Người Việt tại Mỹ lao đao trong cơn mất việc, dịch bệnh và bất ổn - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > USA NEWS > USA News| Tin Tức Hoa Kỳ


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Người Việt tại Mỹ lao đao trong cơn mất việc, dịch bệnh và bất ổn
Dù đă ở Mỹ hơn 9 năm và trải qua nhiều trường hợp bị bắt nạt v́ là người châu Á, nhưng vẫn không thể tưởng tượng được sự thay đổi 180 độ của cộng đồng Mỹ đối với người châu Á do đại dịch Covid-19. V́ vậy nhiều người Việt Nam đang phải ở Mỹ trong hoàn cảnh visa gần hết hạn, dịch bệnh vẫn hoành hành trong khi các cuộc biểu t́nh làm trầm trọng thêm t́nh trạng bất ổn.

Khi anh Steve Phan, sinh viên năm cuối Đại học Temple, nhận được lời mời làm việc với một công ty xây dựng lớn của Canada , anh tưởng ước mơ khi đặt chân sang Mỹ gần 7 năm trước đă gần trở thành hiện thực.

Một tương lai hứa hẹn trong lĩnh vực kỹ sư xây dựng với anh Steve là sự đền bù cho số tiền đầu tư và mọi khó khăn từ việc sống xa gia đ́nh và tự lập ở một xă hội mới.

Thế nhưng, mọi thứ thay đổi chỉ sau một đêm. Đại dịch Covid-19 bùng phát khắp thế giới và lan tới Mỹ, gây ra t́nh trạng tê liệt ở các bệnh viện ở vùng tâm dịch và lệnh đóng cửa ở hầu hết các tiểu bang và thành phố lớn với không một lời cảnh báo. Những du học sinh và người lao động Việt Nam chưa kịp thích nghi với dịch bệnh, các biện pháp thích nghi xă hội, khó khăn kinh tế đă phải bước vào những ngày bất ổn khi các cuộc biểu t́nh nổ ra khắp nước Mỹ, sau cái chết của George Floyd, một người da đen hơn 40 tuổi, v́ sự bạo lực của cảnh sát.

Cảnh sát xịt hơi cay vào người biểu t́nh ở thành phố Seattle, Washington hôm 1/6. Ảnh: Reuters.

Công việc đi kèm visa

Nước Mỹ lặng nh́n 3.646 người chết v́ dịch Covid-19 vào tháng 3 và bàng hoàng khi con số tử vong nhảy lên 54.646 ca vào tháng 4, theo Trung tâm Pḥng ngừa Dịch bệnh Mỹ. Đi kèm những con số là cảnh chính phủ liên bang và các thống đốc tiểu bang tranh nhau t́m mua khẩu trang, đồ bảo hộ và máy thở. Ở nhiều nơi, nhân viên y tế phải sử dụng lại đồ bảo hộ.

Nền kinh tế Mỹ đang trên đà đi lên - tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong gần 50 năm và sàn chứng khoán nở rộ - chỉ qua một đêm đă tụt dốc thê thảm. Chỉ số trung b́nh công nghiệp Dow Jones - chỉ số theo dơi 30 công ty cổ phiếu lớn nhất nước Mỹ - mất hơn 9,9 điểm vào ngày 12/3 khi chính phủ Mỹ cấm bay từ châu Âu, con số sụt giảm cao nhất trong một ngày ở Mỹ trong thế kỷ 21.

Đối với phần c̣n lại của đất nước, tất cả các cơ sở thương mại, dịch vụ không thiết yếu cho việc vận hành xă hội đều bị buộc đóng cửa. Các công ty bắt đầu gửi thư cho thực tập sinh, sinh viên để rút lại lời mời làm việc. Những sinh viên đang tham gia nghỉ xuân bị yêu cầu không quay trở lại hoặc dọn ra khỏi trường. Nhiều sinh viên Việt Nam phải đánh đổi sức khoẻ, lên máy bay về nước v́ không có chỗ nương thân.

Đây là một gáo nước lạnh dập tắt hy vọng có được trải nghiệm công việc đầu đời êm ả đối với sinh viên quốc tế mới ra trường. Rất nhiều người nỗ lực nhiều năm để rồi bị dồn vào thế lưỡng nan không có đường lui. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ, theo con số vừa công bố cho tháng 5, là 13,3%, nhưng đó đă là một bước tiến so với con số 14,7 của tháng 4.

Một con đường vắng lặng ở Phố Wall hôm 27/3, giữa cao điểm dịch bệnh tại New York. Ảnh: Reuters.

