Tên lửa hành tŕnh Taurus của Đức có tầm bắn 500 km, khả năng xuyên phá mạnh và có khả năng tàng h́nh. Sau khi tân thủ tướng Đức Merz lên tiếng ủng hộ việc cung cấp tên lửa này cho Ukraine, phía Nga đă đưa ra cảnh báo nghiêm khắc.

Thủ tướng Đức đắc cử Friedrich Merz chủ trương viện trợ tên lửa hành tŕnh Taurus cho Ukraine đă gây phản ứng mạnh từ Nga và ở chính nước Đức. Ảnh: ZUMA.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 18/4 tuyên bố: “Động thái này (cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine) sẽ được Nga coi là sự tham gia trực tiếp của Đức vào cuộc xung đột Nga-Ukraine và Đức sẽ phải chịu mọi hậu quả phát sinh từ hành động này”.
Trước đó, ngày 13/4, ông Joachim Friedrich Merz người lănh đạo Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo/Xă hội Thiên chúa giáo (CDU/CSU), người sẽ nhậm chức Thủ tướng vào ngày 6/5/2025 tới đây, đă lên tiếng cho biết rằng Đức có kế hoạch cung cấp cho Ukraine tên lửa hành tŕnh tầm xa Taurus.
Tin cho biết, khi người dẫn chương tŕnh của kênh truyền h́nh quốc gia Đức Das Erste hỏi: “Ông có định cung cấp tên lửa hành tŕnh Taurus cho Ukraine vào lúc này không? Ông Merz trả lời: “Tôi luôn nói rằng sẽ làm điều này sau khi tham khảo ư kiến của các đối tác châu Âu. Các nước châu Âu, như Anh và Pháp đă cung cấp tên lửa hành tŕnh cho Ukraine, và Mỹ cũng đă cung cấp tên lửa. Điều này đ̣i hỏi sự phối hợp, và Đức cần tham gia”.
Chính trường Đức chia rẽ
Tuyên bố này của ông Merz đă gây ra sự phản đối ở trong nước Đức. Bộ trưởng Quốc pḥng Đức Boris Pistorius ngày 14/4 phát biểu rằng ông nghi ngờ kế hoạch của Merz. Pistorius cho biết tầm bắn và độ chính xác của tên lửa hành tŕnh Taurus cao hơn nhiều so với các tên lửa như Storm Shadow mà Anh và Pháp đă chuyển giao cho Ukraine, và có sự khác biệt rất lớn giữa hai loại tên lửa này.
Người phát ngôn của đảng Sự lựa chọn cho nước Đức (AFD) ngày 15/4 cho rằng, kế hoạch của ông Merz đă vượt qua lằn ranh đỏ, tức là Đức đang đe dọa tham gia vào cuộc chiến. Việc Đức cung cấp tên lửa hành tŕnh Taurus cho Ukraine là một bước đi làm leo thang t́nh h́nh và có thể kéo Đức vào một cuộc xung đột lớn không thể kiểm soát.
Trước đó, Ukraine và một số chính trị gia Đức đă nhiều lần đề nghị Đức cung cấp cho Ukraine tên lửa hành tŕnh Taurus, nhưng chính phủ Đức chưa bao giờ đồng ư với yêu cầu này.
Ông Olaf Scholz, Thủ tướng Đức lúc bấy giờ bày tỏ: “Theo tôi, Taurus là loại vũ khí có tầm bắn rất xa. Xét đến việc chúng ta không thể để mất quyền kiểm soát mục tiêu, loại vũ khí này không thể được sử dụng nếu không có sự triển khai binh sĩ Đức. V́ vậy, tôi đă từ chối cung cấp Taurus cho Ukraine”.
Một số nhà phân tích chỉ ra rằng những tiếng nói khác nhau ở Đức về việc có nên cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine hay không chỉ là một phần nhỏ trong số những bất đồng nghiêm trọng ở châu Âu về vấn đề viện trợ cho Ukraine. Nó phản ánh sự khác biệt về lập trường và lợi ích của việc giải quyết xung đột Nga-Ukraine trong nội bộ châu Âu , đồng thời cũng phản ánh thực tế rằng châu Âu khó có thể đạt được sự đồng thuận trong lĩnh vực an ninh.
Điều ǵ sẽ xảy ra nếu Đức cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine? Việc đưa tên lửa Taurus vào chiến trường sẽ có tác động như thế nào đến t́nh h́nh chiến trường giữa Nga và Ukraine?
Sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, viện trợ quân sự của Đức cho Ukraine đă tăng lên nhanh chóng. Trước đây, nước này đă cung cấp xe tăng Leopard-2, pháo pḥng không tự hành Gepard, xe chiến đấu bộ binh bánh xích Marder và một lượng lớn đạn dược cho Ukraine. Tuy nhiên, trước đây Đức vẫn rất thận trọng khi cung cấp tên lửa hành tŕnh Taurus. Giờ đây, ông Merz đă đồng ư trao tên lửa hành tŕnh Taurus, điều này có nghĩa là sẽ không c̣n bất kỳ hạn chế nào đối với viện trợ quân sự tiếp theo của Đức cho Ukraine.
VietBF@ sưu tập