Hà Nội: Có một nơi không bao giờ được gọi bố - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Vietnam News | Tin Việt Nam


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Hà Nội: Có một nơi không bao giờ được gọi bố
Ở miền Bắc, người ta quen gọi cha là bố, c̣n ở miền Nam là quen gọi là ba. Thế nhưng ở làng Triều Khúc, hơn 1000 năm qua bao thế hệ ở đây chưa từng nghe tiếng gọi bố. Nơi đây là nơi khởi sinh ra điệu múa “ con đĩ đánh bồng”.

Theo lời người dân kể lại, từ khi lập làng trải qua hơn 1.000 năm, ở mảnh đất Triều Khúc (Tân Triều, Hà Nội) người ta chưa từng nghe bất kỳ ai gọi một tiếng bố.



Chuyện tưởng nhỏ, có thể nếu đi lướt qua ngôi làng này, nghe người dân xưng hô như vậy, chúng ta cũng chỉ thoáng lạ tai một chút rồi vội lướt qua bởi suy cho cùng, ba vẫn là một từ ngữ khá phổ biến, được nhiều người sử dụng. Thế nhưng, nếu ngồi lại đây, ngay tại ngôi làng cổ hơn 1.000 năm tuổi này, chúng ta sẽ có dịp t́m hiểu đằng sau tiếng ba giản đơn ấy là cả một câu chuyện rất dài.



Làng Triều Khúc hiện đă phát triển rất hiện đại với nhiều ngôi nhà cao tầng nhưng đâu đó, ở những góc nhỏ quanh làng vẫn c̣n lưu giữ được nhiều nét kiến trúc hoài cổ. Đó có thể là đ́nh, chùa hay cây đa, bến nước, những nhà thờ họ cổ kính hay một vài mái ṿm cổng bằng tre ngà, cây xanh mát rượi. Ở đây, không gian tuy ồn ào, bụi bặm v́ phát triển nghề thủ công nhưng trong những ngóc ngách sâu kín, khi đă chui lọt vào các kiến trúc cổ ấy, người ta hoàn toàn có thể "xuyên không", trở lại những tháng năm xưa cũ yên tĩnh và thanh b́nh đến lạ.



Nhắc về ngôi làng của ḿnh, người dân ở đây đều tỏ ra khá tự hào. Họ nói Triều Khúc là một thanh âm khác trong công cuộc đô thị hóa đang diễn ra trên khắp mảnh đất Thủ đô. Một bên, làng vẫn phát triển theo hướng hiện đại, một bên khác lại lưu giữ trọn vẹn nhiều nét truyền thống, từ kiến trúc cổ cho đến nếp sinh hoạt và đặc biệt là tín ngưỡng do cha ông truyền lại rất được giữ ǵn.

Cũng tại đây, hơn 1.000 năm đă trôi đi nhưng mỗi khi đứng trên mảnh đất này, người ta chưa một lần nghe thấy bất kỳ ai gọi cha là bố.

Theo ông Cai làng Nguyễn Huy Oanh, vào khoảng năm 779-780, khi Phùng Hưng đem quân đóng đại bản doanh ở làng Triều Khúc, nơi đây vẫn c̣n là một vùng đất rừng rậm hoang vu. V́ tin tưởng theo sự lănh đạo của ngài, dân làng đă di chuyển từ vùng đất khác lên theo, hỗ trợ binh lính đánh giặc. Cuộc kháng chiến của Phùng Hưng giành thắng lợi, quân lính rời đi nhưng người dân vẫn c̣n ở lại, từ đó lập ra làng Triều Khúc ngày nay.



Năm 802, sau khi Phùng Hưng qua đời, con trai của ngài lên ngôi và tôn xưng cha ḿnh là Bố Cái Đại Vương đồng thời ban cho dân làng Triều Khúc 300 quan tiền để dựng miếu thờ cha. (Thời xưa tục gọi Cha là Bố, Mẹ là Cái nên tôn hiệu Phùng Hưng là: Bố Cái đại vương). Cũng từ đó, dân làng tôn Phùng Hưng là Thành hoàng - người có công đánh trận và khai sinh ra xóm làng.

