11/25
Lỗi ở đâu?
Hôm 22 tháng 11 năm 2021, một chiếc xe 16 chỗ đưa đón học sinh ở huyện Sông Mă, Sơn La đang chạy th́ bị rơi cánh cửa sau, khiến bốn học sinh văng ra ngoài, ba học sinh bị thương, một học sinh tử vong.
Sau khi sự việc xảy ra, một lănh đạo huyện Sông Mă biện bạch với truyền thông Nhà nước rằng, có thể do lúc xe vào cua, các học sinh xô vào nhau nên cửa bị rơi, dẫn đến vụ tai nạn.
Theo thông tin được đăng tải bởi truyền thông VN, chiếc xe bị rơi cửa được sản xuất năm 2005. Điều đáng chú ư là xe đă “qua” được khâu kiểm định, lần gần nhất vào ngày 9 tháng 9 tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới tỉnh Sơn La và có hạn kiểm định đến hết ngày 8 tháng 12 năm 2021.
Với chi tiết trên, dư luận không khỏi đặt câu hỏi về quy tŕnh kiểm định an toàn xe cơ giới của Cục đăng kiểm và cụ thể là Trung tâm đăng kiểm Sơn La.
Điều này cũng không lạ khi chính báo chí Nhà nước từng đưa tin, nhiều trung tâm đăng kiểm vẫn cấp chứng nhận kiểm định cho những chiếc xe không đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Tuy vậy, báo chí VN lại không nói rơ ‘phép lạ’ để những chiếc xe được cấp chứng nhận an toàn dù nó thực sự không an toàn (!?).
Anh Tài, một người chở hàng thuê cho biết quy tŕnh để qua cửa đăng kiểm:
“Xe mới th́ nó cho một năm c̣n xe cũ th́ sáu tháng phải đi đăng kiểm một lần. Nhưng khi đi đăng kiểm th́ phải cho nó một vài trăm uống cà phê th́ nó dễ hơn. Xe có lỗi hay không mà cho tiền nó th́ nó cho qua luôn, cho qua hết, c̣n không cho tiền th́ nó bắt mấy lỗi nhỏ, đem đi sửa rồi vô đăng kiểm trở lại nữa.
Vô chỗ đăng kiểm th́ xếp hàng rồi nó để phiếu thứ tự lên kiếng chỗ cần gạt nước. Vô tới chỗ đăng kiểm th́ ḿnh xuống xe, bỏ tiền ‘cà phê’ lên chỗ cần thắng tay. Tự tụi nó sẽ biết rồi lấy. Có tiền th́ nếu xe có ǵ nó cũng cho qua, c̣n không th́ chút xíu ǵ nó cũng báo lỗi.
Họ kinh doanh th́ họ mua xe cũ, xe rẻ chở học sinh. Mấy cái đó th́ đút lót là nó cho qua luôn, nó kiểm định sơ thôi. Cho tiền là nó cho qua thôi à.”
Vô chỗ đăng kiểm th́ xếp hàng rồi nó để phiếu thứ tự lên kiếng chỗ cần gạt nước. Vô tới chỗ đăng kiểm th́ ḿnh xuống xe, bỏ tiền ‘cà phê’ lên chỗ cần thắng tay. Tự tụi nó sẽ biết rồi lấy. Có tiền th́ nếu xe có ǵ nó cũng cho qua, c̣n không th́ chút xíu ǵ nó cũng báo lỗi. Họ kinh doanh th́ họ mua xe cũ, xe rẻ chở học sinh. Mấy cái đó th́ đút lót là nó cho qua luôn, nó kiểm định sơ thôi. Cho tiền là nó cho qua thôi à. – Anh Tài
Trong một trả lời với truyền thông Nhà nước về lỗi và trách nhiệm thuộc về ai nếu xe c̣n hạn đăng kiểm, gây tai nạn, ông Ngô Hồng Hệ -Trưởng pḥng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm VN lúc bấy giờ cho rằng trong trường hợp sau giám định nếu do lỗi mất an toàn kỹ thuật mới đặt vấn đề xem xét sự liên quan trách nhiệm của đơn vị đăng kiểm, đăng kiểm viên. C̣n theo quy định tại Thông tư số 53/2014 của Bộ GTVT (về bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa phương tiện giao thông cơ giới đường bộ), chủ phương tiện, lái xe có trách nhiệm sửa chữa, duy tŕ chất lượng phương tiện giữa hai kỳ đăng kiểm.
“Lách luật” và “làm luật”
Nh́n nhận vấn đề trên ở góc độ làm thế nào để nhà xe “lách luật”, qua mặt đăng kiểm và an toàn giao thông, ông Tuấn Khanh, một người kinh doanh địa ốc ở Việt Nam nói với RFA rằng, đa số các phương tiện giao thông có dính líu đến kinh doanh, đến doanh nghiệp đều nằm trong tầm ngắm của cảnh sát giao thông. Muốn không mất doanh thu th́ phải chở quá tải để lấy phần chênh lệch nộp cho cảnh sát giao thông. Ông nói tiếp:
“Thật sự đăng kiểm bây giờ xe ǵ cũng có thể qua được hết. Cô nên nhớ, ở Việt Nam cái ǵ mà không mua được bằng tiền th́ mua được bằng thật nhiều tiền. Tuy vậy họ cũng không dám ẩu với xe chở học sinh tới mức cửa xe lỏng lẻo mà cho qua đâu. Đây là lái xe cẩu thả quên khóa cửa thôi. Tụi đăng kiểm nó chỉ dám ăn tiền mấy chiếc xe đ̣.
