Tiếng cười thời dịch ṛn vang trong phim "Những ngày không quên". Dàn sao "Về nhà đi con" tái xuất trong bộ phim này. Series "Những ngày không quên" châm biếm việc tung tin giả, bán phá giá, dùng khẩu trang sai cách thời Covid-19.
Phim sử dụng các nhân vật của series Về nhà đi con và Cô gái nhà người ta, lấy bối cảnh Việt Nam thời dịch. Series hiện đến tập 9, thu hút nhờ danh tiếng các phim trước, chất lượng diễn xuất, cùng t́nh huống hài nhẹ nhàng. Những video giới thiệu phim thu hút hàng trăm ngh́n đến triệu lượt xem trên mạng xă hội.
Nội dung phim mở đầu vào những ngày cả nước lâu không có ca nhiễm mới (khoảng đầu tháng 3). Nhưng ông Sơn (Trung Anh) vẫn khuyên ba con gái là Huệ (Thu Quỳnh), Thư (Bảo Thanh) và Dương (Bảo Hân) không lơi lỏng đề pḥng. Lúc này, Huệ đang hạnh phúc với chồng là Quốc (Tuấn Tú), dù anh bận rộn công tác chống dịch. C̣n Thư chăm sóc con đầu ḷng, trong khi chồng cô - Vũ (Quốc Trường) - công tác nước ngoài. Ở quê, Khoa (Đ́nh Tú) - cháu họ ông Sơn - chuẩn bị cưới cô giáo Uyên (Phương Oanh).

Thu Quỳnh (trái), Bảo Thanh đeo khẩu trang đóng phim. Ảnh: VTV.
T́nh h́nh xáo trộn trong một đêm Hà Nội có ca nhiễm mới (gợi nhớ sự kiện ngoài đời ngày 6/3, khi bệnh nhân 17 dương tính với nCoV). Sau đó, số ca bệnh tăng dần và công tác pḥng dịch được đẩy mạnh. Đám cưới của Khoa - Uyên bị hoăn, c̣n gia đ́nh Huệ - Quốc lục đục khi anh thường vắng nhà, thân thiết một cô gái lạ (Thanh Hương đóng).
Các biên kịch lồng ghép những t́nh huống hài, kết hợp phê phán lối ứng xử sai trái thời dịch. Ở vài tập đầu, nhân vật Xuyến (Đào Hoàng Yến đóng) - hàng xóm, kinh doanh hàng hóa, yêu thầm ông Sơn - thể hiện nhiều tật xấu như bán phá giá, tung tin giả trên mạng xă hội. Những hành động kệch cỡm của nhân vật này tạo tiếng cười mỉa mai. Trước đó, cảnh người dân đổ xô mua hàng do nghe đồn Hà Nội sắp "toang" (lâm nguy) cũng mang ư châm biếm hiện tượng này ngoài đời. Ngay cả Dương - một nhân vật chính của loạt phim - cũng lao vào giành hàng hóa với tâm lư "thấy mọi người mua nên ḿnh cũng mua".
Tuyến của Khoa - Uyên tập trung vào chuyện pḥng dịch ở quê, châm biếm những thói xấu như tiệc tùng bất chấp nguy cơ lây nhiễm, mê tín (tụ tập đám đông để cầu nguyện hết dịch). Do sợ con gái bị đồn "cao số", gia đ́nh Uyên ban đầu cũng không muốn hoăn đám cưới, chỉ đồng ư khi được phân tích rơ thiệt hơn. Nhân vật Cân (Việt Bắc) - bạn của Khoa - gây cười khi trùm áo kín người để pḥng dịch nhưng vẫn vô tư ngoáy mũi, chạm tay vào mặt trước khẩu trang.
Những ngày không quên lồng ghép nhiều t́nh huống về ứng xử văn minh. Các nhân vật thường nhắc người khác đeo khẩu trang, không tụ tập hay tranh giành hàng hóa. Thông điệp về rửa tay được lặp lại nhiều lần ở loa thôn. Sau vài tập gieo rắc thị phi, cô Xuyến bị cảnh sát phạt nặng và chỉ rơ sai phạm. Nhóm biên kịch theo sát t́nh h́nh xă hội, xây dựng các t́nh tiết đời thực, như quan điểm khác nhau trong việc đeo khẩu trang giữa người châu Á và phương Tây, chuyện ca khúc Ghen Cô Vy gây sốt.
Về diễn xuất, các sao thực lực như Trung Anh, Thu Quỳnh, Bảo Thanh không khó hóa nhân vật quen thuộc. Tuy nhiên, một số khán giả có thể không thích việc nội dung chống dịch xuất hiện khá nhiều qua lời thoại, tiêu biểu nhất ở nhân vật ông Sơn. Do thời gian thực hiện gấp rút, ê-kíp cũng mắc lỗi dàn dựng, như ở tập 6, khẩu trang một nhân vật chuyển từ xanh thành đỏ trong cùng cảnh.