USA ‘Chú ơi, máy của con đâu?’ - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Viet Oversea|Tin Hải Ngoại


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default ‘Chú ơi, máy của con đâu?’
Theo như ông Nguyễn Vũ Nhă mở đầu câu chuyện khi gặp phóng viên nhật báo tại San Jose, nơi ông đang sinh sống và làm việc cho biết ngay từ khi phải đóng cửa, nhà trường đă cung cấp máy cho các em, nhưng là những chiếc chromebook khá nhỏ, chỉ có thể nghe bài giảng và làm bài, mà từ khi tiểu bang phải đóng cửa v́ đại dịch, nhu cầu dùng máy vi tính để học sinh học ở nhà qua Zoom tăng lên, khiến tôi nghĩ đến việc tặng máy để các cháu không bị gián đoạn chuyện học tập

Ông Nguyễn Vũ Nhă, người chuyên tân trang máy vi tính tặng học sinh. (H́nh: Đoan Trang)

Được ủng hộ v́ làm “chuyện có lư”

Ông Nhă cho biết ngay từ khi phải đóng cửa, nhà trường đă cung cấp máy cho các em, nhưng là những chiếc chromebook khá nhỏ, chỉ có thể nghe bài giảng và làm bài.

“May sao lúc đó, tôi có sẵn khoảng 100 chiếc máy dư, tuy là máy xài rồi nhưng không quá cũ,” ông Nhă kể. “Tôi đem máy về tân trang, và nghĩ sao không đem tặng, để các cháu c̣n lên các trang web hay Google t́m hiểu và đọc thêm tài liệu chứ!”

Một trăm chiếc máy vi tính thuộc dạng “đầu thừa, đuôi thẹo” này là do ông có sẵn trong suốt thời gian làm việc cho công ty IT Infrastructure về hạ tầng cơ sở của trung tâm dữ liệu (database center). Máy th́ thiếu bàn phím, con chuột, máy có bộ nhớ kém, hoặc thiếu luôn hardware.

Muốn tặng các cháu th́ máy phải chạy tốt. Ông bỏ tiền túi, mua thêm các phần bị thiếu, rồi tân trang cho máy chạy chương tŕnh Window10 thay v́ Window7.

Máy có rồi, ông Nhă không biết làm sao để tặng cho các cháu có nhu cầu thật sự. Thấy nhóm Người Việt ở San Jose có nhiều thành viên, nên ông Nhă lên và “rao” xem có học sinh nào cần th́ gặp ông lấy máy về dùng.

Một trăm máy tính đầu tiên bay cái “vèo” chỉ trong nháy mắt. Ông chợt nhận thấy nhu cầu của các cháu sinh viên, học sinh cần máy để dùng là rất lớn.

Ông Nhă trao máy vi tính cho các em học sinh trước một trong hai chiếc xe cổ của ông. (H́nh: Nguyễn Vũ Nhă cung cấp)

Thay v́ máy vi tính ở công ty bỏ đi lăng phí, ông Nhă lại đem về, lại h́ hục sửa chữa, tân trang và đem tặng.

Làm một ḿnh không xuể, ông “tuyển” thêm một người cũng làm việc không lương, tới giúp tân trang máy móc để ông kịp đem đi tặng.

Một hôm, ông nhận được điện thoại của một sinh viên gọi tới xin laptop.

“Tôi hỏi cặn kẽ xem có đúng là cháu cần thật hay không,” ông nói. “Và khi biết đó là một cậu sinh viên nghèo, tôi trả lời liền: ‘OK, hai tiếng nữa con tới gặp chú lấy máy.’ Rồi tôi chuẩn bị cho cháu một chiếc laptop khá mới. Cháu tới, mua cho tôi ổ bánh ḿ và ly cà phê. Khi cháu về, tôi giở gói bánh ḿ ra th́ thấy có hai ổ, mà một ổ đă bị cắn dở dang. Tôi gọi, th́ cháu đă chạy tới xa lộ, trả lời: ‘Chú ơi con trễ giờ học rồi, chú ăn giúp con bánh ḿ. Con xin lỗi.’ Thấy thương quá, tôi dặn cháu: ‘Ừ, lái xe cẩn thận nhe con!’ Tôi dặn cháu, như dặn đứa con gái, mỗi lần cháu về thăm tôi.”

Mỗi chiếc “máy cũ mà chạy tốt” như những chiếc ông Nhă đem tặng, có trị giá khoảng $250/chiếc.

“Sau này tôi hết máy bàn (desktop) các mạnh thường quân thấy tôi làm chuyện ‘có lư’ nên đem cho tôi máy cũ để tôi sửa, tân trang, hoặc có người cho tiền để tôi mua máy,” ông Nhă cho biết.

Mẹ của Soeur Diễm Liên nhận máy giùm con gái. (H́nh: Nguyễn Vũ Nhă cung cấp)

Chỉ từ Tháng Tư đến nay, ông Nhă giúp được cho khoảng 700 học sinh, sinh viên có máy dùng, kể cả desktop, máy xách tay (laptop) và cả máy in.

