"Cộng Sản", "Marxist" (mác-xít), "xă hội chủ nghĩa",… toàn là những từ ngữ mà người Việt ở Mỹ thấy rùng ḿnh mỗi khi nghĩ đến. Bây giờ lại được ông Donald Trump, Tổng thống Mỹ, và phong trào MAGA (Make America Great Again) của ông đem ra sử dụng làm chiếc mũ chính trị chụp lên đầu những người chống đối, dù đó là quan ṭa, giáo sư đại học, phóng viên nhà báo…
Bà Laura Loomer, người có sức ảnh hưởng đặc biệt với ông Donald Trump, Tổng thống Mỹ, dám lên tiếng chụp mũ Đức Giáo Hoàng Leo XIV là "Marxist". (Ảnh: David Dee Delgado/Getty Images)
Thủ đoạn này tỏ ra khá hiệu quả v́ có gốc gác trong những trang đau buồn của lịch sử nước Mỹ, đang được đem ra cho sử dụng tràn lan dù răng bản thân ông Trump và những người MAGA có thể không tin đối thủ của họ thật sự là tín đồ một học thuyết đă bị vứt vào sọt rác lịch sử.
Đức Giáo Hoàng bị chụp mũ
Chỉ vài giờ sau khi Hồng y Robert Prevost được Mật Nghị Hồng y ở Vatican bầu làm Đức Tân Giáo hoàng Leo XIV hôm 8 tháng Năm vừa qua, vài nhân vật cộm cán của phong trào MAGA của Mỹ đă lập tức lên tiếng phỉ báng vị lănh đạo cao nhất của Giáo Hội Công giáo Hoàn vũ và vu cáo vị Giáo hoàng là Cộng Sản.
Trong lúc hàng triệu người Mỹ, nhất là các tín hữu Công giáo, thấy hết sức vui mừng v́ lần đầu tiên trong lịch sử 2,000 năm của Giáo hội La Mă có một vị chủ chăn là người
"đồng hương" th́ bà Laura Loomer, người có sức ảnh hưởng đặc biệt với Tổng thống Trump, vội vàng lên tiếng chụp mũ Đức Giáo hoàng là
"Marxist".
Bà ta đă viết trên mạng X:
"Ông ta là người chống Trump, chống MAGA, ủng hộ biên giới mở và là kẻ Marxist hoàn toàn như Đức Giáo hoàng Francis… Chỉ là một con rối Marxist nữa ở Vatican". Và bà ta cảnh cáo:
"Người Công Giáo không trông mong điều ǵ tốt đẹp cả".
Trước mật nghị ở Rome, ông Steve Bannon, nhân vật truyền thông gạo cội của MAGA từng là chiến lược gia của ông Trump, cảnh cáo Hồng y Prevost là
"một trong những con ngựa đen có thể trở thành Giáo hoàng".
"Rất tiếc ông ấy là một trong những kẻ cấp tiến nhất", ông Bannon nói trên
Fox News trước ngày các vị Hồng y bước vào Mật nghị.
Để vu cáo Đức Giáo hoàng Leo XIV, giới truyền thông MAGA đă đào xới lịch sử phát ngôn của Đức Giáo hoàng khi ông c̣n là giám mục trên mạng xă hội X từ năm 2011. Trên mạng, Hồng y Prevost thường ít cho đăng ư kiến cá nhân mà chỉ chia sẻ b́nh luận của các cơ quan truyền thông Công giáo lo ngại về các chính sách của chính quyền Trump trong vấn đề nhập cư và kiểm soát súng đạn…
Ư kiến gần đây nhất của Đức Giáo hoàng là phản đối lời phát ngôn của ông JD Vance, phó Tổng thống Mỹ, về tín lư
"ordo amoris" (order of love) và thỏa thuận ở Ṭa Bạch Ốc giữa ông Trump và ông Nayib Bukele, Tổng thống El Salvador.
Đức Giáo hoàng Leo XIV bị MAGA cho là có quan điểm chống đối Trump, chống chính sách trục xuất di dân của Mỹ mặc dù ai cũng thấy các b́nh luận của Hồng y Prevost hoàn toàn phù hợp với lời dạy của Chúa Giêsu và giáo lư Công giáo, đề cao ḷng thương xót và bao dung với những người bất hạnh.
Ai cũng biết, chủ nghĩa Cộng Sản vô thần luôn coi
"tôn giáo là thuốc phiện đầu độc nhân dân", đặc biệt là đạo Công giáo càng bị Cộng Sản coi là kẻ thù không đội trời chung v́ giáo lư Công giáo đề cao t́nh yêu, công bằng, bác ái trái ngược hẳn với học thuyết đấu tranh giai cấp đầy bạo lực giết chóc của Cộng Sản. Không có lời vu cáo nào lố bịch hơn, ngược ngạo hơn là chụp cho vị lănh đạo tối cao của Công giáo toàn cầu cái
"mũ Marxist", "cấp tiến" như vừa trích dẫn ở trên.
