Việt Nam sở hữu loài gỗ quý chỉ 3 nước có: ‘Cơn sốt’ săn lùng tràn qua để lại 2 quần thể duy nhất sống sót - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Vietnam News | Tin Việt Nam


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Việt Nam sở hữu loài gỗ quý chỉ 3 nước có: ‘Cơn sốt’ săn lùng tràn qua để lại 2 quần thể duy nhất sống sót
Đây là loài cây rừng quý hiếm, xuất hiện hơn 10 triệu năm trước và… sinh cùng thời với khủng long ở “kỷ băng hà”.

Trên thế giới chỉ 3 nước có

Theo Từ điển dược học của Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Mỹ (NCBI) , thủy tùng hay thông nước (tên khoa học: Glyptostrobus pensilis) là loài thực vật duy nhất còn tồn tại thuộc chi Glyptostrobus và được xem như hóa thạch sống của ngành hạt trần, xuất hiện cùng thời với bách xanh cổ cách đây khoảng 10 triệu năm.

Hiện nay trên phạm vi toàn thế giới, cây thủy tùng chỉ còn rải rác ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), tỉnh Khăm Muộn (Lào) và tỉnh Đắk Lắk (Việt Nam). Tại Việt Nam, chỉ còn 2 quần thể thủy tùng tự nhiên duy nhất tập trung tại huyện Ea H’Leo và Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk.

Việt Nam cũng là nước duy nhất trên thế giới có quần thể thủy tùng tự nhiên với 162 cây, trong đó, huyện Ea H’Leo 142 cây, Krông Năng 19 cây và thị xã Buôn Hồ 1 cây.

Theo các tài liệu lưu trữ, thủy tùng trung bình có thân cao đến trên 30m, đường kính thân trên 0,6-1m, vỏ dày, hơi xốp, có mùi thơm, thớ mịn, không bị mối mọt, nứt nẻ, cong vênh, dễ gia công nên được sử dụng làm nhà, đồ dùng cao cấp trong gia đình, đồ mỹ nghệ.

Tuy nhiên hiện nay, do nhiều yếu tố nên không một cây thủy tùng con nào sinh trưởng và phát triển, khiến thủy tùng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Để thấy rõ mức độ “đang bị đe dọa” của loài cây này thì theo thống kê của báo Đắk Lắk, trước đây quần thể thủy tùng Ea Ral (huyện Ea H’Leo) có 219 cây, quần thể Trấp K’sơr (huyện Krông Năng) có 31 cây, huyện Krông Búk có 5 cây và thị xã Buôn Hồ có 1 cây.

Gây sốt vì lời đồn “chữa bách bệnh”

Theo cổng thông tin nghiên cứu Research Gate , không chỉ là cây gỗ quý, thủy tùng còn là một loài cây có tác dụng chữa bệnh. Tại Trung Quốc, thủy tùng được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị tăng huyết áp, viêm da, viêm khớp dạng thấp và bỏng nước.

Người Trung Quốc cũng quan nhiệm rằng, nhà có đồ gỗ làm bằng thủy tùng thì ngôi nhà sẽ có sinh khí, tránh được bệnh tật, xua đuổi tà ma, giúp gia chủ bình an. Cũng chính vì lý do này mà người ta thường dùng thủy tùng để tạc tượng thờ hoặc lục bình.

Tại Việt Nam, giai đoạn 2009-2010, “cơn sốt” thủy tùng dâng cao, hàng nghìn người đổ về Đắk Lắk săn lùng loài cây quý. Theo báo Người lao động, nguyên nhân là bởi trong một game show truyền hình giữa năm 2009, cây thủy tùng bỗng được giới thiệu sai lệch như một loại “thần dược” có thể chữa bách bệnh, trị cả ung thư. Thông tin này đã khiến dòng người ùn ùn kéo tới hồ Ea Ral để tìm kiếm thủy tùng.

Vào những năm đầu thập niên 1980, do phải nhường diện tích để xây đập nước Ea Ral, nhiều cây thủy tùng đã bị chặt bớt nên gỗ còn sót lại dưới lòng hồ khá nhiều.