Anh Steve hụt hẫng v́ vừa mất lời mời đi làm, vừa không thể ra ngoài t́m việc trang trải cuộc sống, vừa không thể về thăm gia đ́nh v́ t́nh trạng visa. Mọi thứ đến dồn dập, anh bắt đầu cảm thấy khó thở, tức ngực, sốt nhẹ. Cuối cùng anh được xét nghiệm dương tính virus corona.

V́ nỗi lo sức khoẻ, anh Steve quyết định cố gắng ở lại tiếp tục t́m việc trong thời gian điều trị bệnh.

“Tôi phải t́m việc gấp và căng thẳng v́ visa sắp hết hạn. Nếu không t́m được ǵ th́ tôi sẽ bị buộc phải về nước,” anh Steve nói với ****. “Tôi không dám chấp nhận rủi ro nhiễm bệnh lần 2 nếu quay về trên máy bay.”

Ryan Doan, Giám đốc điều hành của Trường Đại học Công giáo International American University ở thành phố Los Angeles, ghi nhận t́nh trạng thất nghiệp cao với các sinh viên mới ra trường và sự gián đoạn trong việc xử lư hồ sơ OPT của Bộ An Ninh Nội Địa.

“Kiếm việc làm thời điểm này gần như là bất khả thi. Dịch Covid-19 xảy ra khiến rất nhiều công ty không thể tuyển dụng ai được cả. Sau 90 ngày, chúng tôi buộc phải huỷ bỏ visa sinh viên nếu họ không kiếm được việc".

Đây là thực tế phũ phàng sau rất nhiều năm người nhập cư có tŕnh độ cao được ưu ái trong môi trường lao động cạnh tranh khốc liệt ở Mỹ.

Từ những năm 1980, chính phủ Mỹ ưu tiên những ai học các ngành khoa học, công nghệ, thông tin, cho phép họ ở lại từ 1 đến 3 năm. Sau đó, công ty có thể tài trợ visa lao động, H1B, để giữ chân nhân viên và xong 3-5 năm, họ có thể nộp hồ sơ xin thẻ xanh và trở thành cư dân thường trú Mỹ.

Anh Vinh Hoàng, ở thành phố Houston, Texas, sỡ hữu bằng cử nhân và thạc sĩ chuyên ngành kỹ sư cơ khí, cũng rơi vào t́nh thế tiến thoái lưỡng nan. Anh được nhận vào thực tập và làm việc trên 1,5 năm ở công ty dầu khí Halliburton và được công ty tài trợ quay xổ số xin visa H1B. Sau ba lần quay với một công ty khác trước đây mà bị trượt, anh Vinh cuối cùng cũng cũng nhận được visa này.

Thế nên, khi anh Vinh biết tin ḿnh cùng gần 4.000 nhân viên khác bị sa thải v́ cắt giảm nhu cầu dầu mỏ và dịch Covid-19 gần một tháng trước, mọi chuyện như quay về số 0.

“T́nh h́nh việc làm nh́n không khả quan lắm, ít nhất là ở Texas,” anh Vinh nói. “Mọi nỗ lực cố gắng đều tan biến rất nhanh chóng. Trong khủng hoảng, tôi mới nhận ra con đường di trú tệ bạc như thế nào".

Anh Vinh c̣n hai tháng nữa để t́m việc trước khi bị tước visa. Ngay cả khi muốn quay về, việc di chuyển đi lại quốc tế qua tâm dịch giữa thời điểm chưa có vaccine có thể rước bệnh nặng vào người và gia đ́nh.

Theo thông số mới nhất từ Cục Nhập cảnh và Di trú Mỹ, hơn 30.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Mỹ ở mọi bậc học, tăng 3% so với năm 2018. Sinh viên Việt Nam tại Mỹ chiếm 2,62% tổng số tuyển sinh quốc tế.

Người dân đeo khẩu trang tại Los Angeles, California hôm 9/5. Ảnh: Reuters.

Virus làm trầm trọng thêm sự kỳ thị

Theo Phúc Trần, sinh viên năm 3 Đại học Eastern, bang Pennsylvania, sự phân biệt chủng tộc là gánh nặng kèm theo khó khăn tài chính.

Dù đă ở Mỹ hơn 9 năm và trải qua nhiều trường hợp bị bắt nạt v́ là người châu Á, anh Phúc vẫn không thể tưởng tượng được sự thay đổi 180 độ của cộng đồng Mỹ đối với người châu Á do đại dịch Covid-19.

