Cứ lần lượt hết người đàn ông này đến người đàn ông khác bỏ vợ con về “thế giới bên kia” khi làm nghề đưa đ̣ tại bến Phong Nha - Trằm Mé thuộc xă Sơn Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng B́nh) đă khiến nhiều người hoang mang, rùng rợn về nghề đưa đ̣ ở khúc sông bí hiểm này.
7 lái đ̣ lần lượt bỏ mạng
Vượt hơn 50km theo đường ṃn HCM từ TP. Đồng Hới, chúng tôi t́m đến “bến đ̣ chết chóc” qua lời kể của một người dân vốn sống ở gần khúc sông đó. Chúng tôi tiếp cận bến đ̣ Phong Nha - Trằm Mé thuộc thượng nguồn sông Son khi những cơn mưa rừng vừa mới dứt, nước thượng nguồn đang đổ về đục ngầu, chảy xiết.
Phải đi đ̣ qua bên kia sông, chúng tôi mới đến được nhà ông trưởng thôn Trằm Mé. Ngồi tiếp chuyện, vị trưởng thôn tên Nguyễn Văn Thông giới thiệu: Toàn thôn có 225 hộ, 1010 nhân khẩu, trong đó có đến 70% hộ nghèo. Đây là một địa bàn thuộc 135, địa h́nh rất khó khăn.
 |
Cha con ông Phan Xuân Thẩm đang đưa đ̣ tại bến Trằm Mé mà nhiều người đàn ông từng chết bí ẩn khi gắn bó với khúc sông này.
|
Địa h́nh chia cắt, bao nhiêu năm nay việc đi lại của người dân, học sinh đến trường…đều phải qua đ̣ . Hiện thôn Trằm Mé có 25 em học THPT, 78 em học THCS, 104 em học Tiểu học hàng ngày phải qua đ̣ đến trường. Nhu cầu đi lại của người dân cũng ngày càng tăng.
“Nghề đưa đ̣ tại bến sông này có nhiều người chết lạ quá, họ cứ chết ở tuổi 50 – 60 rứa nên ai cũng sợ, không dám theo nghề đ̣ ở khúc sông này nữa”, ông Thông tâm sự.
Nhấp li trà nóng, vị trưởng thôn lần lượt liệt kê về cái chết của những người đàn ông trong thôn từng chèo đ̣ ở bến sông Trằm Mé khiến chúng tôi không khỏi ớn lạnh.
Đầu tiên là cái chết của ông Nguyễn Văn Vui, hơn 60 tuổi vào năm 1978. Ông Vui chèo đ̣ được một thời gian th́ về đổ bệnh, ốm rồi chết.
Người thay thế ông Vui tiếp tục đưa đ̣ qua bến sông là ông Nguyễn Văn Đạo. Mới gắn bó với nghề chưa đầy 2 năm th́ ông Đạo cũng ốm rồi chết ở tuổi chưa đến 60. Trước đó, ông Đạo rất khỏe mạnh, chẳng mấy khi đau ốm ǵ, người làng ai cũng phải phục về sức khỏe của ông.
 |
Trưởng thôn Trằm Mé Nguyễn Văn Thông đang kể về những cái chết lạ của nhiều người đàn ông từng chèo đ̣ tại bến Trằm Mé.
|
Nghỉ không đi rừng, ông Nguyễn Văn Chấp nhận công việc chèo đ̣ cho đỡ cái sức hơn. Ai ngờ khi mới đến tuổi 57, ông cũng bị ốm một trận thập tử nhất sinh rồi bỏ lại vợ con “về đất” vào năm 1985.
Thay thế ông Chấp, anh Nguyễn Văn Đại tiếp tục đưa đ̣ giúp học sinh, mọi người qua sông. Làm được thời gian khá lâu ai cũng phục tay chèo trẻ, khỏe của anh Đại. Nhưng bỗng một ngày vào cuối năm 1997, người đàn ông khỏe mạnh mới 50 tuổi này cũng đổ bệnh rồi chết mà không biết là bệnh ǵ.
Ông Nguyễn Văn Linh thay anh Đại đưa đ̣, nhưng mới gắn bó được 2 năm đă đổ bệnh rồi chết năm 60 tuổi. Rồi tiếp tục đến cái chết của ông Nguyễn Văn Trương 56 tuổi vào năm 2005.
Mới đây nhất là cái chết của ông Vơ Viết Đức 55 tuổi vào tháng 10/2009. Được biết, ông Đức người rất to, khỏe, nhanh nhẹn nhưng mới nhận chèo đ̣ được thời gian ngắn cũng đổ bệnh rồi chết.
Theo vị trưởng thôn, tất cả những người đàn ông đưa đ̣ nói trên đều chết trước vợ. Các bà vợ của họ hiện vẫn c̣n sống khỏe mạnh bên con, cháu.