Giữ trong tâm một tấm ḷng chân thành như thế nên người dân Triều Khúc từ bao đời nay đều kiêng kỵ tuyệt đối, không nhắc, gọi tên húy của ngài. Ông Triệu Đ́nh Hồng (72 tuổi, nghệ nhân dân gian, một người cao tuổi tại Triều Khúc) khẳng định: "Hơn 10.000 nhân khẩu ở đây, chẳng ai dám gọi bố dù chỉ một tiếng".

Theo những người cao tuổi ở đây, khách đến thăm hay lưu trú ở làng Triều Khúc đều phải nhập gia tùy tục. Nếu cố t́nh gọi dù chỉ một tiếng bố, họ sẽ lập tức bị người dân nhắc nhở và chỉnh sửa. Lâu dần, ai nấy đều quen với việc gọi cha bằng ba hoặc thầy.

Từ nhỏ, khi bắt đầu học nói, bố mẹ sẽ dạy các con gọi cha bằng ba. Lớn lên, khi con nhận thức được mọi thứ xung quanh, họ sẽ đem câu chuyện về vua Phùng Hưng kể lại, giảng giải cho con hiểu lư do v́ sao không gọi bố.

Ở trường cấp 1, cấp 2 trong làng, từ thầy cô đến học sinh đều gọi chung một tiếng ba thay cho từ bố. Cứ như thế, nếp suy nghĩ phải kiêng kỵ tên húy của vị thành hoàng làng đă ăn sâu vào tiềm thức mỗi người, để rồi sau này dù có sống ở nơi đâu, họ vẫn không thể nào quên thói quen từ khi c̣n nhỏ.

Bạn Ngọc (học sinh THCS Tân Triều) tâm sự: "Từ bé ḿnh đă được ba mẹ dạy gọi như vậy nên không thấy ǵ lạ. Ngày nhỏ, khi chưa được giải thích kỹ lại ít được đi xa ḿnh c̣n nghĩ ở khắp Việt Nam, đâu đâu người ta cũng gọi cha bằng ba. Sau này đi học, ḿnh mới biết ít ra ở quanh Hà Nội, chỉ có Triều Khúc gọi như thế. Đem thắc mắc đi hỏi ba th́ ba kể chuyện cả buổi về Bố Cái Đại Vương. Ḿnh cũng chỉ c̣n nhớ đó là tên húy của thành hoàng làng Phùng Hưng cần kiêng kỵ nhưng kể cả không v́ lư do ǵ th́ từ bé đă gọi ba rồi nên ḿnh thấy quen thuộc, chẳng thể sửa được".

Trong khi đó, bạn Thạch (sinh viên ĐH Khoa học Xă hội & Nhân văn thuê trọ ở Triều Khúc) chia sẻ: "Ngày đầu đến đây ở thấy người dân xưng hô cha bằng ba cũng hơi lạ tai nhưng ở lâu nên ḿnh cũng quen. Khi được mọi người giải thích v́ sao phải kiêng từ bố th́ ḿnh càng tôn trọng tập tục của họ hơn. Ở lâu thấy tiếng ba nghe c̣n dễ mến, lắm lúc về nhà ḿnh cũng quen gọi như thế khiến bố mẹ thấy không quen. Vậy là ḿnh lại đem câu chuyện về văn hóa làng Triều Khúc ra kể th́ bố mẹ, ông bà đều rất thích và đánh giá nơi đó là vùng đất trọng lễ nghi".

Không chỉ kiêng tên húy của thành hoàng làng, người dân Triều Khúc c̣n rất tỉ mẩn trong việc lễ bái, thờ cúng vị thần này. Hàng năm, Triều Khúc tổ chức 2 lễ hội chính vào dịp đầu xuân để mừng ngày Phùng Hưng thắng trận và một dịp khác nhân ngày giỗ của ông vào 13/8 (Âm lịch).

