Cuộc chạy trốn khỏi vùng dịch - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Vietnam News | Tin Việt Nam


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Arrow Cuộc chạy trốn khỏi vùng dịch
Đêm xuống, Luân và 7 đồng hương Hà Tĩnh, từ siêu thị BigC Đồng Nai lên hai chiếc xe bốn chỗ, bắt đầu cuộc trốn chạy lần thứ 4 khỏi vùng dịch.

Cách nhau vài phút, Luân qua được chốt Đồng Nai, c̣n 5 nữ đồng hương bị bắt quay đầu. Chiếc xe chở Luân vẫn tiếp tục chạy theo quốc lộ 1A về hướng B́nh Thuận nhưng lần này không qua được chốt.

Không bỏ cuộc, trưa 12/9 cả nhóm tụ về siêu thị như cũ, gần tối di chuyển ra bến xe Dầu Giây. Tại đây họ gặp 7 người quê Quảng Trị và Nghệ An. Tất cả chấp nhận cùng nhau lên thùng xe đông lạnh. Đêm đó, tổ tuần tra trạm CSGT Hàm Tân, B́nh Thuận phát hiện họ trong chiếc xe đông lạnh, một số người đă bắt đầu khó thở.

Khi được hỏi lư do về theo cách này, Nguyễn Văn Luân, 28 tuổi, quê Can Lộc, Hà Tĩnh trả lời: "Ở lại không chết v́ bệnh cũng chết v́ đói".


Hai phụ nữ trong nhóm của Luân đang ngồi trong khu cách ly ở quê nhà Can Lộc, Hà Tĩnh, hôm 19/9. Ảnh: Luân Nguyễn

"Nhiễm bệnh hay chết đói" cũng là tên một báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố tháng 4/2020, nêu lên t́nh trạng nan giải của lao động phi chính thức trong đại dịch Covid-19. "Có tới 1,6 trong số 2 tỷ lao động làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi các biện pháp phong tỏa và kiểm soát dịch bệnh", báo cáo của ILO viết.

Theo Phó giáo sư Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đời sống xă hội (Social Life), hành động trốn trong thùng xe đông lạnh về quê phản ánh tâm lư bị mắc kẹt trầm trọng của người lao động di cư với gánh nặng hai đầu. "Họ phải lựa chọn một trong hai phương án, một bên là sức chống chịu cạn dần tại đô thị trong dịch bệnh kéo dài, với một bên quê hương - mối dây liên kết về mặt tinh thần", ông Lộc nói.

Kết quả khảo sát công bố đầu tháng 6 của Social Life, cho thấy gần 60% lao động di cư phải cắt giảm chi tiêu, gần 30% sử dụng tới các khoản tiết kiệm và 13% vay mượn sống qua ngày trong đại dịch.

Đại dịch khiến Luân, một công nhân xây dựng phải nghỉ việc từ tháng đầu tháng 7. Không đi làm, nhóm của anh vẫn phải tốn tiền pḥng trọ mỗi người hơn một triệu đồng và tiền ăn uống. Một tháng nằm nhà chờ chủ trả lương, họ chỉ ăn mỳ tôm.

Từ đầu tháng 7, hàng ngh́n lao động ngoại tỉnh bắt đầu rời khỏi miền Nam bằng tàu hỏa, xe máy, xe đạp, thậm chí đi bộ hàng trăm km để về quê. Hồi hương đồng nghĩa phí sinh hoạt rẻ hơn và họ có thể giúp đỡ hoặc được những người thân yêu giúp đỡ.


Người miền Trung từ TP HCM và các tỉnh phía nam, đi xe máy về quê tránh dịch Covid-19, tại đoạn quốc lộ 1A qua xă Hải Trường, Hải Lăng, Quảng Trị, ngày 2/8/2021. Ảnh: Hoàng Táo.

Khi nhóm của Luân nhận được lương th́ đường về nhà trở nên khó khăn hơn. Ngày 30/7, họ buộc phải di chuyển từ Bến Cát xuống pḥng trọ người quen ở Thủ Dầu Một (B́nh Dương) v́ dưới này có gạo, rau cháo cùng ăn. "Chúng tôi đi c̣n v́ để rút ngắn quăng đường ra quốc lộ 1A, một khi có cơ hội trở về quê dễ hơn", Luân nói.