Những người đi săn sẽ dùng cây sắt mảnh nhọn, dài khoảng 3m để xăm tìm gỗ. Khi xăm được thủy tùng, người ta sẽ lặn xuống để xác định chiều cao và đường kính khúc gỗ, sau đó thay phiên nhau cưa. Nếu là gỗ lớn, đường kính khoảng 80cm thì có khi phải lặn cưa mất mấy ngày. Quá trình cưa và đưa gỗ vào bờ có khi mất cả chục ngày đối với những cây gỗ thủy tùng lớn.

“Cơn sốt” về khả năng chữa bách bệnh của thủy tùng, kèm theo thú chơi cây quý của các đại gia khiến loài cây này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Giá thủy tùng cũng bị đẩy lên rất cao khi người người, nhà nhà đua nhau săn lùng cây quý.

Ghi nhận ở thời điểm 2019-2010 cho thấy, một mét khối gỗ thủy tùng có giá từ 150 triệu đồng trở lên, một cặp lộc bình cao chừng gang tay đã có giá 3-4 triệu đồng, loại cao 1,6 mét, đường kính 45-50cm có giá 60 đến 70 triệu đồng…

Đến nay, những cây thủy tùng còn sót lại ở hai huyện Ea H’leo, Krông Năng và thị xã Buôn Hồ được xem là báu vật, “có cả núi tiền cũng không mua nổi”.

Việt Nam nhân giống thành công, bảo vệ ‘báu vật’ vô giá

Trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao của thủy tùng, các cơ quan quản lý của Việt Nam và các viện nghiên cứu đã tiến hành nhiều biện pháp để bảo vệ, cũng như nhân giống loài cây này.

Năm 2007, báo Tiền Phong đưa tin, lần đầu tiên các nhà khoa học Việt Nam đã thành công với việc nhân giống trong ống nghiệm đối với thủy tùng, tăng cơ hội tồn tại cho loài cây quý. Trước đó, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm sinh đã tiến hành giâm cành để tạo giống thủy tùng trong nhiều năm nhưng kết quả rất hạn chế.

Sau một năm rưỡi dày công tiến hành các thí nghiệm phức tạp, đến giữa năm 2007, mầm rễ đầu tiên bắt đầu nhú ra trong sự vui mừng khôn xiết của các nhà khoa học.

Bên cạnh đó, vào năm 2011, UBND tỉnh Đắk Lắk đã phê duyệt dự án bảo tồn loài cây quý. Tháng 8/2012, Ban Quản lý Khu bảo tồn sinh cảnh thủy tùng đã được thành lập, các cán bộ trong ban túc trực canh giữ 24/24 giờ để bảo vệ 2 quần thể thủy tùng duy nhất còn sót lại.

Trung tâm Lâm Nghiệp Nhiệt đới Gia Lai thì nghiên cứu phương pháp ươm hom thủy tùng. Từ cuối năm 2015, nhóm nghiên cứu của Trung tâm đã nhân giống được khoảng 1.000 cây và tiến hành trồng thử nghiệm 200 cây tại Đắk Lắk, cũng như Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Kon Hà Nừng (Gia Lai). Tuy nhiên, do phần lớn các cây thủy tùng còn lại trong tự nhiên đều đã già cỗi, sức sinh trưởng kém nên việc thu hái hom phù hợp cho giâm hom gặp nhiều khó khăn.

Một phương pháp khác là nhân ghép trên cây bụt mọc, do TS. Trần Vinh - Quyền Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên nghiên cứu thành công, đã được trồng thử nghiệm tại 3 tỉnh Đắk Lắk, Bình Phước, Lâm Đồng.

Theo ghi nhận của báo Đắk Lắk vào tháng 4/2022, các cây thủy tùng được ghép chồi theo phương pháp này đang phát triển tốt. Số cây thủy tùng do do TS. Trần Vinh ghép trên cây bụt mọc trồng tại Trạm Trấp K’so đã có chiều cao trên 5m, đường kính từ 15-25cm.

VietBF@ Sưu tập

therealrtz
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 07-29-2023
Reputation: 33406


Profile:
Join Date: Nov 2014
Posts: 79,147
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Screenshot 2023-07-29 at 15.53.06.jpg
Views:	0
Size:	113.5 KB
ID:	2249912  
therealrtz_is_offline
Thanks: 22
Thanked 6,261 Times in 5,572 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 25 Post(s)
Rep Power: 90 therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7
therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7therealrtz Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 14:53.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09643 seconds with 14 queries