Theo như sự không ngờ, chỉ trong vài phút ngắn ngủi, chúng tôi lại nhận được một bài học lớn lao – bài học về sự tử tế giản dị mà ấm áp, về cách con người nơi đây âm thầm trao cho nhau những điều tốt đẹp nhất, chẳng v́ lư do ǵ cả. Một câu chuyện nhỏ nhưng đọng lại măi trong tim về một tấm ḷng tử tế vào một sớm lặng lẽ trên đất Mỹ. Không lời khoe khoang, không mong báo đáp, họ đi như một cơn gió nhẹ – để lại trong ḷng tôi cả một ngày nắng ấm.
Sáng nay, như mọi ngày, hai vợ chồng tôi rảo bước đi bộ thể dục quanh khu phố nhỏ thanh b́nh nơi đất Mỹ. Nhưng không ngờ, chỉ trong vài phút ngắn ngủi, chúng tôi lại nhận được một bài học lớn lao – bài học về sự tử tế giản dị mà ấm áp, về cách con người nơi đây âm thầm trao cho nhau những điều tốt đẹp nhất, chẳng v́ lư do ǵ cả.
Ngay trước hàng rào một ngôi nhà, vài món nội thất được đặt gọn gàng bên lề đường, phía trước có tấm giấy viết tay chữ “FREE”. Tủ đầu giường bằng gỗ khá đẹp – vợ tôi thích, tôi cũng thấy tiếc nếu để ai khác đến lấy trước nên vội chạy về nhà lái xe ra chở.
Nhưng không dễ. Hai cái tủ nặng hơn chúng tôi tưởng. Hai vợ chồng loay hoay khiêng măi mà không nổi. Đúng lúc đó, một người đàn ông gốc Mễ chạy xe bán tải ngang qua, thấy chúng tôi loay hoay th́ dừng lại, kéo cửa kính xuống và nói đơn giản:
“Tôi nghĩ xe của anh chị nhỏ quá, để tôi giúp chở giùm bằng xe của tôi.”
Chúng tôi sững người, chưa kịp phản ứng ǵ ngoài lời “cảm ơn” nghẹn ngào. Trong một xă hội coi trọng sự riêng tư như nước Mỹ, người ta thường không can thiệp vào chuyện của người khác nếu không được yêu cầu. Vậy mà người đàn ông ấy không ngại dừng lại, không ngại vất vả, và càng không cần biết chúng tôi là ai.
Cùng lúc đó, em trai của chủ nhà cũng lái xe về, thấy chúng tôi đang lấy đồ th́ vui vẻ bảo:
“Sao không lấy hết đi mà dùng? Đó là đồ của sinh viên người Phi, học xong về nước nên để lại cho ai cần th́ lấy.”
Không một chút do dự, cả hai – người đàn ông Mễ và em trai chủ nhà – cùng nhau khuân hai cái tủ lên xe. Họ không để chúng tôi đụng tay vào, có lẽ v́... thấy chúng tôi già rồi. Tôi nh́n mà thấy ḷng rưng rưng – họ không chỉ cho chúng tôi món đồ, họ cho đi cả sự tử tế, chu đáo và chân thành.
Tôi lái xe đi trước dẫn đường, nh́n qua gương chiếu hậu thấy chiếc bán tải theo sau, c̣n xe của em trai chủ nhà cũng bám sát. Có lẽ cậu ấy nghĩ người đàn ông Mễ sẽ cần giúp khiêng tủ xuống, nên t́nh nguyện đi theo hỗ trợ. Về đến nhà, cả hai không quản mệt mỏi, h́ hục đưa tủ vào tận pḥng ngủ cho vợ chồng tôi.
Không lời khoe khoang, không mong báo đáp, họ đi như một cơn gió nhẹ – để lại trong ḷng tôi cả một ngày nắng ấm.
Vợ tôi ngồi trên giường nh́n hai chiếc tủ, rồi nửa đùa nửa thật hỏi:
“Lượm đồ người ta cho về chất đầy nhà, mai này ḿnh về nước biết mang theo thế nào?”
Tôi cười đáp:
“Không sao, ḿnh sẽ để lại cho những người mới tới, giống như họ đă làm cho ḿnh hôm nay.”
Tôi ngưng một chút rồi nói tiếp, ḷng chợt chùng xuống:
“Cái khó là nếu mai này về quê mà ḿnh vẫn chưa học được ḷng tử tế của người Mỹ để mang theo...”
Giữa một buổi sáng b́nh thường, nơi xứ lạ, tôi thấy ḷng ḿnh được chạm đến bởi những người xa lạ – những con người mang trái tim lớn trong những hành động nhỏ. Không phải là đồ đạc, cũng chẳng phải lời nói – điều tôi mang về hôm nay là một bài học lặng lẽ về cách sống đẹp hơn. Và tôi mong, một ngày nào đó, tôi cũng có thể làm như họ – trao đi điều tốt đẹp mà không cần lư do.