Hình ảnh vệ tinh hé lộ hàng rào nổi TQ chặn lối vào Bãi cạn Scarborough - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Hình ảnh vệ tinh hé lộ hàng rào nổi TQ chặn lối vào Bãi cạn Scarborough
Theo như nguồn tin độc quyền của Reuters cho hay rằng, gần nơi các tàu của Philippines và tàu cảnh sát biển Trung Quốc thường xuyên có các cuộc va chạm có một hàng rào nổi mới được dựng lên chặn lối vào khu vực này tư hình ảnh vệ tinh chụp Bãi cạn Scarborough ở Biển Đông hé lộ về hàng rào nổi này.

Hình vệ tinh chụp Bãi cạn Scarborough

Một trong những hình ảnh do Maxar Technologies chụp hôm 22/2 và Reuters được độc quyền xem cho thấy hàng rào này chắn ngang lối vào bãi cạn, nơi cảnh sát biển Trung Quốc tuần trước khẳng định họ đã xua đuổi một tàu Philippines ‘xâm nhập trái phép’ vào vùng biển mà Bắc Kinh nói của mình.

Philippines tuần trước vừa triển khai một tàu của Cục Nghề cá và Tài nguyên Thủy sản tới tuần tra ở bãi cạn và tiếp nhiên liệu cho ngư dân Philippines đang hoạt động ở khu vực này. Philippines nói rằng tuyên bố của Trung Quốc là ‘không chính xác’ và các hoạt động của Manila là hợp pháp.

Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với Bãi cạn Scarborough, dù bãi này nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Philippines. Một tòa án trọng tài quốc tế ở La Haye đã khẳng định rằng các tuyên bố của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lý – một quyết định mà Bắc Kinh bác bỏ.

Hành động của Trung Quốc biến rạn san hô này thành một trong những thực thể trên biển gây tranh chấp nhất ở châu Á và trở thành điểm nóng ngoại giao về chủ quyền và quyền đánh bắt cá.

Một hình ảnh khác của Bãi cạn Scarborough mà Maxar Technologies chụp được

Các hình ảnh vệ tinh củng cố một báo cáo và video do Lực lượng Tuần duyên Philippines công bố hôm Chủ nhật (25/2) cho thấy hai tàu bơm hơi của cảnh sát biển Trung Quốc đang triển khai các hàng rào nổi tại lối vào bãi cạn.

Lực lượng Tuần duyên Philippines nói rằng một tàu của cảnh sát biển Trung Quốc đã theo dõi tàu của Cục Nghề cá và Tài nguyên Thủy sản Philippines, “tiến hành các biện pháp ngăn chặn” cách bãi cạn khoảng 1,3 hải lý (2,4 km) và tiếp cận rất gần bãi này.

“Chúng tôi cho rằng (rào chắn) là dùng để nhắm vào các tàu của chính phủ Philippines vì họ lắp đặt nó mỗi khi họ giám sát sự hiện diện của chúng tôi trong khu vực lân cận đảo Bajo de Masinloc,” Jay Tarriela, người phát ngôn của Tuần duyên Philippines, nói.

Bajo de Masinloc là tên Philippines dùng để gọi Bãi cạn Scarborough.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nói rằng "Hoàng Nham Đảo", tên mà Trung Quốc đặt cho bãi cạn này, là "lãnh thổ vốn có của Trung Quốc".

Bà này nói: “Gần đây, phía Philippines đã thực hiện một loạt hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển gần bãi cạn này. Trung Quốc phải thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ cũng như quyền và lợi ích hàng hải của mình.”

Một hình ảnh vệ tinh khác cho thấy hoạt động được mô tả là "có khả năng Trung Quốc đánh chặn tàu của Cục Nghề cá và Tài nguyên Thủy sản Philippines " tại Bãi cạn Scarborough.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, tuyến hàng hải có lượng hàng hóa lưu thông mỗi năm hơn 3.000 tỷ USD.

Yêu sách của nước này chồng chéo với yêu sách của Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.

Ian Storey, một thành viên cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore, nhận định: “Những gì chúng ta đang thấy ở Bãi cạn Scarborough hiện nay có thể là sự khởi đầu cho việc Bắc Kinh đẩy lùi nỗ lực của Manila”.

Ông nói, kể từ khi Tổng thống Ferdinand Marcos Jr nhậm chức vào tháng 6/2022, Philippines đã thách thức sự hiện diện của Trung Quốc tại Scarborough và những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm ngăn chặn việc tiếp tế cho quân đội Philippines đóng tại Bãi cạn Second Thomas.

