Sau khi có tiếp xúc với người nhiễm nCoV, bộ trưởng Quốc pḥng Na uy đă tự cách ly. Bộ trưởng Quốc pḥng Na Uy Frank Bakke-Jensen quyết định tự cách ly sau khi tiếp xúc với người nghi nhiễm nCoV.
"Tôi đă áp dụng biện pháp đề pḥng, tự cách ly sau khi phát hiện một trong những người tôi từng gặp đang có triệu chứng nhiễm nCoV và phải xét nghiệm", Bộ trưởng Quốc pḥng Na Uy Frank Bakke-Jensen hôm nay thông báo, thêm rằng ông chưa có dấu hiệu mắc Covid-19.

Bộ trưởng Bakke-Jensen hồi năm 2019. Ảnh: Bộ Quốc pḥng Na Uy.
Ông đă bắt tay với nhiều người vừa trở về từ Italy trong một cuộc họp ở thành phố Bergen, tây nam Na Uy hồi tuần trước. Bộ trưởng Bakke-Jensen đă hủy mọi chuyến công tác và những cuộc họp trong thời gian sắp tới, trong khi những người từng tiếp xúc với ông cũng được kiểm tra kỹ.
Thủ tướng Na Uy Erna Solberg cho biết quá tŕnh cách ly của Bộ trưởng Bakke-Jensen sẽ phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm của người bắt tay với ông.
Một số lănh đạo quân đội khác ở châu Âu cũng đang phải thực hiện các biện pháp đề pḥng do nCoV. Tư lệnh lục quân Đan Mạch Michael Lollesgaard và một chỉ huy thuộc Bộ tư lệnh Pḥng thủ nước này đă bị cách ly sau khi tiếp xúc với Tham mưu trưởng lục quân Italy Salvatore Farina trong cuộc họp của NATO tại Đức hồi tuần trước.
Tướng Farina dương tính với nCoV và đang cách ly tại nhà, trở thành sĩ quan cấp cao nhất của quân đội Italy mắc Covid-19.
Tướng Christopher Cavoli, tư lệnh Lực lượng Lục quân Mỹ tại châu Âu (USAREUR), cùng một số thành viên cơ quan tham mưu cũng có thể đă bị phơi nhiễm nCoV trong một cuộc họp gần đây, buộc ông phải "tự giám sát" và điều hành công việc từ xa.
Một quan chức Mỹ cho biết trung tướng Cavoli bị nghi nhiễm nCoV sau khi họp với các tư lệnh lục quân ở Wiesbaden, Đức hồi tuần trước. Một trong những quan chức quân sự nước ngoài tại cuộc họp sau đó được xác nhận nhiễm nCoV. H́nh ảnh cuộc họp cho thấy Cavoli ngồi cạnh một sĩ quan quân đội Italy.

Tư lệnh lục quân các nước châu Âu trong cuộc họp ở Wiesbaden hôm 6/3. Ảnh: US Army.
Covid-19 khởi phát tại Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc tháng 12/2019, tới nay đă xuất hiện tại 119 quốc gia, vùng lănh thổ. Dịch bệnh đă khiến hơn 119.000 người nhiễm, 4.300 người tử vong.
Italy hiện là vùng dịch lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc đại lục, với hơn 10.000 ca nhiễm và 631 trường hợp tử vong. Na Uy và Đan Mạch ghi nhận số ca nhiễm lần lượt là 401 và 262, chưa có người tử vong.