Trung Quốc yêu cầu một tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản phải ngưng khảo sát tại biển Hoa Đông, nhưng Nhật Bản bác bỏ yêu cầu này.
Tàu Trung Quốc bị tàu tuần duyên Nhật Bản bắt giữ sau vụ va chạm ngày 7/9/2010 – vụ việc khiến quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Tokyo đă căng thẳng cực độ.
Chánh Văn pḥng Nội các Nhật Bản Fujimura Osamu tuyên bố như trên trong cuộc phát biểu với báo giới ngày hôm qua, sau khi một tàu của Trung Quốc yêu cầu một tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản ngừng khảo sát ở ngoài khơi đảo Kume tại Okinawa, tây nam Nhật Bản. Phía Trung Quốc khăng khăng vùng biển này “nằm trong khuôn khổ luật pháp và qui chế của Trung Quốc”.
Ông Fujimura khẳng định cuộc khảo sát được tiến hành trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, nên đ̣i hỏi của Trung Quốc không thể chấp nhận được.
Ông nói thêm Chính phủ Nhật Bản đă kháng nghị Trung Quốc qua đường ngoại giao.
Vụ việc giữa tàu Trung Quốc và tàu của lực lượng tuần duyên Nhật Bản xảy ra hôm 19/2, nhưng chỉ được tiết lộ vào hôm qua.
Theo thông tin từ Cơ quan Tuần duyên Nhật Bản, tàu của họ vừa bắt đầu hai ngày khảo sát tại vùng biển cách Kumejima (thuộc tỉnh Okinawa, miền cực bắc Nhật Bản) 170 km về phía bắc, th́ bị phía Trung Quốc ra lệnh phải dừng lại.
Phát ngôn viên lực lượng Tuần duyên Nhật Bản nói rơ là “tàu Trung Quốc đă dùng điện đài yêu cầu đ́nh chỉ cuộc khảo sát để thu thập dữ liệu vẽ biểu đồ hàng hải”. Chiếc tàu Trung Quốc này đă theo sát tàu Nhật Bản từ lúc công việc khảo sát bắt đầu.
Theo một quan chức bộ Ngoại giao Nhật Bản, họ đă chuyển lời phản đối đến bộ Ngoại giao Trung Quốc, xác định rằng yêu cầu của phía Trung Quốc là điều “không thể chấp nhận được”.
Đây không phải là lần đầu tiên mà tàu Trung Quốc sách nhiễu tàu Nhật Bản. Theo các quan chức tại Tokyo, những sự cố tương tự đă từng xảy ra vào tháng 5 và tháng 9/2010.
Hành động mới nhất của Trung Quốc xảy ra không lâu sau khi chính phủ Nhật Bản công bố một bản báo cáo, lưu ư về khả năng các hành động quyết đoán của Bắc Kinh nhằm áp đặt các đ̣i hỏi chủ quyền của họ tại khu vực Biển Đông có thể sớm được áp dụng tại các vùng biển khác lân cận Trung Quốc, trong đó có biển Hoa Đông.
Hiện Bắc Kinh và Tokyo đều khẳng định độc quyền khai thác khu mỏ khí đốt tên tiếng Nhật Bản là Shirakaba, c̣n tiếng Hoa là Xuân Hiểu, nằm tại một khu vực tranh chấp giữa hai nước trên biển Hoa Đông.
Ngoài ra, Bắc Kinh và Tokyo c̣n có mâu thuẫn dai dẳng về chủ quyền trên vùng quần đảo Senkaku hay Điếu Ngư, không có người ở, nhưng có giá trị chiến lược. Quần đảo này hiện do Nhật Bản quản lư, nhưng bị Trung Quốc đ̣i chủ quyền.
Nhật Mai
Theo Kyodo, AFP