Noru trở thành siêu bão mạnh nhất 20 năm qua, tại sao? - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Noru trở thành siêu bão mạnh nhất 20 năm qua, tại sao?
Nguyên nhân Noru trở thành siêu bão mạnh nhất 20 năm qua. Theo Yale Climate Connections, mặc dù suy yếu khi càn quét qua Philippines, Noru sẽ trở thành một cơn bão cấp 3 khi đi qua vùng nước ấm ở Biển Đông.


Hình ảnh vệ tinh của bão Noru sáng 27/9. Ảnh: NICT.

Noru trở thành một trong những cơn bão có tốc độ gió tăng nhanh nhất trong lịch sử khí tượng Trái Đất hiện đại. Theo Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp của Mỹ (JTWC), khi ở ngoài khơi Thái Bình Dương, sức gió cực đại của Noru tăng từ 80 km/h (cấp 9) vào ngày 24/9 lên 249 km/h (cấp 19) chỉ trong 24 giờ sau đó.

Sức gió của bão Noru chạm mốc cấp 5, cấp mạnh nhất trong thang bão Saffir-Simpson. Các nhà khí tượng học chỉ ghi nhận một số ít cơn bão mạnh lên rất nhanh như Noru, theo NASA.

Yale Climate Connections cho biết mức tăng 169 km/h trong vòng 24 giờ của Noru xếp thứ 5 trong bảng kỷ lục toàn cầu. Xếp trên Noru là bão Patricia vào năm 2015 (193 km/h), Hagibis năm 2019 (193 km/h), Ambali năm 2017 (193 km/h) và Ernie năm 2017 (185 km/h).

Yale Climate Connections là chương trình của Trung tâm Truyền thông Môi trường Yale (YCEC), do tiến sĩ Anthony Leiserowitz thuộc Viện Môi trường, Đại học Yale, điều hành.

Theo đó, điều đáng chú ý là tất cả các cơn bão nhiệt đới này đã xảy ra trong bảy năm qua. Các đại dương ấm hơn do biến đổi khí hậu làm tăng đáng kể tỷ lệ xảy ra những cơn bão mạnh bất ngờ.

Địa hình “cứu” Philippines
Trên hình ảnh vệ tinh, mắt bão Noru rất rõ và sắc nét, hoàn lưu hẹp với mây bão xoắn mạnh. Đây là cấu trúc điển hình của những cơn siêu bão.

Ngay trước khi đi vào đất liền Philippines, Noru được ghi nhận là một cơn bão cấp 4 với sức gió 209 km/h, giảm khoảng 32 km/h so với 6 giờ trước đó. Tâm bão đi qua phía nam đảo Luzon, cách thành phố Manila khoảng 50 km.

Theo cơ sở dữ liệu về các cơn bão từ JTWC, chỉ có 6 cơn bão lớn (XSX trở lên) đã đi qua khu vực bán kính 80 km của Manila. Bão Noru tiến vào Biển Đông sau khi càn quét đảo Luzon trong 8 giờ đồng hồ.

Khoảng 20 cơn bão tàn phá Philippines mỗi năm. Quốc đảo này cũng nằm trong “Vành đai lửa Thái Bình Dương”, nơi xảy ra nhiều vụ phun trào núi lửa và động đất. Điều này khiến Philippines trở thành quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai nhất thế giới.

So với những cơn siêu bão khác đi qua Philippines, Noru để lại ít thiệt hại hơn.

Người dân phát thức ăn miễn phí ở thị trấn San Miguel, tỉnh Bulacan, Philippines. Ảnh: AP.

Siêu bão Rai (2021) và Haiyan (2013) để lại hậu quả nặng nề đối với miền Trung Philippines, nơi được coi là nghèo nhất đất nước. Khu vực này bao gồm nhiều đảo nhỏ, không được che chắn và cơ sở hạ tầng kém phát triển nên dễ tổn thương hơn trước bão.

Ngược lại, các thành phố tại đảo Luzon thường nằm sau hoặc giữa các khu vực đồi núi. Chính địa hình núi cao và phân hóa mạnh đã khiến sức mạnh của bão Noru bị gián đoạn và suy yếu xuống cấp 1 (tương đương mức gió từ 119 đến 153 km/h).

Chính phủ Philippines cũng đã kịp thời sơ tán hàng chục nghìn người tại những khu vực nguy hiểm. Theo NPR, bão Noru đã cướp đi sinh mạng của 6 người, bao gồm 5 nhân viên cứu hộ, gây mất điện ở 2 tỉnh và khiến người dân mắc kẹt trong lũ lụt.

Dù vậy, mưa lớn và gió mạnh từ cơn bão đã để lại hậu quả nặng nề đối với ngành nông nghiệp. Các quan chức của đảo Polillo cho biết hơn 300 ha lúa và 100% cây chuối đã bị phá hủy.

