‘The Donut King’ hai lần từ tay trắng vươn lên triệu phú - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2020


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default ‘The Donut King’ hai lần từ tay trắng vươn lên triệu phú
Nhờ một người tị nạn tên Ted Ngoy đă bỏ công sức xây dựng hệ thống tiệm bánh ngọt rất được dân Mỹ yêu thích, rồi trở nên nổi tiếng với danh hiệu “The Donut King”, khiến hầu hết tiệm donut ở California đều do người Cambodia làm chủ, cũng như phần lớn tiệm nail là của người Việt.

Ông Ted Ngoy, người lập nên hệ thống tiệm donut do người Cambodia làm chủ ở California, và từng được mệnh danh là “The Donut King.” (H́nh: hiff.org)

Cuộc đời và sự nghiệp giống trong tiểu thuyết của ông Ted được miêu tả sinh động trong bộ phim tài liệu “The Donut King” công chiếu ở Mỹ cuối Tháng Mười.

Chuyện t́nh như Romeo và Juliet

Thời c̣n học trung học ở Phnom Penh, ông Ted bắt đầu để ư cô Suganthini Khoeun, con gái một quan chức cao cấp của chính phủ Cambodia.

“Cô ấy đẹp lắm,” ông kể. “Xung quanh cô ấy không có ai sánh bằng.”

Tất cả những anh chàng trong trường của ông Ted đều mê cô Suganthani. V́ là con trai của một gia đ́nh gốc Hoa nghèo ở ngôi làng gần biên giới với Thái Lan, ông Ted không có cơ hội nào.

“Cô ấy là con nhà quyền thế, giống như công chúa vậy,” ông cho biết. Và xung quanh cô ấy lúc nào cũng có người bảo vệ.

Nhưng sau đó, ông Ted nhận thấy căn pḥng trọ nhỏ xíu của ông trên tầng bốn của một khu chung cư, nh́n sang biệt thự nhà cô Suganthini. Và ông bắt được cơ hội vàng. Mỗi tối, ông ngồi bên cửa sổ pḥng trọ thổi sáo. Khi nghe tiếng sáo bay quanh khu phố yên tĩnh, mẹ cô Suganthini nhận xét người chơi sáo chắc là đang yêu.

Một đêm nọ, khi nh́n thấy cô Suganthini trên ban công, ông quyết định đă đến lúc tỏ t́nh. Ông viết vài ḍng lên mẩu giấy, cho cô biết ông sống ở ṭa nhà đối diện và chính là người chơi sáo. Ông quấn mẩu giấy quanh viên gạch rồi ném sang nhà cô.

Suốt nhiều ngày liền, ông không nhận được hồi âm. Nhưng một ngày nọ, người giúp việc của cô Suganthini đến tận nhà và trao cho ông mẩu thư hồi đáp.

Ông Ted trong phim tài liệu “The Donut King” của nhà làm phim Alice Gu. (H́nh: radiomilwaukee.org)

“Mẩu giấy viết, ‘Tôi cảm ơn anh chơi sáo. Nghe rất hay, rất cảm động.’ Rồi chúng tôi bắt đầu thư từ qua lại liên lạc với nhau,” ông Ted nói.

“Nếu lỡ tôi quyết định nhảy vào pḥng cô th́ sao?” ông Ted viết một ngày nọ.

Cô Suganthini đáp: “Vậy th́ phải cẩn thận, anh mà không nhảy vào trúng pḥng tôi th́ sẽ trúng pḥng mẹ tôi.”

Cô tưởng ông Ted chỉ nói giỡn, nhưng ông nói thật. Bất chấp nhân viên an ninh cầm súng ống và chó bảo vệ quanh biệt thự nhà cô Suganthini, một đêm trời mưa, ông Ted leo lên cây dừa, leo qua hàng rào kẽm gai, rồi lẻn vào pḥng cô qua cửa sổ pḥng tắm. Ông đánh liều mở cửa pḥng ngủ và nh́n thấy cô Suganthini đang ngủ say. Ông đánh thức cô dậy. Cô đang định hét lên kêu cứu th́ nhận ra đó là anh bạn cùng lớp.

“Bạn đang làm ǵ vậy?” cô hỏi.

“À, v́ tôi yêu bạn quá,” ông Ted đáp.

