HOME

24h

Shows

GOP

Phim Bộ

Phim-Online

News-Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 03-29-2012   #1
jojolotus
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
jojolotus's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 41,760
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 58
jojolotus Reputation Uy Tín Level 1jojolotus Reputation Uy Tín Level 1
Default Thiền sư sáng lập thiền phái Thảo Đường nổi danh nước Việt

- Thiền sư Thảo Đường là thiền sư Trung Quốc sáng lập thiền phái Thảo Đường, một trong ba thiền phái quan trọng của Thiền tông Việt Nam. Tuy nhiên, do một số đặc điểm không phù hợp và c̣n nhiều hạn chế nên thiền phái này đă bị mai một sau hơn 100 năm tồn tại.

Vị thiền sư bị bắt làm tù binh

Cho đến nay, người ta vẫn chưa rơ về thân thế của Thiền sư Thảo Đường. Những câu chuyện, giai thoại chỉ cho biết ông là một thiền sư Trung Quốc.

Và sau đó trở thành một Quốc sư dưới triều vua Lê Thánh Tông. Ông chính là người sáng lập thiền phái Thảo Đường nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Chuyện là vào năm 1069, vua Lư Thánh Tông đem quân chinh phạt Chiêm Thành, chiếm các châu Địa Lư (phủ Quảng Ninh, tỉnh Quảng B́nh), Ma Linh (các huyện Minh Linh, tỉnh Quảng Trị) và chiếm Bố Chính (các huyện B́nh Chánh, Minh Chánh, và Bố Trạch thuộc Quảng B́nh).

Theo sách “An Nam chí lược” của Lê Tắc th́ trong số những tù nhân bắt được của cuộc chiến này có một thiền sư người Trung Quốc. Tuy nhiên, không ai biết đó là thiền sư.



Thảo Đường thiền sư

Khi về tới kinh đô Thăng Long, nhà vua chia số tù nhân bắt được cho các quan để làm người phục dịch. Rất t́nh cờ vị sư ấy được chia cho một người tăng lục, chuyên coi việc tăng sự tại triều.

Một hôm, trong lúc viên tăng lục đi vắng, vị sư trong thân phận nô bộc kia, lật xem thử những bản ngữ lục Thiền học chép tay để trên bàn của chủ. Thấy trong bản chép có nhiều chỗ sai quá, Thảo Đường không chịu nổi nên cầm bút sửa chữa.

Khi vị tăng lục về, nh́n vào bản ngữ lục thiền học của ḿnh, thấy có nhiều điểm khác lạ liền có tra hỏi. Sau đó, viên tăng lục này khám phá ra rằng người nô bộc kia chính là người đă sửa chữa bản thiền học của ḿnh.

Rất lấy làm ngạc nhiên, viên tăng lục bèn đem chuyện tâu lên vua. Ngay lập tức, vua Lư Thánh Tông liền cho vời tên nô bộc kỳ lạ ấy lên hỏi. Sau khi vua hỏi ra th́ mới biết đó là thiền sư tên là Thảo Đường ở Trung Quốc, nhân đi qua Chiêm Thành truyền giáo mà bị bắt.

Qua trao đổi, vua Lư Thánh Tông thấy thiền sư Thảo Đường là người “có đức hạnh, lại tinh thông Phật điển, bèn bái làm thầy”. Chính v́ thế, nhà vua đă quyết định phong Thảo Đường làm Quốc sư vào 1069.

Đồng thời, nhà vua mời thiền sư đến trụ tŕ tại chùa Khai Quốc, chính là chùa Trấn Quốc ngày nay tại kinh thành Thăng Long. Bởi thiền học của Quốc sư có những nét mới lạ so với hai thiền phái đương thời là Tỳ ni đa lưu chi và Vô Ngôn Thông nên thiền sư xin phép lập thêm một phái thiền nữa.

Lời thỉnh cầu của nhà sư được nhà vua chấp nhận. Từ đó, một thiền phái nữa được thành lập, lấy tên là thiền phái Thảo Đường.

