Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đă bước sang giai đoạn mới khi Tổng thống Donald Trump một lần nữa áp thuế mạnh lên hàng hóa Trung Quốc.
Tuy nhiên, khác với phản ứng vội vă và có phần bị động trong nhiệm kỳ đầu của Trump, lần này Bắc Kinh đă chuẩn bị kỹ lưỡng, sẵn sàng đáp trả và bảo vệ lợi ích kinh tế của ḿnh.
Theo ABC News, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố loạt thuế quan mới đối với hàng hóa nhập khẩu, lănh đạo của Canada và Mexico ngay lập tức liên hệ với Nhà Trắng để t́m kiếm giải pháp. Tuy nhiên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh không có động thái tương tự. Bắc Kinh tuyên bố rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào với Mỹ cũng phải diễn ra trên cơ sở b́nh đẳng, không phải là một bên xin nhượng bộ từ bên kia.

Trung Quốc đă học từ cuộc chiến thương mại trước, chuẩn bị tốt hơn và phản ứng mạnh mẽ, nhưng thận trọng, trước thuế quan của Mỹ - Ảnh: Politico
Các quan chức Trung Quốc nhấn mạnh rằng họ sẵn sàng đàm phán nhưng cũng đă chuẩn bị kỹ lưỡng để đối phó với các mức thuế quan ngày càng cao. Kể từ khi ông Trump nhậm chức trong nhiệm kỳ thứ 2, thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc đă tăng 20%. Để tránh lặp lại kịch bản bị động như năm 2018, Trung Quốc đă ngay lập tức đáp trả bằng cách áp thuế lên các mặt hàng nông sản quan trọng của Mỹ và một loạt các sản phẩm khác.
Theo Sun Yun, giám đốc chương tŕnh Trung Quốc tại Trung tâm Stimson ở Washington, Bắc Kinh không có lựa chọn nào khác ngoài việc trả đũa khi Washington áp thuế mới. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng Trung Quốc không coi đây là một hành động gây hấn đơn thuần mà là cách bảo vệ lợi ích của ḿnh.
"Điều đó không có nghĩa là Bắc Kinh không muốn đàm phán, nhưng họ cũng không thể tỏ ra yếu thế hay cầu xin sự thương lượng", bà Sun Yun nhận định.
Thay đổi trong chiến lược
Khác với nhiệm kỳ đầu của ông Trump, lần này Trung Quốc không bị bất ngờ hay mất phương hướng. Trong suốt thời gian qua, Bắc Kinh đă chủ động xây dựng một loạt các biện pháp đối phó để bảo vệ nền kinh tế của ḿnh.
Trung Quốc đă thực hiện hàng loạt biện pháp đáp trả thuế quan từ Mỹ, bao gồm áp thuế 15% lên nhiều mặt hàng nông sản nhập khẩu từ Mỹ và đ́nh chỉ nhập khẩu gỗ xẻ. Bắc Kinh cũng tăng cường kiểm soát nhập khẩu và xuất khẩu nhằm gây áp lực lên các doanh nghiệp Mỹ. Đồng thời, Trung Quốc đă đưa 15 công ty Mỹ vào danh sách đen, hạn chế hoạt động kinh doanh trong nước.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ tiên tiến, giáo dục và các lĩnh vực trọng yếu để giảm sự phụ thuộc vào Mỹ. Nước này cũng đă đa dạng hóa thị trường xuất khẩu bằng cách mở rộng quan hệ thương mại với nhiều quốc gia khác ngoài Mỹ, giúp giảm sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Những chiến lược này giúp Trung Quốc linh hoạt hơn trong đối phó với các biện pháp kinh tế từ Washington.
Một yếu tố quan trọng giúp Trung Quốc có phản ứng nhanh chóng hơn chính là sự liên tục trong lănh đạo. Chủ tịch Tập Cận B́nh, người đă lănh đạo Trung Quốc trong cả hai nhiệm kỳ của ông Trump, có lợi thế trong việc đưa ra các quyết định chiến lược mà không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi chính trị nội bộ. Điều này cho phép Bắc Kinh có một cách tiếp cận nhất quán và linh hoạt hơn.
Theo Daniel Russel, Phó chủ tịch phụ trách an ninh và ngoại giao tại Viện Chính sách của hiệp hội châu Á, ông Tập sẽ không chủ động liên hệ với Trump trừ khi có một cơ hội thực sự rơ ràng.
"Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh sẽ không tham gia vào một cuộc gọi nếu điều đó có thể khiến ông bị đặt vào thế yếu hoặc bị xem là cầu xin. Thay vào đó, Trung Quốc đang phản công nhanh chóng nhưng có tính toán đối với từng mức thuế của Mỹ", ông Russel nhận định.
Lập trường kiên quyết của Trung Quốc
Phản ứng từ chính quyền Bắc Kinh đối với các đợt thuế quan mới của Trump đă cứng rắn hơn bao giờ hết. Trong tuyên bố chính thức, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu rơ: "Nếu chiến tranh là điều Mỹ muốn, dù là chiến tranh thuế quan, chiến tranh thương mại hay bất kỳ loại chiến tranh nào khác, chúng tôi sẵn sàng chiến đấu đến cùng".
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cũng khẳng định không một quốc gia nào vừa có thể vừa áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc, vừa mong muốn duy tŕ quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh.
"Những hành động hai mặt như vậy không chỉ gây tổn hại đến sự ổn định của quan hệ song phương mà c̣n làm suy yếu ḷng tin giữa hai bên", ông Vương tuyên bố.
Theo Scott Kennedy, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), Trung Quốc lần này đă "không c̣n bị sốc" bởi chiến thuật của ông Trump.
"Họ đă từng trải qua điều này trước đây. Giờ đây, họ đă chuẩn bị tốt hơn để hấp thụ tác động từ các cú sốc kinh tế", ông Kennedy nói.
Không giống như Canada hay Mexico, những quốc gia đă phải t́m cách thương lượng ngay khi ông Trump áp thuế, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược phản ứng có tính toán. Bắc Kinh không c̣n tỏ ra bị động như trước mà sẵn sàng trả đũa nhanh chóng nhưng vẫn giữ không gian cho các cuộc đàm phán.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung có thể sẽ c̣n kéo dài, nhưng rơ ràng, Bắc Kinh đă học được từ những bài học trước đây và đang áp dụng một chiến thuật linh hoạt hơn, đặt ḿnh vào vị thế vững chắc hơn để đối phó với các chính sách thương mại từ Washington.