Nước mắt đàn ông

Ông Nhă có người bạn là nhạc sĩ Trần Chí Phúc. Thấy ông Nhă tặng máy cho học sinh, ông Phúc nói máy vi tính th́ giá ở đâu cũng bằng nhau, nhưng thu nhập của người ở miền Nam thấp hơn Bắc California, nên nói ông Nhă hăy tặng máy cho các cháu ở Orange County.

Ông Nhă quyết định “Nam tiến.”

Ở San Jose th́ dễ, chứ dưới Orange County, ông Nhă không biết quảng bá thế nào. Nhạc sĩ Trần Chí Phúc nhờ nhật báo Người Việt đăng bản tin “quảng cáo.”

“Bài đăng lên, có 50 cháu gọi cho tôi, thế là tôi tức tốc chuẩn bị 50 chiếc máy, rồi lái xe xuống tặng cho các cháu, ngay tại trụ sở báo Người Việt,” ông Nhă kể.

Từ đó đến nay, ông Nhă c̣n làm thêm được ba đợt tặng máy cho học sinh vùng Orange County, tổng cộng 80 laptop và 120 desktop.

Ông Nhă tâm sự, chỉ khi làm công việc giúp người này, ông mới thấy trên cuộc đời này có quá nhiều người khốn khó.

Một lần nọ, khi ông Nhă đem máy xuống Orange County để tặng, có người đến nhận, nhưng không phải sinh viên, mà là một phụ nữ. Hỏi ra, ông mới biết người xin là cô gái 22 tuổi, nhưng nhờ mẹ đi nhận giùm.

Sư cô Tuệ Hương vui mừng nhận được chiếc máy do ông Nhă gửi tặng. (H́nh: Nguyễn Vũ Nhă cung cấp)

Cô gái không muốn “lộ diện” v́ đang phải ngồi xe lăn. Mẹ cô kể, sau lần gặp tai nạn “hit and run” (người gây tai nạn bỏ chạy), con bà bị thương tích nặng, liệt nửa người, rồi mắc thêm chứng trầm cảm.

“Biết chuyện, tôi đă không cầm được nước mắt,” ông Nhă nói.

Trước đó, con bà cũng có máy để xài, nhưng có một lần, v́ quá giận dữ, cô cầm chiếc laptop quăng đi. Máy hư.

“Sau khi người mẹ đến nhận máy về, cô gái gọi điện thoại cho tôi cảm ơn,” ông Nhă kể. “Cô bé xin lỗi v́ không trực tiếp đến nhận máy, dù nhà chỉ cách chỗ tôi trao máy không xa, ở Santa Ana.”

Ông Nhă có nhiều máy để tặng là do có các mạnh thường quân giúp một tay. Nhưng cũng có khi chẳng có “tay” nào giúp.

Lúc tiền sắp hết, ông Nhă chợt nhớ tới hai chiếc xe cổ “trùm mền” trong nhà.

“Hai chiếc xe cổ này rất có giá trị, nên nhiều người thích chụp h́nh,” ông Nhă kể. “Tôi rao trên Facebook là v́ cần tiền mua máy cho các em học sinh, nên ai có nhu cầu chụp h́nh xe cổ, tôi lấy lệ phí $200 cho hai tiếng, muốn chụp bao nhiêu kiểu th́ chụp.”

“Ra giá” là vậy, nhưng có nhiều người không trả đúng số tiền ông quy định, mà c̣n đưa nhiều hơn mấy lần như thế – một cách để họ chung tay góp sức với ông.

Ai không có tiền th́ tặng… xe. Đó là trường hợp cô Lan ở San Jose. Nhận thấy xe cũ cần phải sửa, ông Nhă bàn với cô Lan là sẽ sửa xe, bán đi, rồi lấy tiền mua máy vi tính cho học sinh.

Ông Nhă bên chiếc xe cổ giúp ông “kiếm tiền” mua máy vi tính tặng học sinh, sinh viên. (H́nh: Nguyễn Vũ Nhă cung cấp)

Xe sửa xong, ông bán được $2,500. Cô Lan lấy lại $1,000 tặng cho một học sinh bên Texas có hoàn cảnh nghèo khó cần giúp đỡ. Số tiền $1,500 c̣n lại, ông Nhă bỏ thêm tiền túi, mua 14 máy cũ, tặng được cho 14 em học sinh.

“Chuyện này mới khiến tôi xúc động,” ông Nhă kể tiếp. “Một cô sống bằng nghề đưa cơm tháng, chạy Uber. Dịch bệnh không chạy Uber được, cô nắn tượng đem bán lấy tiền sinh sống. Một hôm, cô đưa tôi $100 góp vô để tôi mua máy. Tôi không nhận v́ thấy cô nghèo, nên ‘viện cớ’ $100 th́ không mua được ǵ cả. Một tuần sau cô trở lại, tặng tôi bịch trái cây. Khi cô về, tôi mở ra thấy một bao thơ có $1,000. Sau đó cô tâm sự đó là số tiền cô dành dụm pḥng khi cần đến, rồi nói với tôi ‘đây là lúc em cần đến.’ Tôi đă khóc v́ tấm ḷng cao đẹp của cô.”

