Hai quốc gia Baltic cảnh báo châu Âu không nên quay lưng với vũ khí Mỹ, giữa lúc EU muốn xây dựng ngành quốc pḥng tự chủ, giảm lệ thuộc Washington.
Theo trang tin en.defence-ua.com ngày 28/6, một cuộc tranh luận căng thẳng đang nổ ra tại châu Âu về tương lai của ngành công nghiệp quốc pḥng. Trong khi Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực thúc đẩy việc mua sắm vũ khí nội khối để tăng cường sự độc lập chiến lược, Litva và Estonia, hai quốc gia Baltic giáp biên giới với Nga, lại lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Họ cảnh báo rằng việc quay lưng với vũ khí của Mỹ là một động thái đầy rủi ro, nhấn mạnh rằng thị trường quốc pḥng châu Âu vẫn cần chỗ cho tất cả các bên, đặc biệt là các đồng minh xuyên Đại Tây Dương.
Cơn sóng ngầm tại EU
Những cảnh báo từ Bộ trưởng ngoại giao Litva và Estonia về việc không nên từ bỏ vũ khí của Mỹ không phải là không có căn cứ. Cả hai quốc gia này đều phụ thuộc nặng nề vào vũ khí do Mỹ sản xuất. Danh mục mua sắm của họ bao gồm hàng loạt hệ thống hiện đại như pháo phản lực HIMARS, tên lửa chống tăng Javelin, thiết bị bay không người lái Switchblade 600, tên lửa không đối không AIM-120-C8 và trực thăng Black Hawk.
Theo trang tin Breaking Defense, Bộ trưởng Ngoại giao Litva đă phát biểu rằng: "Thị trường có đủ chỗ cho tất cả mọi người, bao gồm cả các đồng minh xuyên Đại Tây Dương". Quan điểm này được Bộ trưởng Ngoại giao Estonia ủng hộ, người đă đề cập đến khả năng mua sắm từ Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc, đồng thời khẳng định ngành công nghiệp quốc pḥng Mỹ vẫn có thể nhận được một phần trong hàng ngh́n tỷ euro mà EU dự định chi cho quốc pḥng trong 7 đến 8 năm tới.
Cuộc tranh luận này diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng ḷng tin. Do đó, các chương tŕnh tín dụng quốc pḥng của EU được thiết kế để tập trung vào việc phát triển và mua sắm vũ khí nội khối, nhằm giảm sự phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài.
Thậm chí, ngay cả Ba Lan, đồng minh thân cận của Mỹ, cũng đang có những động thái xoay trục. Sau khi mua một lượng lớn vũ khí Mỹ, chính sách đối ngoại mới của Mỹ đă đóng lại những cơ hội tương tự, khiến Ba Lan phải chuẩn bị danh sách các sản phẩm vũ khí nội địa để nhận tài trợ từ các chương tŕnh của EU. Điều này được cho là không chỉ giúp tăng cường khả năng pḥng thủ mà c̣n hỗ trợ ngành công nghiệp quốc pḥng trong nước.
Cân bằng giữa độc lập chiến lược và nhu cầu cấp bách
Việc EU hạn chế thị trường quốc pḥng có thể mang lại lợi ích kinh tế và sự độc lập chiến lược cho các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra những vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là đối với các quốc gia Baltic.
Trên thực tế, Mỹ vẫn sở hữu kho dự trữ và năng lực sản xuất lớn hơn hẳn so với châu Âu, cho phép tăng cường quốc pḥng nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp. Hơn nữa, một số hệ thống vũ khí tiên tiến của Mỹ vẫn chưa có sản phẩm tương đương từ châu Âu, và t́nh trạng này có thể kéo dài trong nhiều năm.
Điều này khiến các quốc gia Baltic đứng trước một lựa chọn khó khăn. Họ muốn tăng cường năng lực pḥng thủ nhanh chóng để đối phó với các thách thức mới nổi, và việc từ bỏ nguồn cung từ Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ hay Hàn Quốc - những quốc gia có ngành công nghiệp quốc pḥng phát triển và sẵn sàng hợp tác - sẽ gây ra nhiều bất lợi.
Tuy nhiên mấu chốt của vấn đề nằm ở việc t́m kiếm sự cân bằng giữa độc lập chiến lược và nhu cầu thực tế. Việc tăng cường ngành công nghiệp quốc pḥng nội địa là vô cùng quan trọng để đảm bảo khả năng tự chủ của châu Âu. Nhưng nếu điều này được thực hiện một cách cực đoan, nó có thể làm suy yếu khả năng pḥng thủ trong ngắn và trung hạn, đặc biệt là đối với các quốc gia đang đối mặt với nguy cơ cao.
VietBF@ sưu tập
|