Hơn 800 người đă tử vong trên chiếc MS Estonia. Theo h́nh ảnh ghi lại được, có thể tàu đă va chạm trước khi bị ch́m. Vết thủng do va chạm lớn khiến họ nghi hoặc tàu ngầm Thụy Điển có liên quan đến thảm kịch này.
Tàu MS Estonia trước khi ch́m xuống đáy biển cùng 852 người.
Theo Sputnik, các ngoại trưởng Phần Lan, Estonia và Thụy Điển đă đồng ư sẽ cùng đánh giá bằng chứng mới liên quan đến tàu MS Estonia bị ch́m năm 1994.
Những h́nh ảnh mới về xác tàu đắm dưới biển gần đây xuất hiện trong một bộ phim tài liệu của Thụy Điển, cho thấy hư hại lớn ở bên mạn phải của tàu, cùng với lỗ hổng lớn kích thước 4 mét, chưa từng được biết tới.
Những bằng chứng mới đă thổi bùng lên giả thuyết mới về số phận của du thuyền khổng lồ.
Margus Kurm, cựu công tố viên và là cựu chủ tịch cuộc điều tra của chính phủ Estonia về thảm kịch ch́m tàu, nói rằng tàu MS Estonia có thể đă va chạm với một tàu ngầm của Thụy Điển.
Dựa trên bằng chứng mới, ông Kum nói có thể trên tàu MS Estonia có “lô hàng nhạy cảm” nên tàu ngầm Thụy Điển mới theo sát và gây ra va chạm.
Ông Kum cho rằng “Thụy Điển đă lừa dối Estonia suốt bấy lâu nay”. Trong số 852 người thiệt mạng trên tàu, 285 người là công dân Estonia và 501 người là công dân Thụy Điển.
Ông Kum nhắc đến việc chính phủ Thụy Điển sốt sắng đề nghị chôn tàu cùng thi thể những người thiệt mạng dưới biển, viện dẫn những khó khăn tài chính cho nhiệm vụ trục vớt và vấn đề đạo đức khi đưa các thi thể lên bờ.
Năm 1995, các quốc gia trong khu vực nhất trí coi khu vực ch́m tàu là nơi cấm xâm phạm, dù rằng các nhà điều tra Estonia vẫn chưa xác minh được nguyên nhân thảm kịch ch́m tàu.
Lỗ hổng dài 4 mét ở phần thân tàu không được nhắc đến trong kết luận điều tra năm 1997.
Lars Ångström, một cựu quan chức Estonia, cũng đồng t́nh rằng lỗ hổng lớn như vậy chỉ có thể do tàu khác gây ra, nhiều khả năng là tàu quân sự.
Tuy vậy, cựu Bộ trưởng Quốc pḥng Thụy Điển Anders Björck bác bỏ nghi vấn trên. “Nếu tàu ngầm của chúng tôi gây ra thảm kịch th́ ít nhất chúng tôi phải biết chút ǵ đó. Không thể có một chiến dịch mà toàn bộ các manh mối và bằng chứng đều bị đem tiêu hủy”, ông Björck nói trên truyền h́nh quốc gia Thụy Điển SVT.
Jørgen Amdahl, giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy, người mô phỏng thảm kịch trên máy tính, nói có hai cách giải thích về nguyên nhân tạo ra lỗ hổng lớn ở thân tàu.
Ông cũng bác bỏ kết luận điều tra năm 1997, rằng tàu bị ch́m do tấm cửa mở ở mũi tàu gặp sự cố dẫn đến nước tràn vào bên trong.
Ông Amdahl nói trên kênh truyền h́nh SVT rằng tàu bị hư hại khi ch́m xuống đáy biển, hoặc là có vật thể nào đó đă đâm vào thân tàu từ mạn phải với lực tác động lên tới 600 tấn.
Trong khi đó, thân nhân những người Estonia thiệt mạng trên tàu đă gửi lá thư ngỏ, yêu cầu nhà chức trách mở cuộc điều tra mới.
“Chính phủ Thụy Điển phải có trách nhiệm giải thích và công khai các thông tin cho công chúng ở tất cả các quốc gia có liên quan đến thảm kịch”, lá thư viết.
Kent Härstedt, một người may mắn sống sót và từng là nghị sĩ Thụy Điển, ủng hộ một cuộc điều tra dựa trên những bằng chứng mới.
“Tôi không phải là người tin vào thuyết âm mưu, nhưng các thông tin mới càng đặt ra thêm nhiều câu hỏi. V́ sao lỗ hổng lớn như vậy không xuất hiện trong kết luận điều tra?”, ông Härstedt nói.
Thủ tướng Estonia Jüri Ratas đă kêu gọi nhà chức trách mở cuộc điều tra dựa trên phát hiện mới trong bộ phim tài liệu. “Các câu hỏi về thảm kịch ch́m tàu phải được trả lời một cách rơ ràng, chính xác và minh bạch”, ông Ratas nói.
Vụ ch́m tàu MS Estonia ở vùng biển Baltic nằm giữa Thụy Điển, Phần Lan và Estonia được coi là thảm kịch hàng hải tồi tệ thứ hai trong thế kỷ 20, sau thảm kịch Titanic.
852 người thiệt mạng trên tàu và chỉ có 137 người sống sót. Theo kết luận điều tra năm 1997, tàu ch́m do nước tràn vào một cửa mở ở mũi tàu và vào khoang chứa ôtô, khiến con tàu mất thăng bằng và ch́m xuống đáy biển trong ṿng chưa đầy một giờ.
VietBF Sưu Tầm