Giá xăng khiến cả thế giới chao đảo - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Giá xăng khiến cả thế giới chao đảo
Thế giới chao đảo vì giá xăng. Giá nhiên liệu tăng vọt đang không chỉ gây khủng hoảng cho người dân mà còn buộc các chính phủ trên khắp thế giới đau đầu tìm cách giải quyết.

“No es suficiente” (tạm dịch: Như vậy là chưa đủ) là thông điệp mà các nhà lănh đạo biểu t́nh ở Ecuador gửi tới tổng thống nước này vào tuần trước. Động thái trên diễn ra sau khi Tổng thống Ecuador Guillermo Lasso cho biết sẽ giảm 10 cent cho mỗi gallon (khoảng 3,78 lít) xăng và dầu diesel nhằm xoa dịu các cuộc biểu t́nh về giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao.

Sự giận dữ và sợ hăi về giá năng lượng bùng nổ ở Ecuador đang lan rộng ra toàn thế giới.

Tại Mỹ, giá xăng trung b́nh đă tăng lên 5 USD/gallon. Điều này tạo ra gánh nặng cho người tiêu dùng và buộc Tổng thống Joe Biden phải có những bước đi thận trọng trước thềm cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ vào mùa thu này, theo New York Times.



Nhưng ở nhiều nơi, sự tăng giá nhiên liệu c̣n tàn khốc hơn, kéo theo sự khốn khó của người dân cũng nặng nề hơn.

Các gia đ́nh lo lắng làm thế nào để giữ cho đèn sáng, để có b́nh xăng ôtô luôn đầy, căn nhà có hơi ấm và đủ nhiên liệu để nấu ăn. Các doanh nghiệp phải vật lộn với chi phí vận chuyển, vận hành gia tăng và yêu cầu tăng lương từ người lao động.

Vấn đề không của riêng ai
ỞNigeria, các nhà tạo mẫu sử dụng ánh sáng của điện thoại di động để cắt tóc v́ họ không có đủ nhiên liệu cho máy phát điện chạy bằng xăng.

Tuần trước, cảnh sát ở Ghana đă bắn hơi cay và đạn cao su vào những người biểu t́nh phản đối t́nh trạng khó khăn kinh tế do tăng giá xăng, lạm phát và một loại thuế mới đối với thanh toán điện tử.

Ở châu Âu, chi phí đổ đầy b́nh cho một chiếc xe cỡ trung ở Anh là 125 USD. Ngoài ra, Hungary đang cấm người lái ôtô mua hơn 50 lít xăng mỗi ngày tại các trạm dịch vụ.

Sự gia tăng đáng kinh ngạc của giá nhiên liệu có khả năng làm xáo trộn các mối quan hệ kinh tế, chính trị và xă hội trên toàn thế giới. Chi phí năng lượng cao có tác động phân tầng, gây lạm phát, buộc các ngân hàng trung ương tăng lăi suất, ḱm hăm tăng trưởng kinh tế và cản trở nỗ lực chống biến đổi khí hậu.

Giống như bất kỳ cuộc khủng hoảng nào, khủng hoảng năng lượng đẩy những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất vào những t́nh huống khắc nghiệt nhất. Cơ quan Năng lượng Quốc tế hồi tháng trước cảnh báo rằng giá năng lượng cao hơn đồng nghĩa với việc thêm 90 triệu người ở châu Á và châu Phi không được sử dụng điện.

Năng lượng đắt đỏ làm cho giá lương thực tăng cao, hạ thấp mức sống và khiến hàng triệu người bị đói. Chi phí vận chuyển tăng mạnh làm tăng giá của mọi mặt hàng, dù cho nó được vận chuyển bằng xe tải hay máy bay, từ giày, điện thoại di động, quả bóng đá cho đến thuốc kê đơn.

