Trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump kêu gọi mở lại nhà tù đáng sợ nhất nước Mỹ - Alcatraz, vụ vượt ngục khét tiếng nhất tại đây vẫn c̣n là một bí ẩn. Mặc dù nổi tiếng là nhà tù kiên cố trên đảo, nhưng vào tháng 6-1962, 3 tù nhân đă trốn thoát khỏi Alcatraz bằng… 50 chiếc áo mưa.Khi gợi ư mở lại nhà tù trên đảo Alcatraz ở ngoài khơi bờ biển California sau hơn 60 năm đóng cửa, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói: “Chưa từng có ai trốn thoát khỏi Alcatraz”. Nhưng sự thực là ngày 11-6-1962, Frank Morris cùng 2 anh em Clarence Anglin và John Anglin đă trèo qua ống thông gió trong pḥng giam lên mái nhà và lao từ pháo đài trên đảo Alcatraz xuống vùng nước đóng băng của vịnh San Francisco. Đến nay vẫn chưa rơ họ c̣n sống hay không. “Vụ án đó chưa kết thúc” - ông Art Roderick, một cảnh sát liên bang Hoa Kỳ (đă nghỉ hưu) tham gia vào cuộc điều tra sự việc trong gần 40 năm khẳng định.
Kế hoạch tỉ mỉ và công phu
Morris và anh em nhà Anglin phải thụ án tại nhà tù đáng sợ nhất của nước Mỹ v́ lư do trước đó họ đă liên tục thực hiện… vượt ngục. Các tài liệu của Cục Điều tra liên bang (FBI) cho thấy, anh em Anglin đến từ vùng nông thôn Georgia, bị kết án hơn 20 tội danh. Theo hồ sơ, vụ phạm pháp cuối cùng của họ là trộm tại một ngân hàng ở Columbia, bang Alabama. Họ đă bị bắt 5 ngày sau khi gây án khi đang trốn ở Ohio, cuối cùng lĩnh án 15 năm tù. Anh em Anglin đă được chuyển đến Alcatraz do âm mưu trốn trại ở Leavenworth, bang Kansas. Đó là nhà tù an ninh tối đa lớn nhất tại Mỹ khi đó. Họ được xếp cạnh pḥng giam của tù nhân Morris - kẻ cũng từng nhiều lần vượt ngục.
Allen West cũng là tù nhân tham gia âm mưu vượt ngục, nhưng cuộc trốn chạy vào đêm 11-6-1962, anh ta đă bị 3 người kia bỏ lại. Qua lời khai của Allen West cùng bằng chứng thu thập được, FBI đă dựng lên kế hoạch vượt ngục phi thường được thực hiện từ trong 6 tháng. Dụng cụ được đám tù nhân sử dụng là áo mưa lấy trộm từ những người bạn tù rồi dán lại với nhau để làm bè. Một chiếc đàn concertina (tương tự như đàn accordion) được chuyển đổi thành ống thổi để thổi phồng chiếc bè đào tẩu. Đây gần như là dụng cụ duy nhất không phải đồ ăn trộm do Morris (với chỉ số IQ là 133) đă mua nó từ trong tù với giá 28,69 đô la.
Phần khéo léo nhất trong kế hoạch của nhóm tù nhân là sử dụng các mảnh xi măng, bông, tóc (từ hiệu cắt tóc trong tù), keo dán và sơn để tạo ra 3 cái đầu giả. Những tác phẩm điêu khắc ngẫu hứng thô sơ và kỳ dị nhưng đủ chân thực ở khoảng cách xa để đánh lừa lính canh nghĩ rằng tù nhân đang ngủ say trên giường. Trong tài liệu mà FBI báo cáo sau khi vụ vượt ngục diễn ra được 3 ngày, đặc vụ Frank L. Price viết: “Phải thừa nhận những việc mà các đối tượng thực hiện để chuẩn bị cho vụ vượt ngục là rất công phu”. Một yếu tố khác có lợi cho nhóm phạm nhân này là sự xuống cấp của nhà tù. “Nhà tù đă không thực hiện bất kỳ sửa chữa nào vào thời điểm đó” - Cảnh sát trưởng (đă nghỉ hưu) Art Roderick cho biết.
Các điều tra viên phát hiện những tù nhân đă đục lỗ trên tường pḥng giam bằng cách dùng th́a khoan trong nhiều tuần và phủ b́a cứng lên các bức tường. Sau đó họ trèo lên các đường ống trong pḥng, tháo rời các nắp thông gió, trèo xuống mái nhà qua ống khói và vượt qua hàng rào. Họ đă hạ thủy chiếc bè và biến mất trong bóng tối lạnh giá.
Những manh mối thú vị
Sau khi 3 tù nhân trốn thoát, các điều tra viên đă lùng sục khắp vùng biển xung quanh Alcatraz nhiều giờ liền. Cảnh sát tiểu bang đă được đặt trong t́nh trạng báo động. Hồ sơ của FBI cho thấy, lực lượng tuần duyên và quân đội cũng đóng góp thuyền và trực thăng. Giám thị Blackwell thậm chí c̣n ra lệnh khám xét toàn bộ Alcatraz đề pḥng phạm nhân chỉ làm động tác giả chứ họ thực sự chưa rời đi. Cùng với đó, thông qua nắm lời khai của tù nhân Allen West, 100 binh lính và 35 cảnh sát quân đội đă lục soát đảo Angel nằm ở phía Bắc đảo Alcatraz. Hàng loạt manh mối xuất hiện, nhưng tất cả dường như đều không đi đến đâu cả. “Trong đời tôi chưa bao giờ gặp vụ án nào có nhiều manh mối như vậy” - Cảnh sát trưởng Roderick cho biết.