Quan ṭa cũng không thoát
Chỉ trong hơn 100 ngày cầm quyền đầu tiên, chính quyền Trump đă bị kiện gần 200 vụ về tính cách hợp pháp trong việc cho trục xuất và bỏ tù di dân lậu mà không qua xét xử đối với hàng ngàn người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp, đóng băng các khoản tài trợ đă được Quốc Hội phân bổ, sa thải hàng chục ngàn công chức chính phủ liên bang và giải tán hàng chục cơ quan đă được thành lập và hoạt động theo các điều luật quy định của Quốc Hội.
Rất nhiều vị chánh án, thẩm phán các ṭa án liên bang Hoa Kỳ, trong đó có nhiều vị do chính ông Trump và các Tổng thống Cộng Ḥa bổ nhiệm, đă ra lệnh tạm dừng hoặc hủy bỏ một số chính sách cực đoan như vậy. Hai vị quan ṭa nổi bật là Chánh án James Boasberg, ṭa liên bang khu vực thủ đô Washington D.C., người đă ra lệnh đ́nh chỉ việc trục xuất người nhập cư mà không qua xét xử đem nhốt một nhà tù khét tiếng tàn ác ở El Salvador; và Chánh án John McConnell, ṭa liên bang khu vực Rhode Island, người cho rằng Tổng thống Trump đă vượt quá thẩm quyền khi cho đóng băng các khoản tài trợ cho ngành giáo dục.
Hậu quả là các vị quan ṭa này đă bị những kẻ ủng hộ ông Trump liên tục quấy rối, đe dọa đốt nhà, ám sát… v́ bị cáo buộc là dám cản trở nghị tŕnh "làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại" của ông Trump. Gia đ́nh con cái các vị quan ṭa này cũng bị quấy rối, đe dọa lấy mạng.
Một bản tin Reuters ngày 2 Tháng Năm ghi nhận: “Boasberg và McConnell chỉ là hai trong ít nhất 11 thẩm phán liên bang có gia đ́nh đang đối mặt với lời đe dọa bạo lực hoặc quấy rối sau khi họ ra phán quyết phản đối chính quyền Trump.”
Hăng tin Reuters cũng cho biết, cho đến nay đă có khoảng 60 quan ṭa liên bang khu vực hoặc ṭa kháng án đă ra phán quyết tạm hoăn hoặc đ́nh chỉ một số sắc lệnh hành pháp của ông; vô h́nh chung họ đang trở thành nạn nhân của một chiến dịch đe dọa rất trầm trọng đến tính mạng và công vụ.
Chiến dịch đe dọa quan ṭa xuất phát từ những lời vu cáo chụp mũ Cộng Sản được đưa ra từ những giới chức cao cấp nhất của phong trào MAGA, kể cả ông Trump.
Ông Stephen Miller, phó Chánh văn pḥng Ṭa Bạch Ốc và là người vạch chính sách cho trục xuất di dân của ông Trump, kêu gọi người dân Mỹ sát cánh với Tổng thống chống lại
"bè lũ quan ṭa Cộng Sản", những kẻ đang rắp tâm giữ bọn khủng b” trong đất nước của chúng ta.
Tại Michigan trong lễ kỷ niệm 100 ngày đầu tiên tại nhiệm, ông Trump cũng tuyên bố tương tự:
"Chúng ta không thể cho phép một nhóm các thẩm phán Cộng Sản, cánh tả cấp tiến cản trở việc thực thi luật pháp của chúng ta". Ḥa giọng với ông Trump c̣n có nhiều nhân vật MAGA có ảnh hưởng lớn trên mạng xă hội như tỷ phú Elon Musk, bà
"trùm thuyết âm mưu" Laura Loomer…
Chỉ là những thủ đoạn chính trị
Chủ nghĩa Cộng Sản, thoát thai từ học thuyết của triết gia Đức Karl Marx (1818-1883) vào giữa thế kỷ 19 mà phần cốt lơi là xóa bỏ quyền tư hữu tài sản/phương tiện sản xuất và xây dựng chế độ của giai cấp công nhân, đă bị thất bại hoàn toàn với sự sụp đổ của Liên Xô và khối Cộng Sản Đông Âu đầu thập niên 1990 của thế kỷ 20 trước đây.
Một số quốc gia c̣n lại như TQ, Việt Nam, Bắc Hàn, Cuba… thực tế cũng đă vứt học thuyết của Marx vào sọt rác, chỉ c̣n giữ cái "vỏ bọc Cộng Sản" vốn chỉ là mô h́nh độc tài đảng trị kiểu Lenin cộng với chủ nghĩa tư bản chỉ để cố duy tŕ quyền lực độc tôn và trục lợi cho phe cánh. Chủ nghĩa Cộng Sản đă bị đào sâu chôn chặt sau khi đă gây ra cái chết của hàng chục triệu sinh mạng khắp thế giới; ngày nay t́m được một "
người Cộng Sản thứ thiệt" c̣n khó hơn hái sao trên trời.