Theo tài liệu th́ thiền sư Thảo Đường là đệ tử của thiền sư Trùng Hiển. Thiền Sư Trùng Hiển sinh năm 980, thuộc về thế hệ thứ ba của thiền phái Vân Môn.

Sau đó, thiền sư Trùng Hiển được vua Tống ban hiệu là Minh Giác đại sư ở núi Tuyết Đậu (nên c̣n được gọi là thiền sư Tuyết Đậu), Chiết Giang, Trung Quốc.

Cả thiền sư Vân Môn và Tuyết Đậu đều là thiền sư bác học và có khuynh hướng văn học. Thiền sư Tuyết Đậu chính là người phục hưng thiền phái Vân Môn.

Trong lúc sinh thời thiền sư có rút tinh yếu từ 1.700 cổ tắc trong bộ Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, làm ra 100 bài tụng cổ. Trong bộ đó có đủ các lời thăng ṭa, thuyết pháp, pháp ngữ, niêm hương, những cơ duyên truyền đăng và những câu thâm thúy trích trong kinh điển.

Sau này Viên Ngộ thiền sư đă thêm vào tác phẩm này các lời thùy thị, trước ngă và b́nh xướng, tạo thành tác phẩm Bích Nham Tập.

Đây là một tác phẩm trọng yếu trong thiền môn, xưa nay được coi là quyển sách qúy nhất của tông phái thiền. Thiền sư Tuyết Đậu tịch năm 73 tuổi.

Sau khi thiền sư mất, các đệ tử thu góp lại những ngữ cú, thi ca và kệ tụng của ngài làm thành các tác phẩm Động Đ́nh Ngữ Lục, Tuyết Đậu Khai Đường Lục, Bộc Truyền Tập, Tổ Anh Tập, Tụng Cổ Tập, Niêm Hương Tập và Tuyết Đậu Hậu Lục.

Có thể thấy rằng, cả Vân Môn và Tuyết Đậu đều nhằm tới hoằng dương Thiền học trong giới trí thức, đưa giới Nho gia đến gần với đạo Phật. Chính khuynh hướng Nho Phật tổng hợp này đă thống trị tư tưởng Trung Hoa trong buổi đầu nhà Tống.

Đây là giai đoạn thịnh hành cực độ của thiền phái Vân Môn tịa Trung Hoa. Tuy nhiên, cũng v́ quá thiên trọng về giới thượng lưu trí thức nên những tín ngưỡng Phật giáo b́nh bị bỏ rơi.

Và đây được xem là một trong những thiếu sót trong thiền phái Vân Môn. Rất có thể Thảo Đường là pháp hiệu của một trong những đệ tử của Tuyết Đậu đă dự phân biên tập các bộ ngữ lục. Những vị ấy, như ta biết là Duy Ích, Văn Chẩn, Viên Ứng, Văn Chính, Viễn Trần và Tử Hoàn.

Nhưng người ta không biết thiền sư Thảo Đường có dự phần trong việc biên tập các bộ ngữ lục của thiền sư Tuyết Đậu hay không. Chỉ biết khi hành đạo ở Đại Việt, ông đă sử dụng Tuyết Đậu Ngữ Lục để làm căn cứ cho những bài giảng pháp của ḿnh.

Cũng chính v́ điều đó mà những đặc điểm trong giáo phái thiền của Tuyết Đậu đă thông qua Thảo Đường thiền sư mà ảnh hưởng nhiều tới Phật giáo và Nho giáo Việt Nam.

Sau này, đặc điểm này tiếp tục làm ảnh hưởng nhiều tới Phật giáo đời Trần ở Việt Nam. Về phía thiền sư Thảo Đường th́ Theo sách Thiền sư Việt Nam ông sống thọ 50 tuổi. Do biết ḿnh có bệnh nên thiền sư Thảo Đường đă quyết định ngồi kiết già mà tịch.

Thiền phái Thảo Đường

Thiền phái Thảo Đường do thiền sư Thảo Đường sáng lập truyền thừa được năm đời. Thiền phái Thảo Đường diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 1069 đến năm 1205.