Đêm 15/8, TP HCM tiếp tục ra chỉ thị "ai ở đâu ở yên đó" trong một tháng. Sớm hôm sau, nhóm của Luân mượn xe máy của những người đă về quê, ḥa vào ḍng người tháo chạy khỏi vùng dịch. Để tăng khả năng qua chốt, họ chọn đi quốc lộ 14, thay v́ 1A. Nhưng đến B́nh Phước họ cũng bị bắt quay đầu.

Cuối tháng 8, họ thuê một xe tư nhân chở ra quốc lộ 1A để đón xe về quê, nhưng lần này chạy được 20 km đă phải quay lại. Những ngày sau đó, họ tuyệt vọng liên hệ các hội nhóm từ thiện, hội đồng hương, ra ủy ban nơi đang tạm trú, kết hợp với người thân ở quê đăng kư để được về.

Đến lần thứ tư, cả nhóm quyết định làm liều. Không ai c̣n tiền, phải nhờ người thân ở quê chuyển tiền vào tài khoản, dự tính 5,5 triệu đồng mỗi người tiền xe và vài triệu đồng tiền phí cách ly nếu về được tỉnh nhà.

Luân là một trong số khoảng 230.000 lao động di cư có mặt tại TP HCM. B́nh thường, họ là nguồn lao động giá rẻ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xă hội của thành phố. Nhưng trong Covid-19 họ lại bị xem là gánh nặng với an sinh đô thị. Khi bị buộc phải rời khỏi thành phố, họ bị gọi là những người "không tuân thủ chính sách chống dịch, mang virus về quê nhà". Nguyễn Văn Luân kể, khi nhóm của anh vừa đặt chân đến đất quê hương, một ai đó đă nói "bọn bay làm khổ chúng tao".

"Tim tôi nhói lên", anh nói.

Không có hỗ trợ từ gia đ́nh như nhóm của Luân, nhiều người khác chấp nhận mắc kẹt với điều kiện dưới ngưỡng sinh tồn. Tại xóm trọ vơng ở B́nh Trị Đông B, B́nh Tân, hiện có 18 người đang tá túc nhưng chỉ có 10 người c̣n khả năng trả tiền thuê vơng 20.000 đồng một ngày. Dẫu vậy, họ vẫn may mắn hơn 60 người bị xua đi nơi khác để đảm bảo giăn cách, đa phần không có tiền thuê trọ, phải ngủ trong cống hay dưới gầm cầm.

"Hầu hết đă cắm xe, cắm chứng minh thư, điện thoại. Chỉ có vài người gia đ́nh ở quê thi thoảng gửi qua tài khoản của tôi ít tiền cầm cự", chủ quán, ông Nguyễn Văn Ḥa cho biết.

Mắc kẹt kéo dài, những lao động ngoại tỉnh này buộc phải mạo hiểm ra đường kiếm cái ăn. Sẩm tối ngày 18/9, bà Nguyễn Thị Hà, quê Hà Tĩnh trở về xóm trọ sau một ngày lẻn ra ngoài nhặt ve chai. Bà cho biết hôm nay nhiều người thương cho đồng nát, bà kiếm được 120.000 đồng, "mới trả được 6 buổi tiền trọ, vẫn đang c̣n nợ".

Chồng mất đă 18 năm, bà Hà nuôi hai con. Ba năm trước, bà một ḿnh vào Sài G̣n bán hàng rong, lượm đồng nát cùng với bệnh tim và dạ dày. Đă hai cái Tết bà bị ốm không về quê được. Suốt 3 tháng qua, bà hầu như không kiếm được đồng nào, thường xuyên khất nợ chủ trọ. Khó khăn nhất là từ tháng 7 khi chính quyền siết chặt giăn cách, người phụ nữ này không c̣n kiếm được cả cái ăn, nhiều bữa phải ăn nhờ của người khác. Khổ quá, nhớ quê, nhớ con, bà muốn về mà không có tiền. "Nhưng một nửa tôi không muốn về. Trên người tôi không có một thứ ǵ cả", bà nói.