Ông Storey nói: “Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn chặn ngư dân Philippines đánh cá ở Bãi cạn Scarborough là hoàn toàn bất hợp pháp. Phán quyết của tòa trọng tài năm 2016 đã trao cho ngư dân của cả hai nước quyền đánh bắt cá ở đó. Manila chỉ đơn thuần ủng hộ các quyền hợp pháp của ngư dân Philippines."

Bãi cạn này được ưa chuộng nhờ nguồn cá dồi dào và màu nước ngọc lam tuyệt đẹp, cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho tàu thuyền khi có bão.

Bà Tarriela cho biết người Trung Quốc đã dỡ bỏ rào cản vài giờ sau khi tàu của Philippines rời đi. Các bức ảnh không cho thấy rõ rào chắn chắc chắn đến mức nào và liệu nó có gây trở ngại cho các tàu chiến lớn hơn hay không.

Trong một bài báo hôm Chủ nhật, tờ Global Times của Trung Quốc đăng bài viết trong đó nói rằng “Philippines đã lạm dụng và đơn phương phá hoại nền tảng thiện chí của Bắc Kinh đối với Manila” vốn cho phép ngư dân Philippines hoạt động gần đó, bằng cách xâm phạm chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc.

Bài báo dẫn lời các chuyên gia cho rằng: “Nếu những hành động khiêu khích như vậy vẫn tiếp diễn, Trung Quốc có thể buộc phải thực hiện các biện pháp hiệu quả hơn để kiểm soát tình hình”.

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 02-26-2024
Reputation: 67716


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 139,604
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	c1fe4fc0-d49c-11ee-b83b-0f87a864f372.jpg
Views:	0
Size:	57.6 KB
ID:	2340430  
vuitoichat is_online_now
Thanks: 11
Thanked 12,799 Times in 10,204 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 159 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
Old 02-26-2024   #2
cuoiviet
R4 Cao Thủ Võ Lâm
 
cuoiviet's Avatar
 
Join Date: Jun 2007
Posts: 564
Thanks: 540
Thanked 62 Times in 40 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 13 Post(s)
Rep Power: 18
cuoiviet Reputation Uy Tín Level 1cuoiviet Reputation Uy Tín Level 1cuoiviet Reputation Uy Tín Level 1
Supseries Resize Biển Đông: Tàu Trung Quốc xâm phạm các lô dầu khí của Việt Nam ở Bãi Tư Chính

Trường Sơn, RFA 19-02-202 :



Trung Quốc hôm 18 tháng 2 đã điều tàu hải cảnh đi vào khu vực các lô dầu khí của Việt Nam ở vùng biển Bãi Tư Chính, theo ghi nhận của SeaLight Project, một tổ chức chuyên theo dõi tình hình Biển Đông có trụ sở ở Hoa Kỳ.

Động thái này diễn ra chỉ một tháng sau khi lực lượng hải cảnh của Trung Quốc điều tàu lớn nhất của họ, với lượng giãn nước 12.000 tấn, tiến vào cùng biển xung quanh bãi đá ngầm này.

Dài 63km và rộng 11km, Bãi Tư Chính cách bờ biển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 160 hải lý, tức là nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Những động thái gần đây của Trung Quốc biến khu vực này trở thành tâm điểm của sự đối đầu giữa nước này với Việt Nam trên khu vực Biển Đông.

Việt Nam là nước duy nhất có sự hiện diện ở khu vực bãi ngầm Tư Chính thông qua hệ thống năm nhà giàn, được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1989 đến năm 1995, trong số đó, ba nhà giàn vẫn được vận hành ở thời điểm hiện tại.

Ngoài xây nhà giàn để khẳng định chủ quyền, Việt Nam cũng bắt đầu các hoạt động thăm dò dầu khí ở đây từ khá sớm, với việc dầu mỏ được tìm thấy lần đầu tiên ở Bãi Tư Chính vào năm 1994.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã liên tiếp tìm cách cản trở các hoạt động khai thắc và thăm dò dầu khí của Việt Nam ở khu vực này. Khiến cho quốc gia Đông Nam Á phải huỷ các hợp đồng thăm dò với các công ty nước ngoài, và chịu thiệt hại về tài chính.