“Nhưng sáng ra tụi ḿnh tính sao? Tôi phải đi học.”

Ông Ted và bà Suganthini Khoeun thời c̣n là vợ chồng. (H́nh: Facebook Ted Ngoy)

“Đừng lo, tôi sẽ trốn dưới gầm giường bạn,” ông Ted nói. Và ông làm đúng như vậy. Đêm đến, cô Suganthini lén đem thức ăn cho ông, và nhiều ngày sau, cô nói cô cũng yêu ông. Họ trích máu thề sẽ thủy chung với nhau trọn đời. Ông kể, cứ như vậy, cô giấu ông được 45 ngày th́ gia đ́nh cô biết chuyện.

Gia đ́nh cô Suganthini khăng khăng đ̣i ông Ted phải chấm dứt cuộc t́nh đó. Họ yêu cầu ông nói với cô rằng ông không hề yêu cô. Ông làm theo lời họ, nhưng rồi rút dao ra tự tử, tuyên bố ông thà chết chứ không muốn sống thiếu cô.

Trong lúc ông được cứu chữa ở bệnh viện, cô Suganthini cũng t́m cách tự kết liễu đời ḿnh. Thấy đôi t́nh nhân trẻ quá quyết tâm, gia đ́nh cô Suganthini đành chấp nhận để họ quen nhau.

“Câu chuyện nghe rất điên khùng, nhưng có thật,” ông Ted, năm nay 78 tuổi, cho hay. “Tôi yêu cô ấy thật ḷng.” Nhưng ông nói ông hiểu rằng muốn chinh phục trái tim cô Suganthini, ông phải bảo đảm cuộc sống tốt đẹp cho cô.

Ông Ted từng là thiếu tá liên lạc của quân đội chính phủ Cambodia thời nội chiến với quân Khmer Đỏ. (H́nh: Facebook Ted Ngoy)

Sang Mỹ tị nạn v́ Khmer Đỏ

Rồi họ cưới nhau và sinh con. Đời sống êm ấm cho đến khi nội chiến bùng nổ năm 1970 giữa chính phủ Cambodia với quân Khmer Đỏ do Pol Pot dẫn đầu.

Nhờ nói được bốn thứ tiếng, ông Ted được anh rể của cô Suganthini là Tướng Sak Sutsakhan giao cho làm sĩ quan liên lạc. Được phong cấp thiếu tá, ông Ted cùng gia đ́nh chuyển sang sinh sống ở Bangkok, Thái Lan, và hằng tháng, ông đều về Cambodia để lấy lương cho lính của ông.

Tuy nhiên, t́nh h́nh quê nhà ngày càng nguy hiểm. Lần cuối cùng ông trở lại vào Tháng Tư, 1975, thủ đô Phnom Penh thất thủ. Ông Ted lên được chuyến bay cuối cùng rời khỏi thành phố, nhưng cha mẹ cô Suganthini bị kẹt lại. Sau đó, cô hay tin họ bị Khmer Đỏ xử tử.

Tháng sau, Tổng Thống Hoa Kỳ Gerald Ford đề nghị Hoa Kỳ nên đón 130,000 người tị nạn từ Việt Nam và Cambodia. Ông tuyên bố với bất kỳ người phản đối đề nghị của ông rằng: “Chúng ta là quốc gia do người nhập cư từ khắp thế giới xây dựng nên, và từ trước đến nay, chúng ta luôn là quốc gia rất nhân đạo.”

Ông Ted và bà Suganthini bán sạch gia tài và đến California trên một trong những chuyến bay tị nạn đầu tiên, cùng với ba đứa con, một đứa cháu trai nuôi và hai đứa cháu gái.

Họ được đưa đến trại tị nạn dựng lên cấp tốc trong căn cứ Thủy Quân Lục Chiến Camp Pendleton.

Ông Ted những năm đầu sống ở California. (H́nh: asiancinevision.org)

Lập nghiệp nơi xứ người

Vài tuần sau, gia đ́nh ông Ted được một mục sư nhà thờ ở Tustin, Orange County, bảo lănh. Ông làm người trông coi nhà thờ, nhưng chẳng bao lâu sau, ông nhận thấy lương $500 một tháng không đủ nuôi gia đ́nh. Được vị mục sư cho phép, ông ra ngoài làm thêm hai việc nữa: Bán hàng từ 6 giờ chiều đến 10 giờ tối, rồi phụ việc ở trạm xăng từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng.

