Siêu băo Harvey đă gây nhiều thiệt hại về người và của. Cộng đồng người Việt ở Houston cũng bị ảnh hưởng. Nhiều người Việt bị băo Harvey không mua bảo hiểm, phải xin FEMA giúp.

Ông Vũ Chí Công (thứ hai từ phải) và các thiện nguyện viên giúp điền đơn xin FEMA trợ cấp.
Sáng Thứ Năm, 31 Tháng Tám, số lượng người Việt đến xin nghỉ qua đêm tại nhà thờ giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Houston, giảm hẳn xuống v́ nước đă rút đi nhiều, nhưng số người đến nhờ giúp điền đơn xin Cơ Quan Cứu Trợ Khẩn Cấp (FEMA) trợ giúp tăng hẳn lên.
Đối với đa số nạn nhân băo Harvey, FEMA, cái tên c̣n xa lạ mới vài ngày trước, bỗng trở thành một niềm hy vọng hết sức lớn lao.
Ông Vũ Chí Công, chánh văn pḥng giáo xứ, đại diện nhà thờ đảm trách việc này, nói với nhật báo Người Việt: “FEMA là một cơ quan có chức năng trợ giúp những nạn nhân của những vụ thiên tai lớn, như trận băo Harvey.”
“Đa số những người đến đây nhờ chúng tôi giúp điền đơn đều không có bảo hiểm lũ lụt. Họ gồm đủ mọi thành phần, ở mọi mức thu nhập khác nhau. Điểm giống nhau là lỗi không phải của họ là không mua bảo hiểm lụt trong bảo hiểm nhà,” ông nói thêm.
Theo ông Công, ngay trước mắt, FEMA chỉ có thể trợ giúp cho nạn nhân lũ lụt không bảo hiểm bằng cách cấp phiếu đi xe buưt, phiếu ở khách sạn, và phiếu mướn xe để phần nào đưa họ trở lại sinh hoạt thường nhật như đi làm, đi chợ.
“Trận băo Harvey này ảnh hưởng tới 18 quận hạt ở Houston và đài truyền h́nh chỉ biết rằng hiện giờ có ít nhất 500,000 xe hơi đang nằm trong nước lụt,” ông nói. “FEMA phối hợp cùng thành phố Houston để hỗ trợ những nạn nhân này.”
Cô Christina Vơ, một người đang ngồi chờ được giúp đỡ điền đơn, nói: “Tôi không biết sẽ được FEMA giúp đỡ như thế nào và giúp đỡ bao nhiêu nhưng vẫn phải hy vọng v́ cả nhà lẫn tiệm làm tóc của tôi cùng bị thiệt hại nặng nề.”
Cô vừa về thăm nhà và tiệm buổi sáng, và chạy ngay ra nhà thờ để xin trợ giúp v́ một ḿnh cô không thể nào lo nổi chuyện sửa sang cho tiệm hoặc nhà nổi.
Cô giải thích: “Ngân hàng không bắt mua bảo hiểm lụt lội nên tôi không mua. Tôi chưa thấy ai có bảo hiểm này cả.”

Những nạn nhân không có bảo hiểm lũ lụt.
Bà Lê Kim Hoa nói: “Tôi ở đây 35 năm rồi. Năm nay tôi 42 tuổi mà chưa hề nghe nói tới bảo hiểm lụt ở vùng này. Ở các vùng xa hơn th́ thỉnh thoảng có nghe. Mấy khu đó, nhà băng bắt họ phải mua (bảo hiểm lũ lụt). Khu tôi th́ tuyệt nhiên không ai bắt hết.”
Rồi bà so sánh: “California là xứ động đất mà cả bốn người anh tôi ở đó đâu có ai bị nói ǵ tới bảo hiểm động đất đâu.”
Ông Trần Hữu Quư nói: “Sau trận lụt ở Huoston năm 2016, thành phố Houston đă có nhiều cải tổ về hạ tầng cơ sở để pḥng chống lụt. Không ai ngờ lại có chuyện này xảy ra tại đây. Ngay cả ngân hàng cũng không ngờ nên họ mới không bắt ai phải có bảo hiểm lụt cho nên tụi tôi mới lâm vào t́nh trạng không bảo hiểm này.”
Ông Lương Quang Sang nói về t́nh trạng của ḿnh: “Tôi có hai căn nhà cùng bị ngập tới tầng trên, cả ba cái xe cùng trở thành phế liệu. Xe th́ chỉ có bảo hiểm để lái thôi. Nhà th́ cũng như tất cả các vị ở đây, không ai bảo tôi phải mua cả. Mà cả hai căn cũng chưa trả hết nên chỉ c̣n biết trông mong vào FEMA mà thôi. Không th́ tôi sạt nghiệp luôn. Tôi là công chức th́ không có cách chi mà xoay sở được.”
Ông cho biết căn nhà thứ hai ông phải làm chủ là do bà vợ cũ, sau khi được ṭa bắt ông phải nhường cho bà và đứa con 11 tuổi. Sau đó bà đổi ư không thèm nhận làm ông phải bất đắc dĩ phải nhận mà chưa kịp bán.
Theo những thông tin chưa chính thức, FEMA có thể đền bù cho mỗi căn nhà tối đa là $20,000 để sửa chữa.
Tuy nhiên, ông Công không thể bảo đảm được sự chính xác của nguồn tin này.
Ông nói: “Ngay bây giờ, FEMA chỉ chú trọng đến việc giải quyết việc cấp bách trước mắt thôi. Chuyện bồi hoàn bao nhiêu, tôi không biết họ đă nghĩ đến chưa, hoặc bao giờ mới bắt đầu chuyện này.”