HOME

24h

USA

GOP

Phim Bộ

Phim-Online

News-Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 03-31-2012   #1
johnnydan9
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
johnnydan9's Avatar
 
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
Default Vạch rơ âm mưu “đường lưỡi ḅ”

"Việc đẩy mạnh tuyên truyền “bản đồ chữ U”, “Tây Sa”, “Nam Sa” gieo vào tâm lư mọi người quan điểm sai lầm rằng: “Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc và đường chữ U là một điều b́nh thường”. Năm này qua năm khác, quan điểm và ấn tượng sai lầm đó sẽ trở thành kiến thức phổ thông trên thế giới. Ngay cả số ít biết sự thật cũng có thể đánh giá là Việt Nam không quan tâm đủ về Hoàng Sa, Trường Sa và đường chữ U cho nên để cho quan điểm của Trung Quốc được đăng tải khắp thế giới". - Ts Dương Danh Huy.


*


Từ nước Anh, nhà nghiên cứu biển Đông Dương Danh Huy trao đổi với Thanh Niên về việc Trung Quốc huy động 13 bộ ngành để thực hiện bản đồ “đường lưỡi ḅ”.
Trung Quốc liên tục tăng cường tàu hải giám trên các vùng biển tranh chấp - Ảnh: Sinodefence


Thưa tiến sĩ Dương Danh Huy, động thái mới này cho thấy Trung Quốc đang thực sự muốn điều ǵ?


Mục đích của Trung Quốc là chiếm hết các đảo, chiếm “diện tích lớn nhất” và “nhiều quyền lợi nhất” có thể trên các vùng biển. Để đạt mục đích, họ dùng một số cái “không”: Không công nhận Hoàng Sa là vùng đang tranh chấp chủ quyền; Không đàm phán chủ quyền đối với các đảo ở Trường Sa; Không xác định phạm vi vùng biển mà họ có yêu sách; Không xác định điều họ yêu sách trong vùng biển đó; Không chọn một cơ sở nhất định cho yêu sách đó; Không chấp nhận đưa tranh chấp ra bất cứ trọng tài quốc tế nào; Không chấp nhận ư kiến của các nước ngoài khu vực. Những cái “không” trên nhằm tạo ra t́nh trạng không thể giải quyết được tranh chấp, bỏ ngỏ nhiều khả năng cho yêu sách của họ về biển, tung hỏa mù chống phê b́nh.


Trong môi trường được tạo ra như thế, Trung Quốc tận dụng cơ hội mở rộng và củng cố kiểm soát trên thực tế cũng như những ǵ họ có thể cho là sự công nhận chủ quyền và quyền chủ quyền của họ.


Liệu Trung Quốc sẽ công bố tọa độ của đường chữ U (vốn xưa nay rất mơ hồ) như họ vừa bóng gió hay không?


Hiện nay đường chữ U, với 9 đoạn đứt khúc, chứa sự mập mờ có lợi cho Trung Quốc. Nếu bị phê phán như một ranh giới biển phi lư, Trung Quốc có thể chống chế “Chúng tôi đ̣i các đảo bên trong đường đó” nhằm tránh né lời phê b́nh “ranh giới biển phi lư”, mặc dù sự thật là nói như thế không có nghĩa các yêu sách của họ về biển không ra đến đường đó.


Nếu Trung Quốc công bố tọa độ của đường chữ U với thế giới th́ việc làm đó trong hoàn cảnh hiện nay làm cho đường này mang dáng dấp của một ranh giới biển. Như vậy, việc tuyên bố tọa độ của đường chữ U sẽ làm mất đi phần nào hỏa mù chống phê b́nh của đường chữ U hiện tại. Nếu Trung Quốc tuyên bố như thế th́ đó là một bước leo thang trong tranh chấp biển, nhưng ngược lại, nó cũng làm cho các nước khác cảnh giác hơn. Bị mất đi phần nào hỏa mù cũng sẽ làm cho đường chữ U bị phê b́nh nhiều hơn.


Lâu nay, TQ đă ráo riết tuyên truyền yêu sách của họ, từ trong nước ra thế giới, mà bằng chứng là “bản đồ chữ U”, “bản đồ Tây Sa”, “Nam Sa”… được phát hành khắp nơi. Giờ đây, với việc họ đẩy mạnh hơn nữa th́ t́nh h́nh sẽ như thế nào?


Việc đẩy mạnh tuyên truyền “bản đồ chữ U”, “Tây Sa”, “Nam Sa” gieo vào tâm lư mọi người quan điểm sai lầm rằng: “Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc và đường chữ U là một điều b́nh thường”. Năm này qua năm khác, quan điểm và ấn tượng sai lầm đó sẽ trở thành kiến thức phổ thông trên thế giới. Ngay cả số ít biết sự thật cũng có thể đánh giá là Việt Nam không quan tâm đủ về Hoàng Sa, Trường Sa và đường chữ U cho nên để cho quan điểm của Trung Quốc được đăng tải khắp thế giới.


Đỗ Hùng (thực hiện)



Hội thảo An ninh hàng hải Đông Nam Á
Sáng 29.3, hội thảo “An ninh hàng hải tại Đông Nam Á: An toàn hàng hải và môi trường biển”, do Học viện Ngoại giao cùng Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ đồng tổ chức, khai mạc tại TP.HCM. Hội thảo có sự góp mặt của gần 40 chuyên gia, học giả đến từ Việt Nam, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Úc... Các đại biểu hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nghiên cứu chính sách, ngoại giao, cảnh sát biển, luật quốc tế...