Kế bên trạm xăng có tiệm donut tên DK Donuts. Mùi bánh tỏa ra thơm phức, và khi ông ăn thử cái đầu tiên, nó làm ông nhớ đến loại bánh tương tự của Cambodia tên nom kong. “Nó làm tôi nhớ nhà hết sức,” ông Ted kể.

Mỗi đêm, ông Ted thường nh́n khách hàng đến mua cà phê và donut. Ông cảm thấy nghề này khá ngon. Một đêm nọ, ông hỏi cô bán hàng rằng để dành $3,000 có đủ mua tiệm donut không. Cô ta nói không nên làm như vậy, và khuyên ông đi học khóa huấn luyện của hệ thống tiệm này – Winchell’s. Ông Ted là người Đông Nam Á đầu tiên ghi danh.

“Tôi học nướng bánh, tính toán lương cho nhân viên, lau dọn, bán hàng, đủ thứ,” ông nói. Một trong những “chiêu” ông học được là nướng bánh từng mẻ nhỏ để lúc nào cũng có bánh mới. Hơn nữa, mùi nướng bánh là cách quảng cáo tốt nhất.

Kết thúc ba tháng huấn luyện, ông Ted được Winchell’s giao cho quản lư một tiệm ở Balboa Pier, một điểm du lịch trên bán đảo Newport. Bà Suganthini trở thành người bán hàng, dù hầu như chẳng nói được chữ tiếng Anh nào.

Gia đ́nh ông Ted cố gắng để dành tiền và làm việc cật lực, 12 đến 17 tiếng một ngày. Vào cuối tuần, hai đứa con lớn là Chet và Savy, lúc đó 9 tuổi và 8 tuổi, ra phụ cha mẹ pha cà phê, xếp bánh vô hộp và gấp hộp.

Người Cambodia tị nạn ở Mỹ thường gọi ông là “Bác Ted” v́ đă giúp đỡ họ ổn định cuộc sống nơi đất khách quê người. (H́nh: Facebook Ted Ngoy)

Chỉ trong một năm, ông Ted dành dụm đủ để đặt cọc mua tiệm donut thứ nh́, đặt tên là Christy’s. Một lần nữa, bà Suganthini là người tiếp khách, và khi lấy quốc tịch Mỹ, bà đổi tên thành Christy.

Sau một năm quản lư hai tiệm, gia đ́nh ông Ted để dành được $40,000. Ông quyết định mở rộng kinh doanh. Ông mua tiệm lớn hơn, và cho thuê tiệm Christy’s gốc cho một gia đ́nh tị nạn Cambodia khác. Ông huấn luyện rồi giao ch́a khóa cho họ.

Ông Ted bắt đầu t́m thêm tiệm donut để mua và cho đồng hương tị nạn thuê lại. “Dùng đồng tiền giúp đỡ người khác đem lại cảm giác mạnh mẽ như bất kỳ loại thuốc nào,” ông viết sau này.

Giúp đỡ đồng hương cùng cảnh ngộ

Khi t́nh h́nh ở Cambodia ngày càng xấu đi dưới chế độ Pol Pot, ngày càng nhiều người dân nước này sang Mỹ tị nạn và nhờ ông Ted bảo lănh. “Có người là anh em họ, chú, bác, cháu họ,” ông cho hay. “Nhưng nhiều người chẳng bà con ǵ. Họ chỉ là người cùng làng hoặc nghe nói về tôi. Tôi nghĩ chẳng có ǵ sai khi họ nói dối với ṭa đại sứ, v́ ai cũng cần cơ hội sống sót. Do đó, tôi cứ giúp. Được bao nhiêu hay bấy nhiêu.”

Trong vài năm, gia đ́nh ông Ted bảo lănh được hơn 100 gia đ́nh. Ban đầu, họ thường cho những gia đ́nh này ở chung nhà, rồi sau đó, giúp vay tiền mua nhà và mở tiệm donut. Ông Ted cũng khuyến khích những người khác làm như ông. “Cứ như vậy, mọi thứ phát triển rất nhanh,” ông nói.

