Nh́n lại Hiệp định Vịnh Bắc Bộ sau 10 năm - VietBF
 
 
 

HOME

24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Online

Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 01-22-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 145,443
Thanks: 11
Thanked 13,676 Times in 10,930 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 43 Post(s)
Rep Power: 181
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Nh́n lại Hiệp định Vịnh Bắc Bộ sau 10 năm

Sau 27 năm đàm phán, hiệp định Vịnh Bắc Bộ được Việt Nam và Trung Quốc kư kết ngày 25/12/2000. Việt Nam được 53.23% và Trung Quốc được 46.77% diện tích Vịnh.

Hiệp định này đă gây ra nhiều tranh căi giữa người Việt.


Ở một thái cực là quan điểm cho rằng công ước Pháp-Thanh năm 1887 đă phân định toàn bộ Vịnh Bắc Bộ bằng kinh tuyến 108°3’ (đó cũng là quan điểm ban đầu của Việt Nam trong đàm phán), phân định lại là sai và thiệt hại cho Việt Nam. Ở thái cực kia là quan điểm cho rằng hiệp định Vịnh Bắc Bộ năm 2000 là công bằng.

Công ước Pháp-Thanh 1887

Công ước Pháp-Thanh về phân định biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc năm 1887 viết:

Các đảo phía đông kinh tuyến Paris 105 °43, kinh độ đông, tức là đường bắc-nam đi qua điểm cực đông của đảo Tch'a Kou hay Ouan-chan (Trà Cổ) và làm thành biên giới cũng được cho là của Trung Hoa. Các đảo Go- tho và các đảo khác phía tây kinh tuyến này thuộc về An Nam.

Những người Trung Hoa phạm pháp hoặc bị cáo buộc phạm pháp t́m nơi trú ẩn tại các đảo này, sẽ được, theo quy định củađiều 27 của Hiệp định ngày 25 tháng Tư năm 1886, t́m kiếm, bắt giữ và dẫn độ bởi Chính quyền Pháp.

Công ước không nói rằng kinh tuyến 105°43’ Paris, tức là kinh tuyến 108°3’ Greenwich, là ranh giới phân định biển cho toàn bộ Vịnh Bắc Bộ. Bản đồ đính kèm công ước vẽ ranh giới dọc kinh tuyến 105°43’ Paris từ cực đông đảo Trà Cổ ra biển và ngừng cách đảo khoảng 5 hải lư, tức là chỉ cho một phần rất nhỏ của Vịnh.

Vào năm 1887, Pháp, Việt Nam và Trung Quốc không có tuyên bố hay luật về chủ quyền hay quyền chủ quyền bao gồm toàn bộ Vịnh Bắc Bộ.

Luật ngày 1/3/1888 về lănh hải của Pháp tuyên bố lănh hải của Pháp rộng 3 hải lư. Nghị quyết ngày 9/12/1926 của chính phủ Pháp áp dụng luật lănh hải 3 hải lư này cho thuộc địa của Pháp. Nghị quyết ngày 22/9/1936 của bộ trưởng thuộc địa Pháp tuyên bố vùng đánh cá rộng 11 hải lư cho Đông Dương. Những vùng biển đó cách bờ (bao hàm của đất liền và đảo) dưới 12 hải lư.

Tới năm 1958 th́ khái niệm về thềm lục địa xa bờ hơn 12 hải lư mới được pháp điển hóa trong công ước quốc tế. Tới năm 1982 th́ khái niệm vùng đặc quyền kinh tế xa bờ hơn 12 hải lư mới được pháp điển hóa trong UNCLOS.

Những điều trên cho thấy, vào năm 1887, trong Vịnh Bắc Bộ, Pháp không cho rằng họ có chủ quyền hay quyền chủ quyền trong vùng biển cách bờ hơn 12 hải lư. Cũng không có chứng cớ là vào thời điểm đó Trung Quốc cho rằng họ có chủ quyền hay quyền chủ quyền trong vùng biển này.

V́ công ước Pháp-Thanh và bản đồ đính kèm không nói rằng công ước đă phân định toàn bộ vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ, và v́ khó có thể suy diễn rằng người ta phân chia cái người ta không cho rằng họ sở hữu, khó có thể cho rằng công ước này đă phân định toàn bộ vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ.

Sẽ hợp lư hơn nếu cho rằng kinh tuyến 108°3’ trong công ước chỉ phân chia đảo và phân chia lănh hải ven bờ. Như vậy, công ước Pháp-Thanh chưa phân định phần lớn Vịnh Bắc Bộ, và việc phân định là cần thiết.

Đường trung tuyến

Hiệp định Vịnh Bắc Bộ bao gồm 21 điểm phân định, trong đó điểm 1 đến 9 là ranh giới lănh hải 12 hải lư và điểm 9 đến 21 là ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa xa bờ hơn 12 hải lư.

21 điểm đó có công bằng hay không?

Trong phần lớn vùng biển hữu quan trong Vịnh Bắc Bộ, bờ biển Việt Nam và Trung Quốc đối diện nhau. V́ vậy, theo luật quốc tế th́ đường trung tuyến có điều chỉnh là nguyên tắc phân định công bằng nhất.

Thông tin chính thức của Việt Nam là:

● Ranh giới trong Vịnh là một đường trung tuyến có điều chỉnh.

● Đảo Cồn Cỏ được 50% hiệu lực, đảo Bạch Long Vĩ được khoảng 25% hiệu lực.

● Tỷ lệ diện tích Việt Nam, Trung Quốc đạt được, 1.135:1, gần bằng tỷ lệ chiều dài bờ biển Việt Nam, Trung Quốc, 1.1:1, cho nên hiệp định Vịnh Bắc Bộ là công bằng.