Trăn trở và làm theo cảm xúc

Không chỉ học sinh, sinh viên, những “vị khách đặc biệt” của ông Nhă c̣n có cả sư cô và nữ tu (soeur).

“Sư cô Tuệ Hương đang học ở Santa Ana mà máy bị hư. Sư cô nhắn cho tôi. Tôi nghĩ: Con của Phật mà kêu ḿnh th́ không thể từ chối. Thế là tôi lo cho sư cô một cái máy. Máy mới luôn nhe. Sư cô mừng lắm,” ông Nhă kể.

“Cách đây ba tuần, soeur Diễm Liên đang theo học ở một tu viện bên Texas. Máy hư lâu rồi mà chưa đủ điều kiện mua máy mới, soeur nhờ tôi giúp. Qua điện thoại, giọng nói soeur thánh thót như tiếng chuông nhà thờ ở làng quê Phụng Du của tôi năm nào. Soeur như một Thiên Thần. Tôi liền chạy lo ngay cho soeur một bộ máy, mang đến giao cho mẹ của soeur, nhờ bà chuyển giùm. Người mẹ cười tươi, hănh diện v́ có đứa con đang phụng sự việc Chúa. Và tôi cũng rất vui!”

Một học sinh nhận được laptop do ông Nhă tặng. (H́nh: Nguyễn Vũ Nhă cung cấp)

Ông Nhă thường kết hợp các chuyến công tác, hội họp ở Orange County để tặng máy cho học sinh.

“Nếu có cuộc họp ở Orange County vào Thứ Sáu, tôi thường xin dời qua Thứ Hai, để Thứ Bảy tôi lái xe từ San Jose xuống. Chủ Nhật tôi phát máy. Thứ Hai họp xong tôi về. Nhưng nhiều lúc không họp hành ǵ, mà cứ nghe cháu nào ‘réo’: ‘Chú ơi, máy của con đâu?’ là tôi lại nóng ruột, rồi vội vàng sắp xếp để lái xuống đưa máy cho cháu,” ông Nhă kể.

Ông Nhă không nhận những chuyện ḿnh làm là “việc thiện.”

Ông cho biết: “Khi các nơi phải đóng cửa v́ đại dịch, những người có kỹ năng, có nghề, c̣n được giữ làm việc, chứ người làm ở nhà hàng, cơ sở dịch vụ, đều bị thất nghiệp hết. Khi ấy tài chánh kiệt quệ, không có tiền lo cho con cái, cuộc đời các cháu bé sẽ đi về đâu?”

“Nhiều bố mẹ không có đủ $300 để mua máy cho con, nghĩ tới là thấy thương các cháu. Đó là điều tôi trăn trở và làm theo cảm xúc của ḿnh, chứ tôi không phải làm thiện nguyện ǵ cả,” ông thổ lộ.

Ông Nhă tận tâm giúp đỡ mọi người, nhất là các bạn trẻ đang c̣n đi học, v́ như lời ông giải thích: “Nhiều cháu sinh viên nhận máy xong, cảm ơn và hứa với tôi rằng ‘nếu học không nên người, con không nh́n mặt chú.’ Tội nghiệp, chuyện tôi làm có tí xíu à, vậy mà các cháu vẫn quư và hứa những điều tốt lành, khiến tôi cảm động vô cùng.”

Mấy tháng học sinh, sinh viên nghỉ Hè, ông Nhă không được “xả hơi” mà thậm chí c̣n bận rộn hơn, v́ phải đi thu mua máy cũ.

“Tháng Tám là lúc các cháu vào học, nên tôi phải kiếm máy từ bây giờ, đem về sửa chữa, tân trang, kịp tặng cho các cháu trước ngày tựu trường,” ông nói.

Các em học sinh, sinh viên có nhu cầu dùng desktop, laptop trong việc học tập, hăy điện thoại cho ông Nguyễn Vũ Nhă qua số (408) 621-8154. [đ.d.]

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 06-25-2021
Reputation: 67718


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 139,608
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	0
Size:	289.8 KB
ID:	1816474   Click image for larger version

Name:	2.jpg
Views:	0
Size:	474.5 KB
ID:	1816475   Click image for larger version

Name:	3.jpg
Views:	0
Size:	697.2 KB
ID:	1816476   Click image for larger version

Name:	4.jpg
Views:	0
Size:	495.7 KB
ID:	1816477  

Click image for larger version

Name:	5.jpg
Views:	0
Size:	244.4 KB
ID:	1816478   Click image for larger version

Name:	6.jpg
Views:	0
Size:	650.0 KB
ID:	1816479  
vuitoichat_is_offline
Thanks: 11
Thanked 12,800 Times in 10,205 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 159 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 19:28.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.12328 seconds with 14 queries