Đơn cử như trong năm 2020, Việt Nam đã phải huỷ các hợp đồng thăm dò với hai công ty nước ngoài là Repsol và Noble, dẫn đến việc hai công ty này đệ đơn kiện đòi bồi thường.

Mục đích của Trung Quốc, theo các chuyên gia nghiên cứu tình hình Biển Đông, là ngăn không cho Việt Nam mở rộng phạm vi thăm dò và khai thác dầu khí ở khu vực Bãi Tư Chính, và cho đến nay, chiến lược này tỏ ra khá hiệu quả.

Trao đổi với đài Á châu Tự do, ông Ray Powell, Giám đốc Trung tâm SeaLight Gordian Knot for National Security Innovation, của trường Đại học Standford, cho biết nhận định:

“Tôi cho rằng Trung Quốc đã khá thành công, một phần là vì họ đã thành công trong việc ngăn cản các công ty thương mại hợp tác với phía Việt Nam, đơn cử như trường hợp của công ty Repsol của Tây Ban Nha một vài năm trước.

Bằng việc khiến cho các hoạt động thăm dò mới trở nên quá tốn kém và rủi ro, Trung Quốc đã thành công ngăn chặn Việt Nam mở rộng hoạt động.”

Từ trước đến nay, Việt Nam vẫn phụ thuộc vào các công ty nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, điển hình là các công ty của Nga. Liên doanh dầu khí Việt - Nga Vietsovpetro cũng là công ty duy nhất đang thực hiện khai thác ở Bãi Tư Chính.

Với việc quan hệ Nga - Trung Quốc trở nên khăng khít hơn kể từ khi Nga xâm lược Ukraine và hứng chịu các đòn cấm vận từ Phương tây, thì có lo ngại cho rằng Trung Quốc sẽ thuyết phục Nga từ bỏ hợp tác với Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn của đài RFA, giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cho biết đến cả Nga cũng sẽ khó có thể giúp Việt Nam:

“Trước khi Nga xâm lược Ukraine, tập đoàn dầu khi Gasprom là cổ đông lớn nhất của mỏ Natuna, thuộc Indonesia. Họ muốn xây đường ống kết nối Natuna với Bãi Tư Chính, rồi dẫn lên bờ ở Việt Nam để phát triển. Nhưng dự án đó đã bị huỷ bỏ.

Nếu tiến hành thì dự án đó sẽ khiến Trung Quốc phản ứng, còn Nga thì quá yếu để kháng cự.

Tôi cho rằng Nga sẽ phải nằm im thở khẽ để tránh khiêu khích Trung Quốc, bởi vì họ cần sự ủng hộ của Trung Quốc trong cuộc chiến với Ukraine.

Và đây sẽ là một dạng bình thường mới.”

Bằng việc ép các công ty nước ngoài từ bỏ hợp tác với Việt Nam, Trung Quốc hy vọng sẽ buộc Việt Nam phải hợp tác với chính Trung Quốc nếu muốn tiếp tục thăm dò và khai thác dầu khí ở Bãi Tư Chính, và các khu vực khác trên Biển Đông.

Và điều đó có nghĩa là công nhận các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực này.

Hẳn nhiên, đây là viễn cảnh rất khó chấp nhận đối với Việt Nam, tuy nhiên, cái giá của việc từ chối hợp tác với Trung Quốc, cũng không phải nhỏ. Theo ông Ray Powell:

“Chúng ta có thể nhìn vào trường hợp của Philippines, nước này gần đây không phát triển được bất cứ mỏ khí đốt mới nào ở khu vực Biển Đông, trong bối cảnh các mỏ hiện tại đang dần cạn trữ lượng thì Philippines sẽ phải đối diện với tình trạng an ninh năng lượng bị đe doạ. Do vậy nước này đang ở trong thế khó trong việc ứng xử với Trung Quốc, mà đối với Trung Quốc thì họ chỉ chấp nhận phương án phát triển chung.”

Còn giáo sư Carlyle Thayer thì cho rằng ‘chi phí cơ hội’ là thứ mà Việt Nam đang phải gánh chịu trước chiến lược của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính:

“Trong kinh tế tồn tại khái niệm chi phí cơ hội, Việt Nam đang không thể khai thác tài nguyên mà họ cần, trong trường hợp này là nguồn cung năng lượng, và khí đốt là một trong số đó, mà nguyên nhân chính là sức ép từ Trung Quốc.”
cuoiviet_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 16:46.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07671 seconds with 12 queries