Nếu mấy chiếc xe này họ thuê để chở học sinh th́ lại có trường hợp này, do cảnh sát công lộ nó ăn tiền thành ra quy định xe chỉ được chở 16 học sinh th́ họ dám chở tới 26 học sinh. Nó nhồi nhét vô nó mới lời nhiều, mới có tiền đút lót cho tụi giao thông. Thành ra khi tụi nhỏ ngồi chật quá, xe quẹo mà cửa bung th́ mấy đứa nhỏ rơi ra.
Nên nhớ ở Việt Nam, xe quy định chở một tấn rưỡi th́ phải chở hai tấn rưỡi xe mới có ăn. Nhà xe phải kiếm lời để có tiền lo cho công lộ, công lộ phải ăn tiền, thành ra ở Việt Nam có nhiều điều không nói lên được.”
Nên nhớ ở Việt Nam, xe quy định chở một tấn rưỡi th́ phải chở hai tấn rưỡi xe mới có ăn. Nhà xe phải kiếm lời để có tiền lo cho công lộ, công lộ phải ăn tiền, thành ra ở Việt Nam có nhiều điều không nói lên được. – ông Tuấn Khanh
Ông Khanh nói thêm, cảnh sát giao thông bây giờ không nhận tiền trực tiếp từ người vi phạm mà thông qua một tủ thuốc lá lẻ bên đường. Lỗi ǵ th́ bao nhiêu tiền, người bán thuốc lá sẽ cho biết. Đưa tiền xong, lấy gói thuốc sẽ được đi.
Hầu như những người mà RFA trao đổi đều biết việc thông đồng cho cảnh sát giao thông ăn là vi phạm pháp luật và ‘làm hư’ lực lượng này, nhưng v́ miếng cơm manh áo, họ đành chấp nhận để c̣n có thời gian đi kiếm cơm nuôi gia đ́nh.
Ông Vơ Minh Đức, chủ một doanh nghiệp vận tải ở TP.HCM chia sẻ quan điểm của ḿnh với RFA rằng:
“Cái quy luật chung trong giao thông ở Việt Nam nó có tệ nạn xấu là ‘mua đường’. Nếu phương tiện giao thông của họ hoạt động trong một phạm vi bán kính hẹp ở địa phương nào đó, th́ v́ lợi nhuận họ sẵn sàng bỏ một số tiền nhất định nào đó để mua các lực lượng chức năng. Nói thẳng ra là họ chung chi, đút lót để lực lượng này bỏ qua các sai phạm trong giao thông, như chở quá tải chẳng hạn. Không chỉ CSGT đâu mà c̣n lực lượng gọi là Thanh tra giao thông đường bộ nữa. Cánh lái xe sợ đám này hơn sợ CSGT nhiều.”
000_Hkg987479.jpg
H́nh minh hoạ: Một vụ tai nạn giao thông trên đường cao tốc ngoại thành Hà Nội. AFP
Thống kê của Cục Đăng Kiểm Việt Nam cho thấy cả nước có khoảng 230 trung tâm đăng kiểm chịu trách nhiệm kiểm định cho khoảng bốn triệu ô tô đang lưu hành. Thời gian qua, nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra có nguyên nhân là do các phương tiện mất an toàn kỹ thuật.
Đầu năm 2020, báo Pháp Luật có bài viết “Đăng kiểm làm tiền ở hai trung tâm TP.HCM”. Theo đó, với dây chuyền kỹ thuật đăng kiểm hiện đại, nếu các đăng kiểm viên làm việc “trong sạch” th́ những chiếc xe cũ nát không đạt an toàn để lưu thông, những xe chở quá trọng tải hay xe mất thắng “lọt” đăng kiểm là điều không thể. Tuy nhiên, thực tế ở nhiều nơi, chuyện xe không đủ điều kiện kỹ thuật vẫn được cấp giấy chứng nhận kiểm định xảy ra như cơm bữa, miễn là chủ xe, tài xế chịu chung chi.
Theo Điều 17 Nghị định 139/2018/NĐ-CP th́ đăng kiểm viên bị tạm đ́nh chỉ tham gia hoạt động kiểm định từ một tháng đến ba tháng trong trường hợp làm sai lệch kết quả kiểm định, hoăc không tuân thủ đúng quy định, quy tŕnh, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các hướng dẫn có liên quan đến công tác kiểm định.
Tuy cả nước có hàng trăm trạm đăng kiểm, nhưng trong sáu tháng đầu năm 2021, chỉ có 12 đăng kiểm viên bị Cục Đăng kiểm Việt Nam đ́nh chỉ chức danh từ một đến hai tháng do vi phạm quy tŕnh, quy chuẩn kiểm định xe; chỉ có ba trung tâm đăng kiểm trên cả nước bị Cục Đăng kiểm Việt Nam đ́nh chỉ toàn bộ hoạt động một đến hai tháng.
Có lẽ chuyện xe không đạt chất lượng lưu thông mà vẫn chui tọt ‘lỗ kim đăng kiểm” cũng giống như các trạm đăng kiểm “qua mắt” Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ c̣n dài dài!
Theo RFA
|
|