Viện Kinh tế Thế giới Kiel vừa tiết lộ số tiền “khủng” mà châu Âu đă viện trợ cho Ukraine từ năm 2022 đến nay — vượt Mỹ tới 26 tỷ USD.
Theo báo cáo ngày 15/4 của Ukraine Aid Tracker thuộc Viện Kinh tế Thế giới Kiel, tổng viện trợ mà châu Âu phân bổ cho Ukraine kể từ năm 2022 lên tới 138 tỷ euro (157 tỷ USD), nhiều hơn Mỹ đến 23 tỷ euro (26 tỷ USD).
Dù Mỹ vẫn dẫn đầu ưu thế về viện trợ quân sự - với tổng cộng 65 tỷ euro (74 tỷ USD) , nhỉnh hơn châu Âu khoảng 1 tỷ euro (1,1 tỷ USD). Tuy nhiên, khoảng cách đang dần thu hẹp, khi Washington chưa phân bổ thêm gói viện trợ mới nào kể từ ngày 9/1, dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump vẫn chưa cung cấp thêm viện trợ cho Ukraine, trong bối cảnh ông đang thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn và tái thiết quan hệ với Moscow.
Ông Trump cũng từng biện minh cho việc tŕ hoăn viện trợ mới bằng tuyên bố rằng Mỹ đă viện trợ "tới 350 tỷ USD" cho Ukraine và phàn nàn rằng châu Âu đóng góp ít hơn Mỹ nhiều, tuy nhiên, báo cáo của Viện Kiel đă bác bỏ những tuyên bố này.
Vào tháng 3, chính quyền mới của Mỹ đă tạm dừng tất cả viện trợ quân sự và t́nh báo trước đây mà Tổng thống Biden đă phê duyệt để gây áp lực lên Kiev, buộc họ phải chấp nhận một thỏa thuận về tài nguyên khoáng sản.
Kết quả là viện trợ của Mỹ cho Ukraine đă bị đ́nh trệ kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức, trong khi châu Âu vẫn duy tŕ sự hỗ trợ ổn định. Điều này khiến Ukraine từng đối mặt với khoảng trống lâu dài trong việc phân bổ viện trợ mới từ Mỹ vào đầu năm 2024, khi một nhóm trong Đảng Cộng ḥa ủng hộ Trump đă ngăn chặn viện trợ này tại Quốc hội.
Các nhà nghiên cứu đă chỉ ra một số gói viện trợ đáng chú ư gần đây từ châu Âu, bao gồm gói viện trợ lớn nhất từ trước đến nay của Thụy Điển trị giá 1,6 tỷ USD, cùng sự hỗ trợ mới từ Đức, Vương quốc Anh, Na Uy và Đan Mạch.
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Ramstein lần thứ 27 vào ngày 11/4, Bộ trưởng Quốc pḥng Vương quốc Anh John Healey đă thông báo rằng các đồng minh — ngoại trừ Mỹ — đă cam kết viện trợ an ninh mới cho Kiev trị giá hơn 21 tỷ euro (23,8 tỷ USD).
Ukraine đă tăng cường kêu gọi viện trợ mới, đặc biệt là trong lĩnh vực pḥng không, khi Nga tiếp tục các cuộc tấn công không ngừng vào các thành phố Ukraine và từ chối thỏa thuận ngừng bắn tạm thời mà Kyiv và Washington ủng hộ vào tháng 3.
“Việc Mỹ tạm dừng viện trợ gây thêm áp lực lên các chính phủ châu Âu, buộc họ phải tăng cường viện trợ cả về tài chính và quân sự,” Taro Nishikawa, trưởng dự án Ukraine Support Tracker tại Viện Kiel, nhận định.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra sự chênh lệch giữa các quốc gia châu Âu, khi một số nền kinh tế lớn như Pháp, Ư, hay Tây Ban Nha đă phân bổ phần GDP ít hơn đáng kể so với các quốc gia Bắc Âu và Baltic, theo báo cáo mới nhất.
VietBF@ sưu tập
|