Những người Cambodia này làm việc chăm chỉ, và v́ cả gia đ́nh cùng tham gia, họ không phải trả lương cho ai khác. Cách làm này không chỉ giúp họ ổn định cuộc sống mà c̣n làm giàu. Cuối cùng, người Cambodia làm chủ nhiều tiệm donut ở California đến mức họ thống trị thị trường, đẩy Winchell’s xuống vị trí thứ nh́.

Nghiện bài bạc ở Las Vegas khiến nhà cửa ông Ted tan nát, công việc làm ăn xuống dốc. (H́nh minh họa: en.wikiquote.org)

Ông Ted cảm thấy hơi buồn v́ chuyện đó. “Họ là công ty tốt, tôi biết ơn họ nhiều lắm,” ông nói. “Người dân Cambodia biết ơn họ nhiều lắm.”

Đến năm 1985, sau 10 năm sang Mỹ tị nạn, ông Ted và bà Christy trở thành triệu phú, làm chủ khoảng 60 tiệm donut. Ông được mệnh danh là “Donut King” hay “Bác Ted,” như nhiều người Cambodia được ông bảo lănh thường gọi. Hai vợ chồng ông sắm xe hơi hạng sang, mua căn biệt thự triệu đô có hồ bơi và thang máy, và đi du lịch ngoại quốc.

“Lúc đó, tôi đạt được giấc mơ Mỹ,” ông kể.

Sa cơ v́ bài bạc

“Chúng tôi sống hạnh phúc, cho đến khi bài bạc phá nát đời tôi. Bài bạc là chuyện đau buồn, buồn nhất đời tôi,” ông Ted kể.

Nơi ông sa cơ là Las Vegas.

Ban đầu, vợ chồng ông đến thành phố này vài lần chỉ để đi chơi, coi “show.” Nhưng một lần nọ, ông thử chơi x́ dách (blackjack) rồi đâm ghiền lúc nào không hay.

“Trước đó, tôi có đời nào chơi bài. Nhưng cũng như bất kỳ người nào trên thế giới bước vào bài bạc, ban đầu tôi chỉ chơi vài đô la, $10, $20. Càng ngày nó càng ngấm vào máu mà không thể bỏ được,” ông Ted kể.

Ông bắt đầu lẻn đi Las Vegas thường xuyên, thua mỗi ván $5,000 đến $7,000, và chẳng c̣n để ư đến gia đ́nh hay công việc nữa. “Tôi không c̣n thời gian lo cho công việc, do đó, việc kinh doanh ngày càng xuống dốc. Tôi không có thời gian mở rộng. Đúng là tai họa,” ông nói.

Người ủng hộ đảng Cộng Ḥa Phát Triển Tự Do của ông Ted biểu t́nh ở thủ đô Phnom Penh trước ngày tổng tuyển cử của Cambodia hồi Tháng Bảy, 1998. (H́nh: Reuters)

Bà Christy thường dắt con lên tận ṣng bài t́m chồng. Ông Ted nhớ ông thường trốn sau máy đánh bài mỗi khi vợ đến kiếm.

“Tôi trở thành người rất rất tệ, hết mượn tiền chỗ này đến mượn tiền chỗ khác,” ông cho biết. Vài chủ nợ là người thuê tiệm của ông. Mỗi khi thua bài, ông thường kư tên sang lại tiệm cho họ mà không cho vợ biết. Ông c̣n giả chữ kư của bà Christy.

Ông Ted cũng từng cố gắng bỏ bài bạc. Ông tham gia hội cai nghiện bài bạc Gamblers Anonymous và hai lần vào chùa cạo đầu đi tu. Nhưng chỉ được vài tuần, ông lại lên máy bay đi Vegas.

Cuối cùng, vợ chồng ông chỉ c̣n lại một tiệm. Họ quyết định bán đi. Anh Chris, con trai út, chở họ đi lấy tiền, nhưng gia đ́nh họ gặp xui.

Trên đường về nhà với $85,000 trong cốp xe, họ bị cảnh sát chặn lại. V́ trước đó họ không trả tiền góp mua xe nhiều tháng, chiếc xe bị coi như đồ ăn trộm. Cả ba bị đưa về đồn cảnh sát, nhưng v́ quá sợ hăi, họ không dám nhắc đến số tiền trong cốp xe. Khi cảnh sát thả họ ra, số tiền đă biến mất.