Eswar Prasad, nhà kinh tế học tại Đại học Cornell, cho biết: “Sự gia tăng đồng thời của giá năng lượng và giá thực phẩm là một cú đấm kép vào bao tử của người nghèo ở mọi quốc gia". Đồng thời, nó “có thể tạo ra những hậu quả mang tính phá huỷ cho nhiều nơi trên thế giới nếu tiếp tục diễn ra trong một thời gian dài”.

Ông Dione Dayola là người đứng đầu một tập đoàn vận tải hành khách bằng xe jeepney (một phương tiện giao thông công cộng phổ biến ở Philippines). Doanh nghiệp của ông từng có khoảng 100 tài xế. Bây giờ, chỉ c̣n 32 người trong số những người lái xe này đang làm việc. Những người c̣n lại đă bỏ nghề để t́m kiếm công việc khác hoặc chuyển sang ăn xin.

Ông Dayola cho biết trước khi giá nhiên liệu bắt đầu tăng, ông mang về nhà khoảng 15 USD mỗi ngày. Bây giờ, con số đó giảm xuống c̣n 4 USD. "Làm sao bạn có thể sống với bấy nhiêu đó tiền?", ông than thở.

Để tăng thu nhập cho gia đ́nh, bà Marichu, vợ của ông Dayola, bán thực phẩm và các mặt hàng khác trên đường phố. Hai con trai của ông cũng thỉnh thoảng dành khoảng 15 giờ mỗi ngày để lái xe jeepney.

Philippines chỉ mua một lượng dầu nhỏ từ Nga. Nhưng trên thực tế, mua dầu từ ai không thực sự quan trọng bởi giá được thiết lập trên thị trường toàn cầu. Không có quốc gia nào được hưởng ngoại lệ khi nói về giá dầu, dù cho đó là Mỹ - nhà sản xuất dầu lớn thứ hai thế giới sau Saudi Arabia.

Các chính phủ cũng "đau đầu"
Sau hai năm biến động do đại dịch Covid-19 gây ra, xung đột Nga - Ukraine đă đẩy thế giới đối mặt với những thách thức mới. Các lệnh trừng phạt, trả đũa đă khiến giá khí đốt và dầu tăng phi mă với tốc độ đáng kinh ngạc.

Giá năng lượng tăng vọt là lư do chính khiến Ngân hàng Thế giới sửa đổi dự báo kinh tế vào tháng trước. Theo đó, cơ quan này ước tính rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm hơn dự kiến, giảm xuống c̣n 2,9% trong năm nay, gần bằng một nửa so với năm 2021. Ông David Malpass, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, cảnh báo rằng: "Đối với nhiều quốc gia, suy thoái sẽ khó tránh khỏi".

Ở châu Âu, việc phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga đă khiến lục địa già đặc biệt dễ bị tổn thương khi giá cả cao và t́nh trạng thiếu hụt diễn ra. Trong những tuần gần đây, Nga đă giảm việc cung cấp khí đốt cho một số nước châu Âu.

Giá năng lượng đắt đỏ kéo dài đang khuấy động t́nh h́nh chính trị ở cả những quốc gia phát triển nhất.

Tháng trước, Tổng thống Joe Biden đề xuất đ́nh chỉ thuế xăng liên bang để giảm bớt phần nào giá cả nhiên liệu tăng cao. Trong tuần qua, các nhà lănh đạo của G7 cũng đă thảo luận về mức giá giới hạn đối với dầu xuất khẩu của Nga. Động thái trên nhằm giảm bớt gánh nặng lạm phát cho người tiêu dùng và giảm doanh thu xuất khẩu nhiên liệu của Nga.

Theo GlobalPetrolPrices.com, tại Lào, giá xăng hiện là hơn 7 USD/gallon. Cùng một đơn vị thể tích như trên, giá xăng ở New Zealand là hơn 8 USD, ở Đan Mạch là hơn 9 USD và ở Hong Kong là hơn 10 USD.

