Sự áp đảo của đô-la và t́nh trạng áp chế tài chính - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Business News |Tin Kinh Tế


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Sự áp đảo của đô-la và t́nh trạng áp chế tài chính
Trong cuốn sách “Tiền và vốn trong phát triển kinh tế”, xuất bản năm 1973, Ronald McKinnon nói về việc các chính phủ tham gia vào việc áp chế tài chính làm cản trở phát triển. Áp chế tài chính là những biện pháp được các chính phủ sử dụng tập trung vào việc giữ tỷ lệ lăi suất thấp hơn tỷ lệ lạm phát (lăi suất thực âm) giúp các chính phủ dễ dàng phát hành trái phiếu, qua đó tạo được nguồn vốn cho ngân sách với chi phí rẻ hơn.


Ronald McKinnon
Khi đồng đô-la mất dần vị thế
Vào cuối đời, McKinnon tiếp tục nghiên cứu về một khái niệm liên quan cũng có khả năng đột phá: một bản vị kép USD – Nhân dân tệ. Theo ông, một hệ thống như vậy sẽ làm giảm bớt sự áp chế tài chính và sự phân mảnh đang làm xói ṃn sự ổn định và tăng trưởng tài chính toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là liệu các chính quyền – đặc biệt là ở Hoa Kỳ, vốn từ lâu đă được hưởng lợi từ sự thống trị toàn cầu của đồng USD – liệu có bao giờ chấp nhận một hệ thống hợp tác như thế hay không.

Quan điểm cho rằng sự thống trị toàn cầu của đồng USD đang góp phần dẫn tới t́nh trạng áp chế tài chính đại diện cho một sự chuyển đổi lịch sử quan trọng. Như McKinnon đă chỉ ra, đồng đô la đă trở thành một loại tiền tệ quốc tế chiếm ưu thế sau Thế chiến II bởi nó giúp làm giảm áp chế tài chính và sự phân mảnh ở châu Âu và châu Á, nơi mà việc lạm phát cao, tỷ lệ lăi suất thực âm và quá nhiều quy định điều tiết chiếm ưu thế.

Bằng cách sử dụng đồng đô la để neo giá và dùng tỷ lệ lăi suất của Fed làm tiêu chuẩn tham khảo xác định chi phí vốn, lập hóa đơn, thanh toán, thanh toán bù trừ, thanh khoản, và dự trữ ngân hàng trung ương, tất cả trở nên ổn định và đáng tin cậy hơn.

Chừng nào Mỹ vẫn duy tŕ được sức cạnh tranh và hiệu quả, các đồng tiền đă được neo vào đồng USD được hưởng lợi đáng kể. Đối với các nền kinh tế trong quá tŕnh chuyển đổi – như Tây Âu (1950-1960), châu Á trong thời kỳ tăng trưởng thần kỳ (1970 – 1990) và Trung Quốc (1996 – 2005) – đồng đô la cung cấp một điểm neo cho những nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô và kỷ luật tài khóa và tiền tệ mà việc chuyển đổi cấu trúc đ̣i hỏi.

Nhưng hai sự gián đoạn đă làm suy yếu những lợi ích này. Đầu tiên, vào năm 1971, Mỹ đă chấm dứt chuyển đổi USD sang vàng, mở đường cho sự nổi lên của một chế độ tỷ giá hối đoái mới, dựa trên sự thả nổi tự do tỷ giá tiền giấy.

Sau đó, đến giai đoạn “bong bóng Nhật Bản” trong những năm 1980 và 1990, mà cực điểm là việc Mỹ đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại nếu áp lực cạnh tranh của Nhật Bản đối với các ngành công nghiệp Mỹ không được giảm bớt. Với việc tỷ giá đồng Yên/USD tăng mạnh, từ 360 yên/USD thành 80 yên/USD, nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới đă trải qua hai thập kỷ giảm phát và đ́nh trệ.
Trong suốt thời gian này, McKinnon lập luận rằng, bằng cách buộc các đối tác thương mại của Mỹ phải chịu gánh nặng của việc điều chỉnh, ưu thế của đồng USD dẫn đến “tác dụng đối lập”: các nước có thặng dư thương mại như Nhật Bản, Đức, và Trung Quốc đă phải đối mặt với áp lực phải tăng giá đồng tiền của họ, điều có nguy cơ gây ra t́nh trạng giảm phát. Nếu họ không làm như vậy, chính sách tỷ giá hối đoái “định giá thấp đồng nội tệ” của họ bị chỉ trích là không công bằng.

Nhưng McKinnon không đồng ư với suy nghĩ thông thường rằng cách tốt nhất để giải quyết cuộc xung đột này sẽ là chuyển đổi sang chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt. Thay vào đó, ông đề nghị rằng các nước châu Á cần phát triển một loại tiền tệ khu vực để tạo ra sự ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh biến động của đồng đô la.

Rất lâu trước khi các thể chế Bretton Wood thừa nhận rằng kiểm soát vốn có thể là hữu ích, McKinnon đă khẳng định rằng, trong những hoàn cảnh nhất định, những sự kiểm soát như vậy có thể là cần thiết để bổ sung cho việc điều tiết thận trọng hệ thống ngân hàng.