“Chuyện buồn thật buồn,” ông Ted nói.

Trở về Cambodia làm chính trị

Năm 1993, ông Ted và bà Christy trở về Cambodia. Dù mất căn biệt thự và hệ thống tiệm donut ở California, họ vẫn c̣n đủ tiền để sống thoải mái. Lúc bấy giờ, ông Ted có đam mê mới: Chính trị. Thời đó, Cambodia đang tổ chức cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên kể từ sau chiến tranh, và ông muốn ra tranh cử để giúp xây dựng lại đất nước.

Ngoài ra, ông nghĩ làm chính khách th́ sẽ không thể bài bạc. “Muốn cử tri bỏ phiếu cho ḿnh th́ không thể bài bạc được. Người ta mà biết tai tiếng th́ sẽ không bầu cho tôi. Do đó, tôi quyết định thay đổi.”

Thất bại trong chính trường ở Cambodia, ông Ted trở lại California với hai bàn tay trắng. (H́nh minh họa: Facebook Ted Ngoy)

Thời c̣n làm ăn phát đạt ở Mỹ, ông là người theo đảng Cộng Ḥa và là nhà tài trợ lớn cho đảng này. Ông từng gặp gỡ cựu Tổng Thống Richard Nixon, cũng như hai Tổng Thống Ronald Reagan và George H.W. Bush. Do đó, ông đặt tên cho đảng của ông là đảng Cộng Ḥa Phát Triển Tự Do.

Tuy nhiên, cái tên này gây hiểu lầm. Nhiều cử tri tưởng rằng ông chống hoàng gia Cambodia, cho nên ông không giành được ghế nào ở Quốc Hội. Tuy nhiên, ông được mời làm cố vấn thương mại và nông nghiệp cho chính phủ.

Giữa lúc ông Ted lo làm chính trị, bà Christy bay về Mỹ đón cháu nội chào đời. Nhưng trong khi bà đi, ông Ted ngoại t́nh. Tan nát cơi ḷng v́ ông quên lời thề ước năm xưa, bà làm đơn ly hôn.

Đến năm 2002, ông Ted phá sản v́ tiêu hết tiền để tranh cử cũng như đầu tư thất bại vào giống lúa mới mà ông hy vọng sẽ cho sản lượng cao. Rồi sau khi thua một đối thủ chính trị đầy quyền lực, ông lo sợ cho tính mạng bản thân nên bay về Mỹ.

Trở về Mỹ với hai bàn tay trắng

Ông đáp xuống Los Angeles, trong túi c̣n chưa tới $100. Gia đ́nh không muốn nh́n mặt ông, không ai nhận ông làm việc, ngay cả nướng donut.

“Nhiều lần tôi muốn tự tử v́ tôi chán ghét bản thân. Rồi tôi hận bài bạc, hận ḿnh đối xử với Christy và con cái quá tệ,” ông kể.

Ông sống lang thang hết nhà thờ này đến nhà thờ khác cho đến khi một bà Cambodia để ông sống ngoài hiên “mobile home” của bà.

Mỗi Chủ Nhật, ông đều đi nhà thờ nơi con trai bà này làm mục sư và bắt đầu học giáo lư. Càng ngày ông càng trở nên sùng đạo.

Ông Ted hiện sống hạnh phúc cùng gia đ́nh mới ở Cambodia. (H́nh: Facebook Ted Ngoy)

Quay về Cambodia làm lại từ đầu

Vẫn không có đồng xu dính túi, sau gần bốn năm lưu vong, ông lại trở về Cambodia và đến sống ở thị trấn duyên hải Kep, trên Vịnh Thái Lan. Ông không có cách nào để kiếm tiền, nhưng may mắn, một người Hoa quen biết thời trước nhờ ông giúp đàm phán mua đất. Ông Ted thương lượng thành công và được trả công hậu hĩnh.

Rồi thêm nhiều hợp đồng đến với ông, giúp ông lên triệu phú trở lại. Ông tái hôn và có thêm bốn người con, hai đứa nhỏ nhất hiện vẫn đang đi học.