Tuy nhiên những thông tin trên không đủ để trả lời cho các câu hỏi về 21 điểm trong hiệp định có công bằng hay không.

Theo luật sư Brice Clagett th́ việc vạch ranh giới phải dựa trên cơ sở địa lư, và nguyên tắc tỷ lệ chiều dài bờ biển chỉ là một thước đo phỏng chừng cho sự công bằng. Tác giả bài này cho rằng dù tỷ lệ diện tích bằng tỷ lệ chiều dài bờ biển, vẫn có thể tồn tại những sự bất công mà nguyên tắc tỷ lệ chiều dài bờ biển không phát hiện được. V́ vậy cần phải xét đến các khía cạnh địa lư, quan trọng nhất là đường trung tuyến được vạch giữa những điểm nào và ảnh hưởng của các đảo của Việt Nam và Trung Quốc trong việc vạch và điều chỉnh đường trung tuyến – đó là mấu chốt của sự công bằng.
Hiệp định Vịnh Bắc Bộ

Hiệp định Vịnh Bắc Bộ. Nếu ṿng tṛn với tâm ở một điểm phân định tiếp xúc lănh thổ Trung Quốc và phủ trùm lên lănh thổ Việt Nam th́ điểm đó nằm gần lănh thổ Việt Nam hơn.

So sánh khoảng cách từ mỗi điểm 9-21 đến lănh thổ Việt Nam và Trung Quốc, tác giả nhận xét:

Điểm 9: gần các đảo Vĩnh Thực và Trần của Việt Nam hơn đất liền Trung Quốc khoảng 4 và 6 hải lư.

Điểm 10: gần các đảo Thanh Lam, Cô Tô và Bạch Long Vĩ của Việt Nam các đảo Vị Châu và Tà Dương của Trung Quốc khoảng 7, 7 và 14 hải lư.

Điểm 11, 12: tương đương đương với đảo Bạch Long Vĩ được “dời vào” đất liền khoảng 75% khoảng cách. Mặc dù như thế phù hợp với quan điểm chính thức là đảo được khoảng 25% hiệu lực, nhưng điều đó lại có nghĩa hơn hai ngàn đảo của Việt Nam trong vùng Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long đă không được hay chỉ được ít hiệu lực trong việc tính hai điểm này.

Điểm 12: gần vùng cửa Ba Lạt của sông Hồng hơn đảo Hải Nam khoảng 3 hải lư.

Điểm 13: gần vùng cửa Ba Lạt của sông Hồng hơn đảo Hải Nam khoảng 10 hải lư.

Điểm 14: gần vùng cửa Ba Lạt của sông Hồng hơn đảo Hải Nam khoảng 20 hải lư.

Điểm 15, 16: gần bờ biển vùng Ninh B́nh hơn đảo Hải Nam khoảng 12 hải lư.

Điểm 17: gần bờ biển phía nam Hà Tĩnh hơn đảo Hải Nam khoảng 27 hải lư.

Điểm 18: gần bờ biển phía nam Hà Tĩnh hơn đảo Hải Nam khoảng 3 hải lư.

Điểm 19, 20, 21: phù hợp với đảo Cồn Cỏ được 50% hiệu lực.

Cho đến nay chưa có thông tin chính thức để trả lời các câu hỏi thí dụ như:

1. Tại sao điểm 9 nằm gần các đảo của Việt Nam hơn đất liền Trung Quốc?
2. Tại sao điểm 10 nằm gần các đảo của Việt Nam hơn các đảo của Trung Quốc? Nếu sự thật là tất cả các đảo này đă bị bỏ qua trong việc tính điểm 10 th́ như thế có công bằng hay không?
3. Với quan điểm chính thức là đảo Bạch Long Vĩ được khoảng 25% hiệu lực, có vẻ như là hơn hai hàn ngàn đảo của Việt Nam trong vùng Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long đă không được hay chỉ được ít hiệu lực trong việc tính hai điểm 11, 12. Sự thật là thế nào và nếu đúng là như thế th́ có công bằng hay không?
4. Tại sao vùng cửa Ba Lạt đă không được tính tới trong việc tính điểm 12.
5. Tại sao các điểm 13, 14, 15, 16, 17, 18 nằm gần đất liền Việt Nam hơn đảo Hải Nam?

Kết luận

Quan điểm phê phán hiệp định Vịnh Bắc Bộ năm 2000 rằng công ước Pháp Thanh 1887 đă phân định toàn bộ Vịnh Bắc Bộ, có vẻ thiếu cơ sở pháp lư.

Ngược lại, quan điểm cho rằng hiệp định Vịnh Bắc Bộ năm 2000 là công bằng, vẫn chưa thuyết phục.

Những nghi vấn tồn tại có thể, nhưng không nhất thiết, có nghĩa hiệp định Vịnh Bắc Bộ là không công bằng. Điều chắc chắn là chưa có thông tin chính thức để giải thích chúng. Tác giả cũng không có giải thích công bằng cho tổng thể các nghi vấn này.

Hướng về tương lai, câu hỏi quan trọng là nếu Việt Nam và Trung Quốc kư kết hiệp định phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ th́ các điểm phân định có sẽ nằm gần lănh thổ Việt Nam hơn lănh thổ Trung Quốc hay không? Đó là chưa kể đến sự nan giải của tranh chấp quần đảo và vùng biển Hoàng Sa.

Tác giả xin cảm ơn Lê Trung Tĩnh, Phạm Quang Tuấn và Vũ Hữu San về góp ư và thảo luận hữu ích

Theo BBC
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	110122124006_vinh_bac_bo_226x170_bbc_nocredit.jpg
Views:	18
Size:	21.7 KB
ID:	257374
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC4

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 18:28.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09712 seconds with 12 queries