Sức mạnh bất ngờ của Noru khiến nông dân Philippines không kịp trở tay.

“Chúng tôi thực sự không may mắn khi bão đến ngay trước khi thu hoạch”, Danilo Fausto, chủ tịch Phòng Nông nghiệp và Thực phẩm Philippines, nói với Washington Post.

Noru mới chỉ là bắt đầu
Noru là cơn bão cấp 5 thứ hai được ghi nhận trong năm 2022. Theo xếp hạng của JTWC, năm 2022 đang có ít bão cấp 5 hơn so với trung bình từ năm 1990 đến 2021 (5,3 cơn bão cấp 5 mỗi năm).

Biến đổi khí hậu do con người gây ra không chỉ khiến những cơn bão trở nên mạnh hơn, mà còn khiến những cơn bão mạnh nhanh chóng như Noru trở nên phổ biến hơn. Nhiều cơn bão phát triển từ bão nhiệt đới lên cấp 3 trong vòng chưa đầy 24 giờ.

Hơn 90% lượng nhiệt dư thừa từ sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra đã được các đại dương hấp thụ. Theo dữ liệu từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, kể từ năm 1901, nhiệt độ bề mặt nước biển đã tăng trung bình 0,08 độ C trong mỗi thập kỷ.

Điều này rất quan trọng vì các cơn bão có được sức mạnh từ đại dương. Nước càng ấm, bão càng nhận được nhiều năng lượng. Nhiệt độ bề mặt nước biển cao hơn cho phép các cơn bão đạt mức gió tối đa lớn hơn, theo New York Times.

Một phân tích hình ảnh vệ tinh năm 2020 cho thấy khả năng một cơn bão trở thành cấp 3 hoặc cao hơn, với sức gió duy trì trên 177 km/h, đã tăng khoảng 8% mỗi thập kỷ kể từ năm 1979.

Lũ lụt tại San Ildefonso, tỉnh Bulacan, Philippines do bão Noru, ngày 26/9/2022. Ảnh: Reuters.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến bão là gió đứt chiều dọc. Gió đứt là sự thay đổi tốc độ hoặc hướng của gió trong một khoảng cách ngắn trong khí quyển. Đối với các cơn bão nhiệt đới, gió đứt chiều dọc rất quan trọng vì các cơn bão chiếm không gian dọc từ mực nước biển đến tầng đối lưu.

Cấu trúc của bão sẽ bị nghiêng khi gặp gió đứt chiều dọc mạnh, làm gián đoạn và phá vỡ dòng chảy nhiệt độ và độ ẩm. Gió đứt đưa không khí khô và lạnh vào tâm bão, khiến bão hoạt động kém hiệu quả và suy yếu.

Trong một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên Nature Scientific Reports, các nhà khoa học phát hiện ra rằng nhiệt độ ấm lên đang làm gió đứt suy yếu, cho phép các cơn bão mạnh lên nhanh hơn.

Dự đoán khó khăn
Sự gia tăng số lượng cơn bão mạnh lên nhanh chóng và không thể đoán trước đặt ra nhiều rào cản đối với các nhà dự báo thời tiết. Những đánh giá về cơn bão có ảnh hưởng lớn đến sự chuẩn bị của cộng đồng.

Khoảng thời gian đưa ra quyết định sẽ bị rút ngắn lại. Việc ban hành lệnh sơ tán quá sớm có thể khiến tình trạng tranh giành nơi sơ tán hoặc thực phẩm xảy ra một cách không cần thiết. Trong một số trường hợp, điều này có thể gây nguy hiểm và tốn kém hơn so với việc giữ nguyên vị trí.

Tuy nhiên, thông báo quá muộn hoặc không có thời gian thông báo cũng gây ra thảm họa tồi tệ không kém.

“Đó là cơn ác mộng tồi tệ nhất của một nhà dự báo”, Kerry A. Emanuel, nhà khí tượng học và chuyên gia về bão tại Viện Công nghệ Massachusetts, cho biết.

VietBF@ sưu tập

PinaColada
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 09-27-2022
Reputation: 35297


Profile:
Join Date: Oct 2013
Posts: 100,934
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	461.jpg
Views:	0
Size:	208.5 KB
ID:	2117324   Click image for larger version

Name:	462.jpg
Views:	0
Size:	198.7 KB
ID:	2117325   Click image for larger version

Name:	463.jpg
Views:	0
Size:	253.3 KB
ID:	2117326  
PinaColada_is_offline
Thanks: 9
Thanked 7,200 Times in 6,379 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 16 Post(s)
Rep Power: 112 PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 13:35.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06882 seconds with 12 queries