Manh mối đầu tiên cho thấy những kẻ vượt ngục có thể đă sống sót, nhưng không phải trên biển mà qua… đường bưu điện. Có lẽ đây là câu chuyện hài hước. Một bưu thiếp ghi địa chỉ nhận là “Giám đốc Trại giam Alcatraz” đă được gửi tới vào ngày 18-6, phía dưới kư tên “Frank, John, Clarence” với 3 nét chữ kư khác nhau. FBI đă thuê chuyên gia về chữ viết để giám định và kết quả là chữ kư “Clarence” có khả năng là giả mạo, c̣n chữ kư “John” và “Frank” không có mẫu để so sánh. FBI kết luận, do vụ án được đưa tin rộng răi nên tấm thiệp có thể là một tṛ giễu cợt của ai đó rảnh việc.
Trong ṿng vài ngày, những người t́m kiếm trên mặt nước gần đảo Alcatraz đă t́m thấy bằng chứng ít ỏi liên quan đến vụ đào thoát, bao gồm một phần mái chèo và áo phao tự chế. Hồ sơ của chính phủ cũng ghi nhận hàng chục người có thể đă nh́n thấy các tù nhân, nhưng không có thông tin nào được xác thực. Năm 1979, FBI đă kết thúc cuộc điều tra, họ chưa bao giờ t́m được bằng chứng nào cho thấy Morris và anh em nhà Anglin đă sống sót sau cuộc vượt ngục. “Họ được cho là đă chết” - một bản ghi nhớ năm đó nêu rơ. Nhưng Cục Cảnh sát liên bang - đơn vị chịu trách nhiệm bắt giữ những kẻ chạy trốn - chưa bao giờ đóng hồ sơ vụ này. Các áp phích truy nă 3 tù nhân vẫn c̣n trên trang web của cơ quan, thậm chí c̣n có cả ảnh dự kiến khuôn mặt 3 tù nhân ở độ tuổi 80 theo công nghệ hiện đại.
Tuy nhiên, bằng chứng được cho là 3 người c̣n sống vẫn tiếp tục xuất hiện. Năm 2003, chương tŕnh khoa học “MythBusters” của Discovery Channel đă hạ thủy chiếc bè áo mưa từ Alcatraz, mô phỏng các công cụ và hoàn cảnh của cuộc vượt ngục năm 1962. Đi theo ḍng hải lưu của vịnh về phía Tây hướng tới cầu Cổng Vàng (ngược với hướng tới đảo Angel), người dẫn chương tŕnh là Adam Savage và Jamie Hyneman đă lên bờ tại mũi Marin trên chiếc bè tự chế. Họ khẳng định khả năng sống sót của 3 tù nhân là “hoàn toàn có thể”.
Một thập kỷ sau, các nhà khoa học Hà Lan sử dụng mô h́nh máy tính về ḍng chảy trong vịnh và phát hiện ra anh em Anglin và Morris có thể đă đến khu vực cầu Cổng Vàng an toàn nếu họ rời đi trong khoảng thời gian từ 23h đến nửa đêm. Các nhân viên trại giam tin rằng, những tù nhân đă trốn thoát trong khoảng thời gian từ 22h30 - 23h hôm đó.
Hơn 40 năm sau, khi FBI chuyển giao cuộc điều tra cho Cơ quan Cảnh sát liên bang, các đầu mối vẫn tiếp tục xuất hiện. Gia đ́nh Anglin cho biết, họ đă nhận được bức ảnh từ một người bạn của gia đ́nh được cho là chụp cảnh 2 anh em Clarence và John ở Brazil vào năm 1975, điều mà Cơ quan Cảnh sát liên bang cho biết là không thể xác minh được. Vào năm 2013, FBI đă nhận được một lá thư được cho là của John. Người này cho biết sẵn sàng tự thú nếu được hứa công khai về việc điều trị ung thư và mức án tù 1 năm. Nhưng đến nay, các tù nhân trốn trại đều đă ở độ tuổi 90 nên khả năng c̣n sống gần như là không thể.
Câu hỏi về tương lai của Alcatraz
Vụ vượt ngục đầy kịch tính năm 1962 đă truyền cảm hứng cho bộ phim “Trốn thoát khỏi Alcatraz” của đạo diễn Clint Eastwood năm 1979. Điều này dường như đă củng cố quyết tâm của Tổng Chưởng lư Mỹ khi đó là Robert F.Kennedy rằng trại giam Alcatraz đă hết giá trị sử dụng. Ông Kennedy không đồng ư với quan điểm cho rằng nhà tù Alcatraz nên được giữ lại như một biện pháp răn đe đối với những tên tội phạm cứng đầu v́ các cơ sở khác có thể đảm nhiệm cùng vai tṛ với chi phí ít hơn.
Alcatraz đă bị đóng cửa vĩnh viễn vào năm 1963, nó vẫn nằm im cho đến khi Cục Công viên quốc gia bắt đầu chuyển đổi nơi này thành bảo tàng vào năm 1972. Kể từ đó, khuôn viên nhà tù cũ đă thu hút hơn 1 triệu du khách mỗi năm, trở thành một trong những Công viên quốc gia nổi tiếng nhất của Mỹ.
Đến nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại nh́n nhận địa điểm này theo cách khác hẳn. “Nó đại diện cho một điều ǵ đó rất mạnh mẽ về mặt luật pháp và trật tự. Đất nước chúng ta cần luật pháp và trật tự, Alcatraz là nơi điển h́nh cho điều đó. Chúng ta sẽ xem liệu có thể đưa nó trở lại dưới h́nh thức lớn hơn không, và thêm nhiều thứ nữa” - ông Donald Trump nói trong tuần vừa qua.
|
|