Hội thảo diễn ra trong hai ngày 29 và 30.3 với 9 phiên thảo luận gồm nhiều chủ đề đang nổi lên ở vùng biển trong khu vực như: bảo vệ nguồn tài nguyên biển, khuôn khổ pháp lư an ninh biển. Trong đó, hội thảo cũng bàn về những quan ngại an ninh liên quan đến nghề cá như cơ sở pháp lư đánh bắt ở khu vực. Phát biểu khai mạc, ông Carl Baker, Giám đốc chương tŕnh Diễn đàn Thái B́nh Dương của CSIS, khẳng định hội thảo sẽ diễn ra với những trao đổi cởi mở, thẳng thắn và tôn trọng mọi ư kiến khác biệt.

Ông Carl Baker (phải) phát biểu khai mạc Ảnh: N.M.T
Ngô Minh Trí


Tiến sĩ Trần Ngọc Tiến Dũng (Canada): Việt Nam cần chủ động hơn

TS Trần Ngọc Tiến Dũng tham gia chủ trương tập hợp người Việt trên thế giới chống lại việc tuyên truyền các tài liệu đính kèm bản đồ “đường lưỡi ḅ”. Ông vừa gửi bài đánh giá động thái mới nhất của Trung Quốc.


Đầu tiên đáng lưu tâm là sự tuyên truyền “đường lưỡi ḅ” không phải là tự phát của một nhóm người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà là chính sách đến từ cấp trung ương, phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành của TQ. Lúc trước họ tuyên truyền trong nước, th́ những năm gần đây, họ đẩy mạnh tuyên truyền ra cộng đồng quốc tế mọi lúc mọi nơi có thể, từ bản đồ đường bay của hàng không Trung Quốc đến họa đồ vị trí nghiên cứu của các bài báo khoa học. Có thể nói Trung Quốc dùng chiến thuật “biển người” để biến không thành có, đặc biệt mượn đường khoa học để che lấp khiếm khuyết trong tuyên bố chủ quyền.


Trong hội nghị thường niên của Hội Địa vật lư Mỹ năm 2011, tôi thật sự ngạc nhiên khi thấy tất cả các bản đồ biển Đông tại đây đều thể hiện nổi bật phần “lưỡi ḅ”, mặc dù không vẽ đường chữ U đứt đoạn. Tại hội nghị, một số nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng sử dụng các tên gọi “Nansha”, “Xisha” trong các báo cáo khoa học về biển Đông.


Thật đáng buồn khi Việt Nam luôn chậm một nhịp so với Trung Quốc trong tuyên truyền chủ quyền. Lúc trước, khi Trung Quốc tuyên truyền cho người dân trong nước rằng chủ quyền biển Đông là của họ, th́ Việt Nam vẫn xem điều đó như một chủ đề nhạy cảm. Gần đây, Việt Nam công khai vấn đề này và tuyên truyền rất thành công trong nước, th́ Trung Quốc tiến hành tuyên truyền ra thế giới ḥng kiếm sự thừa nhận của quốc tế về chủ quyền tại biển Đông. Tuy nhiên, Việt Nam đang ngày càng nỗ lực vạch trần mưu đồ của Trung Quốc trước cộng đồng quốc tế.


Đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học, những cách thức tuyên truyền bài bản của Trung Quốc về chủ quyền biển Đông đ̣i hỏi Việt Nam cần đưa ra chính sách đối phó. Đó là: công khai đầu tư và khuyến khích nghiên cứu khoa học về biển Đông bằng kế hoạch dài hạn. Chính phủ Việt Nam cần công bố và cho phép tiếp cận rộng răi thông tin nghiên cứu khoa học biển Đông ở trong và ngoài nước. Cần tạo điều kiện thuận lợi cho học giả Việt Nam giới thiệu các nghiên cứu biển Đông ra quốc tế, khuyến khích hợp tác quốc tế sâu rộng. Chúng ta cũng có thể tranh thủ sự tôn trọng lẽ phải của giới học giả gốc Trung Quốc làm việc nước ngoài, thường có cái nh́n khách quan hơn so với người Trung Quốc đại lục. Một số bài báo khoa học do tác giả Trung Quốc làm việc ở nước ngoài đă không đính kèm “đường lưỡi ḅ”.


Bên cạnh lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chúng ta cần có các hoạt động theo chiều rộng. Chẳng hạn ngày Biển đảo Việt Nam không chỉ được tổ chức trong nước mà c̣n ở nước ngoài để bà con Việt kiều cùng góp sức. Việt Nam cũng có thể tận dụng các diễn đàn thanh niên quốc tế, những chương tŕnh giao lưu văn hóa để nêu bật chính nghĩa của Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền, và qua đó tố cáo sự phi nghĩa trong yêu sách của Trung Quốc.
T.N.T.D
johnnydan9_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	duongluoibo3-danlambao.jpg
Views:	19
Size:	40.2 KB
ID:	370239  
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC8

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

VN News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 20:37.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.17324 seconds with 12 queries