Tổng thống Donald Trump nói việc Mỹ sáp nhập đảo Greenland là cần thiết để tăng cường an ninh quốc gia, quốc tế và NATO có thể "tham gia" việc này.
"Chúng tôi cần Greenland không chỉ v́ an ninh nước Mỹ mà c̣n v́ an ninh quốc tế" – Tổng thống Donald Trump nói với Tổng thư kư NATO Mark Rutte khi họ ngồi cạnh nhau trong Pḥng Bầu dục hôm 13-3 (giờ Mỹ) – "Hiện có nhiều thế lực đáng chú ư đang hoạt động quanh vùng biển đó và chúng ta phải hết sức cẩn trọng".
Theo đài RT, khi được phóng viên hỏi trực tiếp về khả năng sáp nhập ḥn đảo tự trị thuộc Đan Mạch vào Mỹ, ông chủ Nhà Trắng trả lời: "Tôi nghĩ chuyện đó sẽ xảy ra".
Tổng thư kư Mark Rutte đáp lại "không muốn kéo NATO vào chuyện này", lưu ư rằng vấn đề nên được thảo luận giữa các nước thuộc khu vực Bắc Cực.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thư kư NATO Mark Rutte hôm 13-3. Ảnh: Global Look Press
Kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức nhiệm kỳ 2 ngày 20-1, ông đă nhiều lần công khai muốn sáp nhập đảo Greenland vào Mỹ.
Những b́nh luận của Tổng thống Mỹ ngay lập tức vấp phải sự phản đối từ lănh đạo đảo Greenland sắp măn nhiệm Mute Egede.
Tổng thống Donald Trump lần đầu đưa ra ư tưởng mua lại Greenland vào năm 2019. Tới tháng 12-2024, chủ nhân Nhà Trắng tiếp theo lại khơi dậy ư tưởng và cho rằng việc sở hữu ḥn đảo Bắc Cực này là điều tối cần thiết cho an ninh nước Mỹ.
Dù ủng hộ chủ trương độc lập khỏi Đan Mạch cho Greenland nhưng nhà lănh đạo Mute Egede đă loại trừ khả năng bán ḥn đảo cho Mỹ.
Kể cả ông Jens-Frederik Nielsen, lănh đạo đảng Demokraatit vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cơ quan lập pháp Greenland, cũng lên tiếng phản đối.
"Tuyên bố của ông Donald Trump không phù hợp và một lần nữa cho thấy chúng ta phải đoàn kết trong những t́nh huống thế này" - ông Nielsen viết trên Facebook.
Các cuộc thăm ḍ ư kiến cho thấy hầu hết người dân Greenland phản đối việc gia nhập Mỹ, mặc dù đa số ủng hộ việc Greenland độc lập khỏi Đan Mạch.
Các nhà phân tích nhận định việc trao đổi với Tổng thư kư Mark Rutte hôm 13-3 cho thấy lần này Tổng thống Donald Trump muốn NATO tham gia vào nỗ lực biến đảo Greenland thành của Mỹ.
Trở thành vùng lănh thổ tự trị của Đan Mạch từ năm 1979, đảo Greenland ngày càng theo đuổi chủ quyền lớn hơn. Ḥn đảo hiện có chính quyền riêng nhưng Đan Mạch vẫn giữ quyền kiểm soát các vấn đề đối ngoại và quốc pḥng.
Đan Mạch dù bác bỏ đề xuất mà ông Trump đưa ra nhưng Copenhagen bày tỏ ủng hộ khả năng Mỹ tăng cường hiện diện quân sự tại Greenland, nơi hiện có một căn cứ của Mỹ.
NATO và đại sứ quán Đan Mạch tại Washington hiện chưa b́nh luận về tuyên bố mới nhất của Tổng thống Donald Trump.
=======
Các nhà lănh đạo của Greenland đă kiên quyết phản đối những phát biểu gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về khả năng sáp nhập Greenland, nhấn mạnh sự cần thiết phải đoàn kết và lập trường mạnh mẽ chống lại áp lực từ bên ngoài.
Trong cuộc họp với Tổng thư kư NATO Mark Rutte ngày 13-3 tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump cho biết, ông tin rằng Mỹ sẽ sáp nhập Greenland, một lănh thổ tự trị của Đan Mạch, đồng thời gợi ư NATO có thể tạo điều kiện cho việc sáp nhập diễn ra thuận lợi.
Tuy nhiên, ông Rutte đă nhanh chóng tách NATO khỏi vấn đề này, tuyên bố rằng bất kỳ cuộc thảo luận nào liên quan đến ư định sáp nhập Greenland của Tổng thống Trump đều nằm ngoài phạm vi của ông, đồng thời cho rằng NATO không nên can dự vào vấn đề này.
Tại Greenland, những b́nh luận của ông Trump đă vấp phải sự lên án mạnh mẽ từ giới lănh đạo chính trị vùng lănh thổ này.
Ông Jens-Frederik Nielsen, chủ tịch đảng Dân chủ và là nhân vật chủ chốt trong các cuộc đàm phán thành lập chính phủ mới, gọi những phát biểu này là "không phù hợp". Trong một bài đăng trên mạng Facebook, ông Nielsen đă kêu gọi người dân Greenland đoàn kết chống lại áp lực từ bên ngoài, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đoàn kết trong những t́nh huống như vậy.
Thủ tướng Greenland Mute Egede cũng đă phản đối những phát biểu của Tổng thống Mỹ, đồng thời kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp của lănh đạo các đảng.
Là ḥn đảo lớn nhất thế giới với dân số khoảng 60.000 người, Greenland từng là thuộc địa của Đan Mạch cho đến năm 1953, khi trở thành một phần không thể tách rời của Đan Mạch, người dân nơi đây được cấp quốc tịch Đan Mạch.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đă nhiều lần bày tỏ mong muốn giành được Greenland, thậm chí c̣n đề xuất khả năng sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, hồi đầu tháng này, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đă tái khẳng định rằng tương lai của Greenland là do người dân quyết định.
VietBF@ Sưu tập