Tờ báo Apple Daily trước đó đă có bài viết ủng hộ biểu t́nh Hong Kong. Chủ sở hữu Apple Daily, tỷ phú Hồng Kông Lê Trí Anh (Jimmy Lai), người thường có những phản biện thẳng thắn đối với các chính sách của Bắc Kinh đă bị bắt với những cáo buộc tụ tập biểu t́nh trái phép vào năm 2019, cùng cáo buộc đe dọa một phóng viên vào năm 2017.

Ông Lê Trí Anh hô to khẩu hiệu khi bị cảnh sát bắt bên ngoài trụ sở chính phủ Hồng Kông.
Ông trùm truyền thông Lê Trí Anh bị bắt vào sáng 28/2 v́ tham gia một cuộc tụ tập trái phép trong thời gian biểu t́nh chống chính phủ tại Hồng Kông vào ngày 31/8 năm ngoái. Ngoài ra, ông c̣n bị cáo buộc đe dọa một phóng viên tại một sự kiện vào năm 2017. Trước đó, tỷ phú 72 tuổi này đă bị chính phủ đặc khu đưa vào tầm ngắm khi liên tục ủng hộ phe dân chủ.
Ông Lê Trí Anh là người sáng lập ra hăng thông tấn Apple Daily cùng các cựu chính trị gia Lư Trác Nhân (Lee Cheuk-yan) và Dương Sâm (Yeung Sum). Hai người này cũng bị bắt vào sáng 28/2 với tội danh tham gia vào cuộc tuần hành ngày 31/8/2019, một trong những cuộc biểu t́nh rầm rộ được tổ chức trong thời kỳ bất ổn của Hồng Kông v́ dự luật dẫn độ.
Ông Lê Trí Anh, Lư Trác Nhân và ông Dương Sâm được thả vào trưa 28/2, sau khi bị giam giữ tại các đồn cảnh sát khác nhau từ lúc 7 giờ sáng cùng ngày.
Họ bị buộc tội cố ư tham gia tụ tập trái phép vào ngày 31/8, vi phạm quy định về Trật tự Công cộng. Các luật sư cho biết, động thái buộc tội bộ ba này có thể là trường hợp thử nghiệm cho các vụ bắt giữ trong tương lai. Hơn 6.000 người đă bị bắt liên quan đến các cuộc biểu t́nh chống chính phủ nổ ra vào tháng 6 năm ngoái, bao gồm nhà hoạt động cấp cao Hoàng Chi Phong và một số nhà hoạt động dân quyền khác.
Ngoài ra, ông Lê Trí Anh cũng bị cáo buộc đă dùng lời lẽ đe dọa một phóng viên của tờ Oriental vào ngày 4/6/2019 tại công viên Victoria, vịnh Causeway. Tờ báo đối thủ của Apple Daily cho biết nhà báo của họ đă báo cáo vụ việc với cảnh sát và gửi 17 lá thư lên Bộ Tư pháp.
Cảnh sát cũng được lệnh khám xét nhà riêng của bộ ba vào sáng 28/2 để thu thập quần áo họ đă mặc vào ngày diễn ra cuộc biểu t́nh.
Ông Lê Trí Anh đă không trả lời các câu hỏi nào của phóng viên khi rời khỏi đồn cảnh sát thành phố Cửu Long, nhưng phụ tá và các đồng minh của ông đă phản kháng rất dữ dội tại thời điểm ông bị bắt giữ.
“Với tất cả những ǵ Hồng Kông đang phải đối mặt, với tất cả những rắc rối mà thành phố của chúng ta đang gặp phải, làm sao có thể bắt giữ 3 người này một cách tùy tiện như vậy, Bắc Kinh và chính phủ muốn tạo căng thẳng sao?”, Mark Simon, giám đốc của Lai Digital Next Group nói, đồng thời đề cập đến sự bùng phát của dịch Covid-19 trong thời gian qua.
Ông Dương Sâm cho biết ông không hối tiếc khi bị bắt giữ và kết tội nhưng bày tỏ lo ngại sẽ có thêm nhiều vụ bắt giữ hơn nữa.
“Tự do biểu t́nh là một quyền cơ bản, đặc biệt là khi chúng ta không có quyền dân chủ đầy đủ. Tôi nghĩ rằng chính phủ nên tập trung vào việc chống lại dịch bệnh, nhưng có vẻ họ sẽ không buông tha cho những ǵ đă xảy ra năm ngoái,” ông Dương chia sẻ
Ông nhấn mạnh rằng cuộc biểu t́nh diễn ra trong ḥa b́nh, những người tham gia chỉ hát những bài thánh ca và hô khẩu hiệu.
Nhà lập pháp và thành viên Đảng Dân chủ Andrew Wan Siu-kin cũng cho rằng:“Ba Người họ thậm chí không phải là người tổ chức. Đây rơ ràng là cuộc đàn áp chính trị”.
Tuy nhiên, quyền giám đốc cấp cao Wong Tung-kwong quản lư tội phạm khu vực đảo Hồng Kông lại cho rằng, cảnh sát đă bắt giữ 3 người đàn ông Hồng Kông trong độ tuổi từ 63 đến 72 v́ nghi ngờ tham gia một cuộc tụ tập trái phép tại Wan Chai vào ngày 31/8 năm ngoái, trong khi một trong số họ cũng đă bị bắt giữ trong một vụ án hăm dọa h́nh sự trên đảo Hồng Kông vào ngày 4/6/2017. Nhưng Wong không hé lộ chi tiết về ba nghi phạm.
Một nguồn tin cảnh sát cho biết: “Những ǵ xảy ra ngày hôm đó là một cuộc diễu hành. Người dân đang diễu hành trên đường phố. Đó không phải là một cuộc tụ tập công cộng cũng không tập hợp như được trích dẫn trong luật nêu trên. Hơn nữa, chúng tôi đă nhận được tư vấn pháp lư từ Bộ Tư pháp, họ đă bật đèn xanh cho các vụ bắt giữ”.
Luật sư h́nh sự Billy Li On-yin cho biết bộ ba bị buộc tội có thể là một trường hợp thử nghiệm, răn đe những ai dám tham gia các cuộc biểu t́nh tương tự.
Sau khi cảnh sát Hồng Kông bắt giữ tỷ phú Lê Trí Anh cùng hai nhà hoạt động dân chủ khác, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đă bày tỏ sự lo ngại: “Chúng tôi hy vọng chính quyền Hồng Kông không vận dụng pháp luật một cách có tính toán cho các mục đích chính trị, và xử lư các vụ việc một cách công bằng và minh bạch”, bà Morgan Ortagus, phát ngôn viên của Bộ nói.
Phong trào phản đối Dự luật dẫn độ bắt đầu từ ngày2 3/4/2019 và sau đó nhanh chóng biến thành một phong trào rộng hơn được thúc đẩy bởi các cáo buộc về sự tàn bạo của cảnh sát và yêu cầu nhiều quyền dân chủ hơn.
Được biết, Lê Trí Anh là một ông trùm xuất bản nổi tiếng với phong cách kinh doanh bị chính quyền Trung Quốc coi là “nổi loạn” và thường có những hoạt động chống Bắc Kinh đăng trên Apple Daily. Trước đó, ông cũng tham gia vào các cuộc biểu t́nh “Cách mạng ô dù” ở Hong Kong năm 2014 và là người ủng hộ mạnh mẽ các cuộc biểu t́nh đ̣i dân chủ gần đây.