Nhân dân tệ đang thách thức đô-la

McKinnon đặc biệt được một nhóm các nhà kinh tế Trung Quốc ủng hộ mạnh mẽ. Trung Quốc đă đạt mức tăng trưởng mạnh nhất khi đồng Nhân dân tệ được cố định tỷ giá theo đồng đô la – một hệ thống yêu cầu các cải cách kiên định và kỷ luật tài khóa nghiêm ngặt.

Sự tăng giá đều đặn của đồng Nhân dân tệ so với đồng USD – với tốc độ trung b́nh hàng năm khoảng 3% từ năm 2005 – đă giảm thặng dư tài khoản văng lai của Trung Quốc. Trong một môi trường kinh tế toàn cầu yếu kém, sự tiến bộ của Trung Quốc trong việc giải quyết sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô, trong khi vẫn duy tŕ một tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 7%, là một thành tích không nhỏ.

Nhưng sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ cũng thu hút các nhà đầu cơ carry-trade (kinh doanh dựa vào chênh lệch lăi suất), những người mua tài sản Nhân dân tệ để được hưởng lợi từ tỷ lệ lăi suất cao (đặc biệt là sau năm 2008) và lợi nhuận từ việc đồng Nhân dân tệ tăng giá. Đây là một phần lư do tại sao dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đă tăng lên rất nhanh, từ 250 tỷ USD năm 2000 lên đến 4 ngh́n tỷ USD vào năm nay.

Vấn đề, như McKinnon nhận ra, đó là các ḍng tiền nóng đầu cơ này đă và đang làm suy yếu các công cụ kinh tế vĩ mô của Trung Quốc và thúc đẩy t́nh trạng áp chế tài chính nhiều hơn bao giờ hết. Trước tiên, các nhà lănh đạo của Trung Quốc, khi nhận thấy tỷ lệ lăi suất cao sẽ thu hút ḍng vốn lớn hơn, đang ngày càng cảnh giác với việc tự do hóa lăi suất – và thậm chí cả tự do hóa tài khoản vốn.

Vấn đề càng tồi tệ hơn khi các nhà chức trách Trung Quốc thắt chặt tín dụng và điều tiết lượng cung tiền thông qua việc dung ḥa hóa (sterilization) và đặt ra yêu cầu tỷ lệ dự trữ cao đối với các khoản tiền gửi ngân hàng. Cách tiếp cận này làm suy yếu mức tăng trưởng kinh tế thực một cách đáng kể. Để ngăn chặn sự suy giảm này mà không làm tăng lăi suất quá nhiều, họ đă phải dùng đến việc nới lỏng mục tiêu tín dụng bằng biện pháp hành chính.

Việc “chèn ép Trung Quốc”, với yêu cầu từ phía Mỹ rằng đồng Nhân dân tệ phải được định giá cao hơn nữa, rơ ràng không phải là câu trả lời. Thay vào đó, Mỹ nên tập trung vào việc giảm thâm hụt ngân sách của ḿnh, qua đó tạo điều kiện cho những nỗ lực của Trung Quốc trong việc thúc đẩy tiêu dùng trong nước.

Nếu tỷ lệ lăi suất chuẩn của Fed có thể được phục hồi theo các mức xu hướng lịch sử, Trung Quốc sẽ có dư địa chính sách nhiều hơn để điều chỉnh lăi suất cho phù hợp với mô h́nh tăng trưởng của ḿnh và theo đuổi một cách có tŕnh tự việc tự do hóa tài khoản vốn của ḿnh.

Nói một cách đơn giản, thế giới cần hai nền kinh tế lớn nhất này làm việc cùng nhau để thúc đẩy sự ổn định tiền tệ toàn cầu. Cùng với nhau, Trung Quốc và Mỹ có thể làm giảm bớt áp chế tài chính, ngăn chặn các xu hướng bảo hộ, và giúp duy tŕ một nền tảng vững chắc cho sự ổn định toàn cầu.

Thật không may, tư vấn chính sách của McKinnon đă không được phổ biến giữa các nhà kinh tế ḍng chính của Mỹ và các nhà hoạch định chính sách, những người ưa thích các lợi thế chính trị ngắn hạn mà họ thu được thông qua việc nêu cao luận điệu về thị trường tự do.

Đă đến lúc các nhà lănh đạo Mỹ nhận ra rằng những ǵ cựu Bộ trưởng Tài chính Pháp Valéry Giscard d’Estaing gọi là “đặc quyền quá mức” mà sự thống trị toàn cầu của đồng đô la mang lại cho Mỹ cũng đi kèm trách nhiệm đáng kể. Rốt cuộc, ổn định tiền tệ toàn cầu là một hàng hóa công (mang lại lợi ích chung).

Lê Hồng Hiệp (theo Project Syndicate)
Nganhang

saigon75
R10 Vô Địch Thiên Hạ
saigon75's Avatar
Release: 12-08-2014
Reputation: 578


Profile:
Join Date: Dec 2006
Posts: 54,629
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	OZXThang7_.jpg
Views:	0
Size:	137.8 KB
ID:	703130  
saigon75_is_offline
Thanks: 1,521
Thanked 4,892 Times in 1,268 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 72 saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 14:53.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08764 seconds with 14 queries