Lễ nghi trong tất cả những ngày hội đều phải tuân thủ theo nghi thức từ ngh́n đời truyền lại và một trong những tiết mục không thể thiếu, chính là điệu múa "con đĩ đánh bồng".

Theo nghệ nhân Hồng, một người gắn bó với việc xây dựng, phát triển đội múa "con đĩ đánh bồng" tại thôn Triều Khúc đă nhiều năm th́ môn nghệ thuật này cũng được coi là một truyền thống cổ xưa, có lịch sử tồn tại hàng ngh́n năm.

Chuyện kể rằng xưa kia, khi Phùng Hưng lập doanh trại đánh giặc, xung quanh chỉ toàn nam nhân. V́ thế, mỗi lần thắng giặc mừng công, không có ai múa hát mua vui, tăng thêm khí thế hào sảng cho quân lính nhập trận mới. "Thế là Ngài ra lệnh cho thuộc hạ nam nhân đóng giả con gái, múa trống bống để mua vui cho binh lính".

Điệu múa "con đĩ đánh bồng" ra đời từ đó và đến bây giờ, nó hầu như chỉ xuất hiện trong những dịp tế lễ thành hoàng làng Phùng Hưng.

Ông Hồng cho biết, trước kia từ "đĩ" không phải là một từ mang ư nghĩa tiêu cực. Nó chỉ dùng để ám chỉ những người con trai giả dạng nữ nhân. Trong khi đó, theo ông Cai Oanh, trước kia v́ thấy thuộc hạ nam nhân giả gái, múa may quá lả lơi mà Phùng Hưng gọi họ là con đĩ.

Hiện nay, từ "đĩ" được hiểu theo nghĩa xấu, nhất là khi dùng nó để nói về phụ nữ. "Tuy nhiên, trong điệu múa "con đĩ đánh bồng" lại không hề có nữ nhân xuất hiện nên dù thời cuộc đă thay đổi, người dân trong làng vẫn quyết định giữ lại tên gọi cũ".

Người dân Triều Khúc tin rằng, việc giữ ǵn thói quen gọi ba thay bố, lưu giữ điệu múa cổ truyền cũng là cách để họ giáo dục con trẻ tôn trọng ông cha, giữ vững đạo lư uống nước nhớ nguồn.

nguoiduatinabc
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 02-25-2021
Reputation: 20936


Profile:
Join Date: Apr 2016
Posts: 69,279
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	qc1-1496161397731.jpg
Views:	0
Size:	44.2 KB
ID:	1746757   Click image for larger version

Name:	t1-1496207772050.jpg
Views:	0
Size:	36.1 KB
ID:	1746758   Click image for larger version

Name:	qc2-1496161397732.jpg
Views:	0
Size:	41.7 KB
ID:	1746759   Click image for larger version

Name:	u-00466-1496162364772.jpg
Views:	0
Size:	50.4 KB
ID:	1746760  

nguoiduatinabc_is_offline
Thanks: 168
Thanked 4,965 Times in 3,999 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 21 Post(s)
Rep Power: 78 nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7
nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7nguoiduatinabc Reputation Uy Tín Level 7
Old 02-25-2021   #2
NhâmDoanhDoanh
R1 Thường Dân
 
Join Date: Feb 2021
Posts: 16
Thanks: 6
Thanked 3 Times in 2 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 4
NhâmDoanhDoanh Reputation Uy Tín Level 1NhâmDoanhDoanh Reputation Uy Tín Level 1
Default

Tao thấy dạo này người miền Nam cũng copycat dân Bắc gọi cha bằng "bố" lia lịa, và cũng ít gọi "má" mà thay bằng "mẹ" nhiều nh́ều hơn trước đấy chứ; cũng phải 90% đó nha, đúng không?
NhâmDoanhDoanh_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 22:35.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09350 seconds with 12 queries