Mặc dù Hiến Pháp Hoa Kỳ không cấm người dân theo Cộng Sản nhưng không một người có đầu óc b́nh thường nào lại tin rằng, chủ nghĩa Cộng Sản có thể tồn tại và phát huy tại Mỹ, thành tŕ của chủ nghĩa tư bản, nơi quyền tư hữu tài sản và các nguyên lư kinh tế thị trường được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Thế nhưng, ông Trump và những người MAGA của ông liên tục gọi những người đối đầu với ḿnh là
"những người Cộng Sản", dán cho họ một cái nhăn mác miệt thị và chất đầy gánh nặng lịch sử nước Mỹ?
Có thể khẳng định đây chỉ là một thủ đoạn chính trị nhằm làm sống lại nỗi sợ hăi của nước Mỹ trong quá khứ và lôi kéo những cử tri có mối hận thù với các chính thể độc tài mà họ đă từng tháo chạy. Thủ đoạn
"chụp mũ Cộng Sản" được sử dụng rộng răi trong các chiến dịch tranh cử của ông Trump, của các đảng viên Cộng Ḥa như bà Michelle Steel ứng cử Hạ Viện Liên Bang ở Orange County, và đă đem lại vài kết quả tốt.
Nước Mỹ đă trải qua nhiều giai đoạn đen tối liên quan đến bóng ma Cộng Sản mà cho đến ngày nay người ta vẫn c̣n khiếp sợ khi nhớ lại:
The Red Scare (Nỗi Kinh Hoàng Đỏ) năm 1917-1920, 1945-1950 và
chủ nghĩa McCarthyism (1950-1954), thời kỳ kinh hoàng khi các vụ điều tra, bắt bớ, giam cầm, sa thải bất chấp luật lệ diễn ra tràn lan nhân danh chống lại ảnh hưởng và gián điệp của Cộng Sản nằm vùng trong chính phủ và hệ thống đại học ở Mỹ.
Các giai đoạn đen tối này đă gần như bị lăng quên, cho đến khi ông Trump tái xuất hiện trên vũ đài chính trị. Trong cuộc chạy đua vào Ṭa Bạch Ốc hồi năm ngoái, ông Trump nhiều lần gọi bà Kamala Harris, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ, là
"đồng chí Kamala" với vẻ phỉ báng không hề che giấu.
"Tất cả những ǵ chúng ta phải làm chỉ là định nghĩa đối thủ của ḿnh là một người Cộng Sản hoặc một người theo chủ nghĩa xă hội hoặc một người sẽ phá hủy đất nước chúng ta", ông Trump nói với các phóng viên tại câu lạc bộ chơi golf của ḿnh ở New Jersey vào tháng Tám, 2024. Và ông đă giành chiến thắng vào tháng Mười Một, được hơn 77 triệu phiếu phổ thông, bằng 49.9% số phiếu bầu và 32% tổng số cử tri.
Phân tích số liệu bầu cử cho thấy, những cử tri trên 45 tuổi đă bỏ nhiều phiếu cho Trump hơn các đối thủ Dân Chủ; cử tri có nguồn gốc là người tỵ nạn Cộng Sản Cuba ở Florida, chống Cộng Sản Việt Nam ở California và Texas… đă góp phần vào chiến thắng sít sao của ông Trump trước ứng cử viên Kamala Harris.
Càng bị mất điểm, càng lớn tiếng chụp mũ
"Cộng Sản là một thuật ngữ chứa đầy cảm xúc tiêu cực, đặc biệt là với người Mỹ lớn tuổi lớn lên trong Chiến Tranh Lạnh", ông Jacob Neiheisel, một chuyên gia truyền thông chính trị tại đại học University ở Buffalo nói với hăng tin
AP.
"Việc bỏ vô thêm các thuật ngữ mang tính cảm xúc vào các đối thủ chính trị là một cách để giảm thiểu tính hợp pháp của họ trong mắt công chúng và tô vẽ họ theo chiều hướng tiêu cực".
Quan sát các diễn biến chính trị ở Mỹ cho thấy, khi tỷ lệ người dân ủng hộ ông Trump và những chính sách tấn công vào công bằng xă hội của ông ta càng suy giảm th́ những người MAGA lại càng đẩy mạnh thủ đoạn chụp mũ Cộng Sản, trong đời sống thực tế cũng như trên các mạng xă hội.
Cộng Sản đă trở thành một
"ông kẹ, một bóng ma tàn ác từ quá khứ mà MAGA muốn tạo dựng lại để cho cả xă hội Mỹ phải bị sợ hăi để ngoan ngoăn chấp nhận và đi theo sự dẫn dắt của ông ta và phong trào chính trị cực hữu mang nặng màu sắc cực đoan và phát xít".