Mới đây, chia sẻ trên báo Tiền Phong, Thương Tín bày tỏ thái độ khá bức xúc khi chưa được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú, dù ông đă đoạt 6 Huy chương vàng trong sự nghiệp diễn xuất của ḿnh.
Thương Tín cho biết, ngày xưa, ông không nghĩ tới danh hiệu nhưng gần đây, ông nhận thấy, được phong tặng danh hiệu NSƯT cũng là một sự ghi nhận với cống hiến trong nghề.
"Lúc trước, khi tôi ra Hà Nội họp báo cuốn hồi kư, tôi bước ngoài đường, có người chạy theo tôi nói: Anh xứng đáng NSND chứ không phải NSƯT đâu. Anh có muốn làm không, em giúp cho! Tôi nói: Cảm ơn em. Muộn quá rồi", Thương Tín cho biết.Nam diễn viên "Biệt động Sài G̣n" cũng cho rằng, đáng ra phải có một hội đồng theo dơi những nghệ sĩ trong nước, thấy ai xứng đáng th́ giới thiệu để phong tặng danh hiệu.
Thương Tín cũng than rằng, thời bao cấp, ông làm phim rất cực khổ. Ông đóng nhiều, trong đó có không ít phim kinh điển, lại được 6 huy chương vàng cả phim lẫn kịch nhưng vẫn không được ai "ngó ngàng" tới. Cuối đời, "chẳng được ǵ hết trơn".
Chia sẻ về cuộc sống hiện tại, Thương Tín cho hay, nơi vợ chồng ông thuê trọ bị phong tỏa từ nhiều ngày nay. Vợ con ông vẫn đang kẹt ở Sài G̣n, con gái không về quê đi học được. C̣n bao nhiêu tiền dự trữ đều mang ra mua đồ ăn. Ông nói, thỉnh thoảng cũng có mạnh thường quân cho túi gạo kèm ḿ gói.
Trước đó, Thương Tín bị đột quỵ và được các mạnh thường quân tặng tiền, hàng trăm triệu cùng chiếc xe hơi. Tuy nhiên, nam diễn viên "Biệt động Sài G̣n" vẫn than thở v́ sống khổ sở.Thương Tín vốn xuất thân là "dân kịch nói" nhưng ông nổi tiếng nhờ phim ảnh. Ông từng công tác tại Đoàn kịch nói Cửu Long Giang, Đoàn kịch Kim Cương, Đoàn kịch nói Thanh Niên… trước khi trở thành diễn viên tự do.
Thương Tín góp phần vào thành công vang dội của nhiều vở diễn danh tiếng trong Đoàn Kịch nói Kim Cương lừng lẫy một thời, như Bông hồng cài áo, Vực thẳm chiều cao, Huyền thoại mẹ, Trà hoa nữ…
Đặc biệt, thời c̣n công tác ở các đoàn kịch nói, Thương Tín nhiều lần đi diễn phục vụ ở vùng biên giới, vùng sâu vùng xa. Năm 1979, Thương Tín đi diễn phục vụ ở biên giới, đang diễn phải chui xuống hầm để tránh bom đạn.Thương Tín cũng tham gia nhiều cuộc thi, hội diễn, liên hoan sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc và mang về không ít huy chương. Theo lời ông nói là 6 huy chương vàng, trong đó có HCV vở "Màu giấy mới", "Đứng trước biển", "Huyền thoại mẹ"…
Ở lĩnh vực phim ảnh, Thương Tín cũng giành giải Diễn viên nam xuất sắc nhất Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6, năm 1982 với vai Tám Thương, phim "Bài ca không quên".
|