Khác với bà Hà, ông Nguyễn Văn Sơn, 59 tuổi, quê Cà Mau tha thiết về quê. "Từ lúc bệnh phổi tái phát hồi tháng 6, tôi đă muốn về quê rồi mà đăng kư măi chưa có chuyến", người đàn ông từng làm bảo vệ cho một pḥng khám ở quận 3, chia sẻ.

Ông không thể trốn ra ngoài kiếm ăn như vài người khỏe trong xóm, chỉ trông chờ vào tiền người thân từ quê gửi lên. Hàng ngày ông và vài người ốm yếu khác đứng trong rào sắt nh́n ra ngoài, ṃn mỏi trông xe từ thiện đi qua. Khi thấy xe gần đến, ông leo qua rào chắn sang làn đường bên kia để xin. Nhận được gạo, được bánh mỳ, được rau... ông ôm ngực v́ tức thở.

Tại xóm vơng vẫn c̣n những hoàn cảnh khó hơn cả họ. Bà Vân 54 tuổi, quê Cà Mau, không con cái, sống bằng nghề bán vé số, chưa giăn cách đă thường xuyên thiếu nợ tiền vơng. Ông Tô Hùng, quê Tây Ninh đang bị xuất huyết năo, thoát vị đĩa đệm, chiếc xe máy là tài sản duy nhất đă phải bán chữa bệnh. Cả hai người được chủ trọ cưu mang vài tháng nay.


Bà Hà cũng như những người lao động tự do khác trong quán vơng chia nhau đồ ăn xin được, tối 18/9. Ba tháng qua, nhóm người ở đây sống chủ yếu bằng đồ cứu trợ san sẻ với nhau. Ảnh: Ḥa Nguyễn

Đầu tuần này, TP HCM thông qua gói hỗ trợ 7.300 tỷ đồng, ưu tiên lao động tự do và các hoàn cảnh khó khăn. Trước đó, thành phố đă triển khai hai gói an sinh gần 1.800 tỷ đồng, bên cạnh gói 26.000 tỷ đồng triển khai chung cả nước. Thành phố cũng cấp 14.000 tấn gạo đợt một, hơn 2 triệu túi an sinh cho người dân.

Trong các đợt cứu trợ này, thành phố đă cải thiện thủ tục để người lao động dễ và nhanh nhận được hỗ trợ. Tuy nhiên, theo Phó giáo sư Nguyễn Đức Lộc, các gói cứu trợ vẫn chưa đủ bao phủ và chưa kịp thời, dẫn đến t́nh trạng điển h́nh là ở TP HCM, lao động di cư bị thiếu ăn hoặc t́m đường trở về quê mang theo virus.

"Việc hỗ trợ người di cư không chỉ v́ lư do nhân đạo, đảm bảo ổn định xă hội mà c̣n đảm bảo nguồn lao động cho thành phố sau đại dịch", ông Lộc nói.

Chuyên gia cũng cho rằng chính quyền tại quê nhà cần thể hiện trách nhiệm xă hội của quê hương với những đóng góp của của lao động di cư.

Sau một ngày ra ngoài hôm 18/9, bà Hà c̣n mang về được 4 hộp cơm bộ đội cho. Bà góp cùng mọi người trong xóm. Bốn tháng qua, nếu không nương tựa vào nhau có lẽ đă có người trong số họ chết đói.

Trong khu cách ly tại quê nhà, Luân và 7 bạn cho biết đă không c̣n bất an nữa, nhưng họ lo cho những người c̣n đang mắc kẹt. Khi được hỏi có quay trở lại nơi đă đánh cược cả mạng sống để tháo chạy, Luân ngập ngừng đáp: "Không thể nói trước được".

sunshine1104
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 09-23-2021
Reputation: 24240


Profile:
Join Date: Feb 2015
Posts: 68,740
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	12.jpg
Views:	0
Size:	106.4 KB
ID:	1875935   Click image for larger version

Name:	13.jpg
Views:	0
Size:	101.9 KB
ID:	1875936   Click image for larger version

Name:	14.jpg
Views:	0
Size:	84.7 KB
ID:	1875937  
sunshine1104_is_offline
Thanks: 4
Thanked 3,693 Times in 3,238 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 19 Post(s)
Rep Power: 79 sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 01:01.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09961 seconds with 12 queries