra rất ngắn. Ông ấy nói rằng tôi xứng đáng được Huân Chương Vinh Dự, và v́ một lư do nào đó, tôi đă bị gạt qua một bên, nên giờ đây ông muốn làm lại cho đúng. Tôi nói, ‘Cám ơn rất nhiều, thưa Ông.”

Trong một buổi lễ tại Ṭa Bạch Ốc ngày 17 tháng Ba, 2014, Tổng Thống Barack Obama đă chính thức trao Huân Chương Vinh Dự cho 24 người lính Bộ Binh từng bị từ chối trước đây. Trong số 24 người được xét lại này, chỉ có ba người c̣n sống.

Ngoài ông Erevia được tổng thống nhắc đến trong một trận đánh tại Tam Kỳ, một trong hai người khác được trao Huân Chương trong buổi lễ là ông Melvin Morris, một biệt kích Mũ Xanh bị ba vết thương trong trận đánh tại Chi Lăng ngày 17 tháng Chín, 1969. Ông cứu các đồng đội sau khi đại đội trưởng và một số người lính khác đă gục ngă. Ông Morris là người Mỹ gốc Phi Châu, nay đă 72 tuổi, sống tại Coca, Florida.

Người thứ ba là ông Jose Rodela cũng gốc Latnio và từ San Antonio, Texas như ông Erevia. Ông Rodela, 76 tuổi, là một biệt kích Mũ Xanh, được vinh danh can đảm trong một trận đánh tại Phước Long ngày 1 tháng Chín, 1969. Ông đă liều mạng cứu nhiều thương binh trong một trận đánh kéo dài 18 tiếng đồng hồ, với hậu quả 11 người lính Mỹ tử trận.

Kể từ khi biết ḿnh sẽ được trao huy chương ở Ṭa Bạch Ốc, ông Erevia nhận được nhiều lời chúc mừng, kể cả một lá thư từ ông MacFarland. Erevia cho biết ông đă khóc khi đọc thư của ông MacFarland

Ngoài lời chúc, ông MacFarland viết rằng ḷng ông nay đă được nhẹ nhơm “như một gánh nặng” vừa được trút bỏ. Trong lời vinh danh ông Enrevia, tổng thống đă đọc mấy ḍng chữ mà chính ông MacFarland đă viết trong một túp lều vào một ngày hè nóng bức ở Việt Nam hơn 40 năm trước.

Từ một cuộc chiến tưởng đă lùi sâu trong quá khứ đó, c̣n biết bao nỗi niềm nóng hổi dưới lớp tro tàn, kể cả những vết thương vẫn măi chưa lành của những người thuộc bên thất trận. (pq)

VD

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 04-08-2014
Reputation: 43461


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 117,760
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Medal%20of%20Honor.jpg
Views:	644
Size:	140.8 KB
ID:	597023  
Romano_is_offline
Thanks: 9
Thanked 6,134 Times in 5,122 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 31 Post(s)
Rep Power: 137 Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7Romano Reputation Uy Tín Level 7
Old 04-08-2014   #2
Diệt Chó Điên
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
Diệt Chó Điên's Avatar
 
Join Date: Jan 2013
Posts: 4,672
Thanks: 3,424
Thanked 2,722 Times in 1,405 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 636 Post(s)
Rep Power: 17
Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7
Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7Diệt Chó Điên Reputation Uy Tín Level 7
Default

http://viendongdaily.com/huy-chuong-...-drrCxTcL.html
Tác giả bài này là Phúc Quỳnh not VD= vú dẹp vú tṛn ǵ đó nhe hôn.
Diệt Chó Điên_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 10:33.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.11829 seconds with 14 queries