Tuy nhiên, v́ có quá ít tài liệu ghi chép lại về Thảo Đường cũng như những quy định của thiền phái này nên người đời sau gần như không biết ǵ về nội dung tư tưởng của phái thiền này.

Chỉ có rất ít các tư liệu về thiền phái Thảo Đường được ghi lại. Trong cuốn sách “Thiền Uyển Tập Anh” có ghi tên tuổi mười chín người thuộc phái Thảo Đường.

Tuy nhiên, cuốn sách này cũng chỉ lưu lại tên chứ không ghi lại tiểu sử, niên đại cũng như các bài truyền thừa của mỗi vị thiền sư.



Chùa Trấn Quốc

Theo cuốn sách th́ thiền phái Thảo Đường được phân làm sáu thế hệ. Thế hệ thứ nhất là Thảo Đường.

Thế hệ thứ hai bao gồm ba người là Lư Thánh Tông, Bát Nhă, Ngộ Xá. Thế hệ thứ ba gồm bốn người là Ngô Ích, Thiệu Minh, Không Lộ, Định Giác.

Thế hệ thứ tư cũng gồm bốn người là Đỗ Vũ, Phạm Âm, Lư Anh Tông, Đỗ Đô. Đến thế hệ thứ năm thiền phái này có ba người Trương Tam Tạng, Chân Huyền, Đỗ Thường. Và thế hệ thứ 6 của Thảo Đường có bốn người, gồm Hải Tịnh, Lư Cao Tông, Nguyễn Thức, Phạm Phụng Ngự.

Thiền sư Thảo Đường đă giảng các tập Tuyết Đậu ngữ lục mang vẻ đẹp trong thơ của thiền sư Tuyết Đậu nhiều lần tại chùa Khai Quốc. Khuynh hướng thiền học trí thức và thi ca đă từ đó ảnh hưởng đến hai thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông.

Các thiền sư Minh Trí (mất 1190) của phái Vô Ngôn Thông và thiền sư Chân Không (mất 1100) của phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi là những người đă chịu ảnh hưởng nhiều về khuynh hướng thiền học trí thức và thi ca của phái Tuyết đậu.

Sau này thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của đời Trần c̣n tiếp tục chịu ảnh hưởng này. Tuy nhiên, thiền phái Thảo Đường chỉ truyền đến năm 1205 th́ dứt.

Lư giải cho điều này, trong sách “Việt Nam Phật giáo sử luận” có nhận xét bước đầu như sau: “V́ khuynh hướng thiên trọng trí thức và văn chương của thiền phái Thảo Đường, nên thiền phái này đă không cắm rễ được trong quần chúng mà chỉ ảnh hưởng đến một số trí thức có khuynh hướng văn học.

Trong số 19 người thuộc thiền phái Thảo Đường được ghi chép ở sách Thiền Uyển Tập Anh, ta thấy chỉ có 10 vị là người xuất gia: Thảo Đường, Thiệu Minh, Phạm Âm, Đỗ Đô, Trương Tam Tạng, Chân Huyền, Hải Tịnh, Bát Nhă, Không Lộ Và Định Giác (tức Giác Hải, đồng thời cũng thuộc thiền phái Vô Ngôn Thông).

Ta thấy có tới 9 vị là cư sĩ, mà phần nhiều là vua với quan: Lư Thánh Tông, Lư Anh Tông và Lư Cao Tông (đều là vua), Ngô Ích là quan tham chính, Đỗ Vũ là quan thái phó, Nguyễn Thức là quan quản giáp...

V́ những lư do trên, thiền phái Thảo Đường đă không đủ sức tạo nên một truyền thống sinh hoạt tăng viện độc lập có thể lưu truyền về sau. Ảnh hưởng của thiền phái này chỉ đáng kể về mặt học tập”.


Bằng Hư
theo PNTD
jojolotus_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	images649438_Thao_Duong_thien_su_Phunutoday.vn.jpg
Views:	9
Size:	26.5 KB
ID:	369693  
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC8

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

VN News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 21:21.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09698 seconds with 12 queries