Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS đang thể hiện rơ tham vọng tạo nên cơ chế đa phương để thách thức trật tự hiện có của thế giới vốn được Mỹ và phương Tây định h́nh từ sau Thế chiến 2.
Trả lời tờ Financial Times tuần qua, ông Celso Amorim, Cố vấn trưởng của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, cho biết Trung Quốc cùng các thành viên c̣n lại trong nhóm BRICS đang thiết lập một cơ chế giúp ổn định nền kinh tế toàn cầu giữa những bất ổn do Mỹ gây ra.
Đối đầu với Mỹ và phương Tây
Nguyên nhân được ông Amorim lư giải: "Khi Mỹ rút lui khỏi chủ nghĩa đa phương, khỏi trật tự kinh tế và xă hội mà chính họ đă tạo ra sau Thế chiến 2, th́ không gian cho BRICS sẽ tăng lên".
Thực tế, những năm qua, các thành viên của BRICS đă không ít lần ám chỉ định h́nh một giải pháp thay thế cho sự lănh đạo của phương Tây đối với nền kinh tế toàn cầu. Gần đây, chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump dẫn đến nhiều sự chỉ trích nhằm vào Washington, đồng thời điều này cũng khiến nội bộ phương Tây rạn nứt, nên được xem là cơ hội để BRICS, vốn đang chiếm khoảng 41% quy mô kinh tế toàn cầu, tăng cường vị thế. Theo tờ South China Morning Post, các thành viên BRICS đang bàn thảo để h́nh thành các nền tảng tài chính, đầu tư như Ngân hàng Thế giới (WB), đồng thời thúc đẩy cải cách hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra tại Nga vào tháng 10.2024
Thực tế từ năm 2010, các thành viên BRICS bắt đầu tăng cường thanh toán trực tiếp bằng nội tệ của nhau trong giao dịch thương mại. Các nước này cũng đa dạng hóa rổ tiền tệ trong dự trữ ngoại hối. Những động thái này nhằm giảm sự phụ thuộc vào USD. Thậm chí, BRICS c̣n thể hiện ư định phát triển tiền tệ chung nhằm thách thức vị thế của USD. Ư tưởng tiền tệ chung của khối BRICS gần đây đă nổi lên trở lại.
Không những vậy, từ năm 2015, BRICS đă thành lập Ngân hàng Phát triển mới (New Development Bank - NDB) đóng vai tṛ như một ngân hàng hỗ trợ đa phương dành cho nhóm này và một số nền kinh tế mới nổi. Có vốn điều lệ lên đến 100 tỉ USD, NDB thể hiện tham vọng thách thức vai tṛ của các định chế tài chính như WB, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Thách thức không nhỏ
Tuy nhiên, tham vọng trên của BRICS chắc chắn gặp thách thức không nhỏ. Trước hết là sức ép từ phía Mỹ. Điển h́nh, Tổng thống Trump mới đây đă tuyên bố nếu BRICS có thêm những động thái thách thức USD hay phát triển tiền tệ chung th́ Mỹ sẽ lập tức áp thuế 100% đối với hàng hóa của tất cả thành viên BRICS. Chủ nhân Nhà Trắng c̣n tuyên bố việc BRICS phát triển tiền tệ chung là "mối đe dọa đối với thế giới tự do".
Thực tế, không chỉ sức ép từ Mỹ mà ngay từ chính nội bộ BRICS đă tồn tại những cản lực cho kế hoạch chung.
Trong phân tích gửi đến Thanh Niên, Eurasia Group (Mỹ), đơn vị tư vấn và nghiên cứu rủi ro chính trị hàng đầu thế giới, nhận định: "Xét đến các hệ thống chính trị và mô h́nh kinh tế khác biệt rơ rệt giữa các thành viên, nhóm BRICS sẽ không bao giờ chia sẻ quan điểm chung về dân chủ, thương mại tự do và pháp quyền như Nhóm G7 gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ư, Nhật Bản và Canada. Lợi ích của các thành viên BRICS cũng không thống nhất. Ví dụ, Trung Quốc và Ấn Độ là đối thủ nhiều hơn là đồng minh". Rơ ràng, khi Trung Quốc và Ấn Độ c̣n tồn tại nhiều bất đồng sâu sắc, nhất là tranh chấp chủ quyền ở mức thỉnh thoảng xảy ra đụng độ, th́ khó có thể gắn kết chặt chẽ.
Sự thiếu gắn kết này c̣n tồn tại giữa các thành viên khác. Điển h́nh, khi bán dầu thô cho Ấn Độ, Nga không muốn nhận thanh toán trực tiếp bằng rupee mà muốn chuyển đổi sang nhân dân tệ (Trung Quốc) hoặc dirham (UAE) vốn được neo cố định về tỷ giá với USD. Sự thiếu gắn kết khiến cho việc nếu phát triển tiền tệ chung nhưng các thành viên BRICS vẫn muốn duy tŕ nội tệ th́ không dễ ǵ cân bằng tỷ giá giữa các loại tiền tệ chung và riêng.
Tương tự, trừ Nga và Iran vốn đang chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây, các thành viên c̣n lại của BRICS cũng không mặn mà sử dụng hệ thống thanh toán CIPS của Trung Quốc để thay thế SWIFT của Mỹ.
Đó chính là những cản lực khiến cho "canh bạc" của BRICS bị đánh giá là khó thắng.
VietBF@sưu tập