Một đêm tháng 3 đi siêu thị Walmart gần nhà, một người Mỹ trẻ tuổi cũng đang mua sắm nh́n anh Phúc rồi buột miệng nói “virus Trung Quốc ", cụm từ kỳ thị mà nhiều người châu Á đă phải chịu đựng ở các nước phương Tây, ám chỉ virus từ Trung Quốc và lây lan cho toàn thế giới.

“Ba mẹ tôi rất lo lắng, sợ tôi bị bắn chết giữa đường. Nhiều người nh́n tôi không nghĩ tôi là người, mà là căn bệnh biết đi. Họ lờ tôi đi, và xa lánh tôi. Là một sinh viên quốc tế châu Á, giờ tôi rất ngại ra đường.”

Dù vậy, lối sống, mạng lưới bè bạn, cơ hội việc làm và khả năng tự chủ tài chính là những yếu tố giữ chân sinh viên quốc tế ở Mỹ.

Mùa hè là lúc nhiều sinh viên đi làm, thực tập để kiếm thêm kinh nghiệm và cải thiện thu nhập, chuẩn bị cho năm học tới. Nhưng với dịch bệnh đang hoành hành, khủng hoảng kinh tế sâu sắc, và xung đột sắc tộc leo thang, mùa hè này sẽ là thời điểm thử thách mà những sinh viên xa nhà phải đối mặt.

“Gia đ́nh tôi rất lo lắng. Tôi mới nói chuyện với ba mẹ một vài ngày trước sau khi ba mẹ nghe về các cuộc bạo động. Ba mẹ cứ nhắc tôi đừng đi ra đường,” anh Phúc tâm sự với ****. “Nếu tôi không ra th́ tôi sẽ không có ǵ ăn cả. Nhưng nếu tôi bị Covid-19 th́ ba mẹ sẽ đau ḷng lắm".

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 06-07-2020
Reputation: 67293


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 138,321
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	0
Size:	53.0 KB
ID:	1595186   Click image for larger version

Name:	2.jpg
Views:	0
Size:	125.5 KB
ID:	1595187   Click image for larger version

Name:	3.jpg
Views:	0
Size:	75.0 KB
ID:	1595188  
vuitoichat_is_offline
Thanks: 11
Thanked 12,712 Times in 10,123 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 158 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
The Following User Says Thank You to vuitoichat For This Useful Post:
sdh9 (06-07-2020)
Old 06-07-2020   #2
luyenchuong3000
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
luyenchuong3000's Avatar
 
Join Date: Mar 2008
Posts: 12,202
Thanks: 16,136
Thanked 32,981 Times in 9,614 Posts
Mentioned: 151 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1709 Post(s)
Rep Power: 63
luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11
luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Bạn hăy nh́n những phụ huynh đem con đi dọn dẹp để các cháu thấy rằng nước Mỹ sẽ tốt đẹp hơn, c̣n hơn những ai đó đem con đi biểu tình cho chúng nh́n thấy những người đập phá, trộm cướp, đánh đập, đốt xe cảnh sát... đó là những h́nh ảnh luôn ấn tượng và mang theo trong lòng chúng.







luyenchuong3000_is_offline   Reply With Quote
The Following User Says Thank You to luyenchuong3000 For This Useful Post:
St-Valentine (06-07-2020)
Old 06-07-2020   #3
St-Valentine
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
St-Valentine's Avatar
 
Join Date: Feb 2015
Posts: 787
Thanks: 154
Thanked 255 Times in 151 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 77 Post(s)
Rep Power: 10
St-Valentine Reputation Uy Tín Level 4St-Valentine Reputation Uy Tín Level 4St-Valentine Reputation Uy Tín Level 4St-Valentine Reputation Uy Tín Level 4St-Valentine Reputation Uy Tín Level 4St-Valentine Reputation Uy Tín Level 4St-Valentine Reputation Uy Tín Level 4St-Valentine Reputation Uy Tín Level 4St-Valentine Reputation Uy Tín Level 4St-Valentine Reputation Uy Tín Level 4St-Valentine Reputation Uy Tín Level 4St-Valentine Reputation Uy Tín Level 4St-Valentine Reputation Uy Tín Level 4St-Valentine Reputation Uy Tín Level 4St-Valentine Reputation Uy Tín Level 4
Default

Giữa 2 sắc tộc, màu da cũng phân biệt được cho dù họ có làm tới chức vị tổng thống.
St-Valentine_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 04:07.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10924 seconds with 12 queries