“Trước đây người ta không để ư đến, nhưng từ sau cái chết của ông Vơ Viết Đức, người dân bắt đầu nghiệm lại, họ hoang mang, lo sợ về những cái chết khó lư giải liên tục đó. Rồi không ai dám đứng ra làm nghề đưa đ̣ qua bến sông này nữa.
Bến đ̣ vằng người chèo suốt 7 - 8 tháng liên tục sau cái chết của ông Đức khiến việc đi lại của người dân, các cháu học sinh rất khó khăn. Ai có việc phải qua sông, con em đi học th́ bố mẹ họ phải lấy đ̣ nhà chở con đi khiến cho cuộc sống của người dân bị đảo lộn”, ông Thông tâm sự.
“Sợ lắm rồi”
Cũng theo ông Thông, để “tuyển” được người chèo đ̣, thôn đă phải vất vả lắm, t́m mọi cách, vừa khuyến khích, động viên, vừa tăng thêm mức thu cho người đưa đ̣ lên 10kg/học sinh/năm, mỗi lần 1 người dân có xe máy qua đ̣ được lấy 2000 đồng, người không có xe lấy 1000 đồng. Vậy mà chờ măi mới có ông Phan Xuân Thẩm (56 tuổi) đứng ra nhận công việc đó.
 |
Tờ hợp đồng chèo đ̣ của ông Phan Xuân Thẩm với thôn được vợ ông là Nguyễn Thị Liên đứng ra kí để “phá thế chết chóc” như những người đàn ông trước đó |
Tuy nhiên, ông Thông cũng tiết lộ, để “phá thế chết chóc” như những người trước đó, ông Thẩm khi kư hợp đồng chèo đ̣ với thôn, vợ ông là bà Nguyễn Thị Liên (52 tuổi) đă không dám cho chồng kư mà bà phải kư tên ḿnh vào đó.
Ngồi tiếp chuyện với chúng tôi trong căn nhà nhỏ bé, chị Nguyễn Thị Liên, người dám “liều” cho chồng đưa đ̣, dù cả cái thôn Trằm Mé ai cũng đă khiếp sợ, tâm sự: “ Cũng sợ lắm rồi các chú ơi. Ban đầu tui cũng ngăn cản, một mực không cho ông ấy làm nghề đó, nhưng ông ấy cứ quả quyết. Nhà nghèo quá, động đến cái ǵ cũng túng thiếu, ruộng vườn chỉ được 2 sào không đủ ăn nên tui đành buông xuôi, để cho ông ấy liều mạng kiếm thêm đồng đong gạo, nuôi con.”
Kư hợp đồng với thôn từ tháng 10/2010, hàng ngày ông Thẩm cùng anh con trai tên Phan Văn Thoạn (19 tuổi) bị bệnh từ nhỏ, không biết chữ thỉnh thoảng ra giúp bố đưa đ̣, chở khách.
 |
Chị Nguyễn Thị Liên kể về nỗi sợ hăi khi liều cho chồng con chèo đ̣ ở bến sông có nhiều người đàn ông chết lạ. |
Cũng theo chị Liên, nhiều đêm chị nằm ngủ mà chưa thấy chồng, con về chị lo lắng lắm. Ám ảnh về những cái chết của những người đàn ông trước đó khiến nhiều lần trong giấc ngủ, chết chóc cứ hiện về làm chị giật ḿnh vă cả mồ hôi…
Theo như lời của những cụ cao niên ở thôn Trằm Mé kể, bến Trằm Mé có từ thời chiến tranh. Ngày đó gọi là bến phà B, hàng ngày có rất nhiều bộ đội, công nhân hỏa tuyến từ đường ṃn HCM vượt qua sông Son qua bến phà này để qua cửa khẩu Cha Lo sang Lào. Tại bến phà đó, nhiều lần máy bay của địch ném bom làm quân, dân ta thương tích rất nhiều.
Rời Thôn Trằm Mé, chúng tôi tiếp tục ngồi lên con đ̣ của hai cha con ông Phan Văn Thẩm để sang bên kia sông. Khuôn mặt hiền lành, phúc hậu, ông Thẩm nhẹ nhàng buông tay chèo thuyền từ từ rời bến.
Nói về công việc của ḿnh, ông Thẩm tâm sự: “Trước là v́ miếng cơm, manh áo, sau nữa là giúp các cháu học sinh, người dân qua lại cho thuận tiện nên cha con tui liều làm nghề đưa đ̣ ở đây, chứ nói thật, thấy nhiều người chèo đ̣ ở bến này cứ chết lạ kỳ quá ai cũng phải sợ thôi.”
Chia sẻ qua:

Theo VietNam