Phản ứng trước kế hoạch thiết lập hệ thống pḥng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Á, nhiều chuyên gia Trung Quốc gợi ư tăng cường tiềm lực hạt nhân để đối phó “tấm lá chắn” này.
Giữa lúc những tranh căi trong quan hệ Moscow - Washington về hệ thống pḥng thủ tên lửa quốc gia (NMD) của Mỹ tại châu Âu chưa chấm dứt, Mỹ lại tiết lộ một kế hoạch lá chắn tên lửa mới tương tự như NMD tại châu Âu ở châu Á và Trung Đông.
Tin mới nhất này được trợ lư Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ phụ trách vấn đề chiến lược toàn cầu Madelyn Creedon đưa ra khiến châu Á bỗng chốc "nóng" lên không kém sự kiện tên lửa tầm xa Unha-3 của Triều Tiên sẽ đẩy vệ tinh Kwangmyongsong-3 của nước này lên quỹ đạo vào trung tuần tháng 4 tới.
Theo kế hoạch mới, một hệ thống pḥng thủ tên lửa tương tự NMD đang dựng lên ở châu Âu cũng sẽ được thiết lập ở châu Á. Những lá chắn theo mô h́nh mới này sẽ không chỉ nhằm tăng khả năng đối phó hiệu quả với nguy cơ bị tấn công, mà chủ yếu giúp bảo vệ nước Mỹ trước các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa có thể trong tương lai.
Washington một mực khẳng định, các hệ thống lá chắn tên lửa của họ được thiết kế chỉ nhằm đối phó với những nước như Iran và Triều Tiên. Tuy nhiên, nỗi lo ngại của Nga và Trung Quốc không v́ thế mà giảm đi.
Trong một phát biểu mới nhất, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi kêu gọi các nước cần đối phó với các vấn đề chống tên lửa "một cách thận trọng" nhằm duy tŕ ổn định chiến lược trên toàn cầu và tăng cường sự tin cậy lẫn nhau cũng như đạt được sự ổn định an ninh quốc tế thông qua các biện pháp ngoại giao và chính trị.
Tuy nhiên, không mềm mỏng như phát biểu chính thức của các quan chức cấp cao, giới truyền thông Trung Quốc dẫn lời nhiều chuyên gia nước với những tuyên bố hết sức cứng rắn.

Nhiều chuyên gia Trung Quốc gợi ư tăng cường tiềm lực hạt nhân để đối phó lá chắn tên lửa Mỹ tại châu Á.
Tờ Global Times khẳng định: “Triều Tiên và Iran không phải mối quan tâm thực sự của Mỹ khi lắp lá chắn này tại khu vực. Thực ra đích nhắm thực sự của hệ thống pḥng thủ tên lửa này là Nga và Trung Quốc. Do vậy, Bắc Kinh cần kịch liệt phản đối kế hoạch này, giống như cách Moscow phản ứng trước kế hoạch xây dựng lá chắn của Washington tại châu Âu”.
Trong một bài b́nh luận mới nhất, tờ báo này c̣n cho rằng, kế hoạch phóng vệ tinh của Triều Tiên đang được Mỹ sử dụng làm cái cớ để thiết lập lá chắn tên lửa tại châu Á.
“Đó là một nước cờ hết sức thông minh. Bắc Kinh nên học hỏi chiêu thức này của Washington để tăng cường tiềm lực hạt nhân của ḿnh nhằm đối phó với những mối đe dọa của tên lửa Mỹ”, Global Times nhấn mạnh.
Cụ thể hơn, nhật báo này cho rằng, Trung Quốc có thể phát triển kho vũ khí hạt nhân của ḿnh cả về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt các tên lửa đạn đạo của Bắc Kinh cần được nâng cấp khẩn cấp để có thể đánh chặn tên lửa Mỹ.
Với giọng điệu cương quyết tương tự, tờ China Daily khẳng định, nếu Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia tham gia hệ thống pḥng thủ này, châu Á sẽ chứng kiến một cuộc chạy đua vũ trang mạnh mẽ. Đó là điều Trung Quốc không mong muốn nhưng Bắc Kinh cũng cần phải chuẩn bị đối phó với t́nh huống đó nếu xảy ra.
Tờ báo này c̣n dự đoán, Mỹ và Nhật Bản chắc chắn sẽ đưa hệ thống pḥng thủ tên lửa này đến sát biên giới Trung Quốc.
Trong khi đó, Xia Liping, chuyên gia tại ĐH Tongji ở Thượng Hải cũng nhận định trên kênh truyền h́nh Phoenix của Hong Kong rằng Bắc Kinh phải nhanh chóng mở rộng kho vũ khí hạt nhân của ḿnh cũng như tăng cường sức mạnh tên lửa để xuyên thủng lá chắn của Mỹ.
Trà My (theo Chosun)