Các nhà lănh đạo của ba công ty năng lượng tại Pháp đă kêu gọi một nỗ lực “ngay lập tức, tập thể và quy mô lớn” để giảm mức tiêu thụ năng lượng của đất nước. Các công ty này cho rằng sự kết hợp giữa t́nh trạng thiếu hụt và giá cả tăng vọt có thể đe dọa đến “sự gắn kết xă hội” vào mùa đông tới.

Ở các quốc gia nghèo hơn, mối đe dọa này càng trở nên gay gắt hơn khi các chính phủ phải đau đầu giữa việc chọn lựa cung cấp thêm hỗ trợ công hoặc đối mặt với t́nh trạng bất ổn nghiêm trọng.

Ở Ecuador, các khoản trợ cấp khí đốt của chính phủ đă được thực hiện vào những năm 1970. Và mỗi khi chính quyền cố gắng băi bỏ chúng th́ đều nhận được phản ứng dữ dội từ người dân.

Chính phủ phải chi khoảng 3 tỷ USD mỗi năm để giữ giá khí đốt thông thường ở mức 2,55 USD và giá dầu diesel ở mức 1,90 USD/gallon.

Ngày 26/6, Tổng thống Ecuador Guillermo Lasso đă đề xuất giảm 10 cent cho mỗi gallon xăng và dầu. Tuy nhiên, Liên đoàn các dân tộc bản địa Ecuador đă bác bỏ đề xuất trên và yêu cầu giảm 40 cent cho giá xăng và 45 cent cho giá dầu. Hôm 30/6, chính phủ đă đồng ư giảm 15 cent cho mỗi gallon xăng và dầu. Các cuộc biểu t́nh sau đó đă lắng xuống.

New York Times dẫn lời Andrés Albuja, một nhà phân tích kinh tế, cho rằng khoản trợ cấp khí đốt chiếm gần 2% tổng sản phẩm quốc dân của Ecuador đang làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Chi tiêu cho y tế và giáo dục gần đây đă giảm 1,8 tỷ USD để thanh toán khoản nợ lớn của nước này.

Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador đang dùng tiền thu được từ bán dầu thô để trợ cấp giá xăng trong nước. Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng doanh thu mà chính phủ kiếm được từ dầu mỏ không thể bù đắp được số tiền mà họ đang mất đi do loại bỏ thuế xăng và cung cấp trợ cấp bổ sung cho các công ty vận hành các trạm xăng.

Ở Nigeria, nơi giáo dục, y tế và điện thường trong t́nh trạng thiếu thốn, nhiều người cảm thấy rằng trợ cấp nhiên liệu là điều mà chính phủ phải làm cho họ.

Tại Nam Phi, một trong những quốc gia bất b́nh đẳng về kinh tế nhất thế giới, giá nhiên liệu tăng cao đă làm tăng thêm khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.

Ṿng xoáy tăng chóng mặt của giá xăng và dầu đă thúc đẩy các nước đầu tư nhiều hơn vào các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời. Tuy nhiên, nhiên liệu hoá thạch cũng được tăng cường khai thác.

Tháng trước, Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường đă kêu gọi tăng sản lượng than để tránh t́nh trạng mất điện trong đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc và miền Trung nước này. Trong khi đó, ở Đức, các nhà máy than dự kiến ​​dừng hoạt động đang được tái đốt để cung cấp đủ năng lượng cho mùa đông.

Tuy nhiên, cơn "ác mộng" giá nguyên liệu có thể sẽ không chỉ đến một lần. Ông Fatih Birol, Giám đốc điều hành của Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết: “Chúng ta sẽ c̣n thấy giá năng lượng cao và biến động trong những năm tới”.

VietBF@ sưu tập

PinaColada
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 07-04-2022
Reputation: 35341


Profile:
Join Date: Oct 2013
Posts: 101,084
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	501.jpg
Views:	0
Size:	61.9 KB
ID:	2078020  
PinaColada_is_offline
Thanks: 9
Thanked 7,205 Times in 6,383 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 16 Post(s)
Rep Power: 113 PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 16:37.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06399 seconds with 12 queries