Ông Ted sống lặng lẽ cho đến khi nhà làm phim Alice Gu ở Los Angeles liên lạc với ông cách đây vài năm. Sinh ra trong gia đ́nh cũng nhập cư, cô Gu rất ṭ ṃ muốn biết tại sao tiệp donut ở California thường do người Cambodia làm chủ, và tại sao có quá nhiều tiệm như vậy.

Trong số 5,000 tiệm donut độc lập ở California hiện nay, khoảng 80% vẫn là của người Cambodia, cô cho hay.

Sau nhiều lần cố gắng thuyết phục, cô Gu mời được ông Ted về lại California để làm phim tài liệu về ông.

Cuối cùng, bộ phim này giúp ông hàn gắn những mối quan hệ bị đổ vỡ.

Ông Ted lần thứ hai vươn lên triệu phú nhờ chiến thắng được chứng nghiện bài bạc. (H́nh: Facebook Ted Ngoy)

Gặp lại vợ con ở California

Dù vẫn c̣n vài người Cambodia ghét ông Ted v́ cho ông mượn tiền mà không được trả lại, nhiều người khác vẫn kính trọng ông. Trong thời gian quay phim ở California, ông cũng xin lỗi nhiều người mà ông từng làm tổn thương.

Quan trọng nhất, chuyến đi này giúp ông hàn gắn quan hệ với bà Christy và con cái. Bà Christy cũng đă lập gia đ́nh khác.

“Vợ con tha thứ cho tôi tất cả. Tôi xin lỗi họ cả ngàn lần. Mỗi lần gặp họ, tôi đều nói, ‘Xin lỗi con trai, xin lỗi con gái, xin lỗi Christy.’”

“Nếu có thể quay ngược thời gian th́ tôi sẽ làm như vậy. Quá khứ th́ không thể thay đổi, nhưng tôi học được bài học quư giá.”

Ông liên lạc với bà Christy và con cái hầu như mỗi ngày. “Bây giờ, mọi người đều rất vui khi gặp tôi, v́ tôi đă thay đổi từ người xấu thành người tốt.”

Ông cho rằng đức tin giúp ông chữa trị chứng nghiện bài bạc, dù ông thú nhận vẫn thích cá độ bóng đá đến năm 2019.

“Đó là lư do tôi muốn nói với mọi người, “Đừng bao giờ bài bạc.’ Dính vào bài bạc là tiêu đời. Người nghiện bài bạc sẽ làm tan nhà nát cửa, và không c̣n chơi được với ai. Bài bạc là quỷ sứ.”

Nhưng cuối cùng, ông nói, ông chiến thắng bài bạc. “Tôi không bao giờ rút lui. Không bao giờ bỏ cuộc. Không bao giờ đầu hàng. Ngay cả với bài bạc. Phải mất hơn 40 năm. Nhưng tôi vẫn chiến thắng. Cuối cùng, tôi chiến thắng.” (Thanh Long) [qd]

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 12-04-2020
Reputation: 67345


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 138,501
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	0
Size:	173.4 KB
ID:	1701063   Click image for larger version

Name:	2.jpg
Views:	0
Size:	293.9 KB
ID:	1701064   Click image for larger version

Name:	3.jpg
Views:	0
Size:	668.6 KB
ID:	1701065   Click image for larger version

Name:	4.jpg
Views:	0
Size:	300.7 KB
ID:	1701066  

Click image for larger version

Name:	5.jpg
Views:	0
Size:	682.4 KB
ID:	1701067   Click image for larger version

Name:	6.jpg
Views:	0
Size:	561.9 KB
ID:	1701068   Click image for larger version

Name:	7.jpg
Views:	0
Size:	210.8 KB
ID:	1701069   Click image for larger version

Name:	8.jpg
Views:	0
Size:	481.1 KB
ID:	1701070  

Click image for larger version

Name:	9.jpg
Views:	0
Size:	404.3 KB
ID:	1701071   Click image for larger version

Name:	10.jpg
Views:	0
Size:	563.9 KB
ID:	1701072   Click image for larger version

Name:	11.jpg
Views:	0
Size:	375.3 KB
ID:	1701073  
vuitoichat_is_offline
Thanks: 11
Thanked 12,721 Times in 10,132 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 158 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
 
User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 16:34.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.12472 seconds with 12 queries