HOME

24h

Shows

GOP

Phim Bộ

Phim-Online

News-Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 04-23-2012   #1
tonny_thuong
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
tonny_thuong's Avatar
 
Join Date: Feb 2008
Posts: 61,375
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 79
tonny_thuong Reputation Uy Tín Level 1tonny_thuong Reputation Uy Tín Level 1tonny_thuong Reputation Uy Tín Level 1
Default Tàu chiến Mỹ định hình chính trị châu Á - Thái Bình Dương?

Tàu chiến Mỹ định hình chính trị châu Á - Thái Bình Dương?

Việc chính quyền Obama quyết duy trì ưu thế vượt trội so với hải quân Trung Quốc có thể "châm ngòi" cho một cuộc chiến tranh Lạnh mới trên các đại dương.


Tại Học viện Hải quân Mỹ, trước hàng nghìn sĩ quan trẻ tuổi, Ngoại trưởng Hillary Clinton đọc bài diễn văn mang những thông điệp đầy ý nghĩa, trong đó, điểm nhấn quan trọng nhất là những lưu ý về tương lai quan hệ Trung – Mỹ.

Trước đó một ngày, bà Clinton có cuộc gặp với Ngoại trưởng Nhật Bản Kochiro Gemba, tái khẳng định cam kết của Mỹ về Liên minh Mỹ - Nhật; rằng đồng minh thân cận lâu năm của Mỹ vẫn giữ vai trò trọng yếu trên con đường trở lại châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.

Nhiều người cho rằng bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ, xếp cạnh chiến lược hướng Đông với khái niệm hợp tác hải quân có thể là dấu hiệu cho thấy Mỹ đang lên kế hoạch giành lấy vai trò "chỉ đạo" chính sách đối ngoại và quốc phòng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, đặc biệt hơn, thông điệp xuyên suốt bài diễn văn mà Ngoại trưởng Hillary gửi đến các sĩ quan hải quân Mỹ đó là lực lượng định hình quan hệ Trung - Mỹ trong tương lai sẽ không phải ai khác mà chính là hải quân.


Ngoại trưởng Mỹ cho rằng, các sĩ quan trẻ chính là nhân tố định hình quan hệ Trung - Mỹ trong tương lai. Ảnh minh họa: zimbio.

Trong bài diễn văn này, bà Hillary báo hiệu tầm nhìn chiến lược của chính quyền Obama đang tập trung vào Chiến lược hợp tác hải lực trong thế kỷ 21 của Mỹ.

Chiến lược hợp tác hải lực trong thế kỷ 21, viết tắt là CS-21, phấn đấu cho sự ổn định của các trật tự tự do kinh tế quốc tế nhờ hợp tác đa phương của các lực lượng hải quân được dẫn đầu bởi Mỹ.

Với chiến lược này, chính quyền Obama tập trung tầm nhìn chiếc lược vào hải quân như là lực lượng đóng vai trò chính trong việc đình hình chính trị châu Á - Thái Bình Dương.

Bên cạnh đó, dự định tái cơ cấu lại hệ thống phòng thủ của Mỹ trong thập kỷ tới do Chính quyền Obama chủ trương cũng là điểm đáng chú ý trong bài diễn văn nói trên.

Lặp lại nhiều lần khái niệm chủ nghĩa quốc tế tự do, bà Hillary phản đối khái niệm về “trục châu Á của Mỹ” – cụm từ xuất hiện với tần xuất dày đặc trên các phương tiện truyền thông thời gian qua, kể từ khi chính quyền Obama công bố chiến lược mới, chuyển trọng tâm đối ngoại sang châu Á - Thái Bình Dương.

Bà Clinton cho rằng, khái niệm “trục châu Á” – một sự gợi nhớ đến thời ký chiến tranh Lạnh - sẽ khiến chiến lược mới của Mỹ mang tiếng xấu, thậm chí, tác động tiêu cực đến quan hệ Trung – Mỹ.

Thay vào đó, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh khái niệm “sự đi lên của Trung Quốc có lợi cho Mỹ cũng như sự thịnh vượng của Mỹ có lợi cho Trung Quốc”.

Tuy nhiên, trong khi ca ngợi vai trò của Trung Quốc trong cuộc chiến chống cướp biển tại vùng Sừng châu Phi, Ngoại trưởng Mỹ cũng bày tỏ mối quan ngại về vấn đề tự do hàng hải tại biển Đông trong bối cảnh căng thẳng liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực ngày càng leo thang. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ những đòi hỏi phi lý của Trung Quốc và động thái khiêu khích, "cậy mạnh hiếp yếu" của họ.

Bài diễn văn của bà Hillary khẳng định hải quân Mỹ với sự hỗ trợ tích cực từ không quân sẽ đảm đương trọng trách chỉ đạo các chương trình nghị sự quân sự ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Theo Ngoại trưởng Mỹ, đây là trách nhiệm hiển nhiên của họ và nhấn mạnh rằng hải quân Mỹ sẽ phải nắm giữ vai trò quyết định đối với diễn biến của các cuộc xung đột chính trị tại châu Á – Thái Bình Dương.

Theo bà Hillary, mỗi năm các chiến hạm của Hải quân Mỹ, thủy thủ và Thủy quân lục chiến nước này tham gia hơn 170 cuộc tập trận quân sự song phương lẫn đa phương; ghé thăm 250 hải cảng trong khu vực. Điều này cho phép Mỹ “phối hợp nhuần nhuyễn và hiệu quả hơn khi cần hành động chung với các cộng sự trong khu vực”.

Khả năng "chỉ đạo" của Hải quân Mỹ đối với các hoạt động viện trợ đa phương ở vùng duyên hải châu Á – Thái Bình Dương (hải quân Trung Quốc còn yếu) làm nổi bật vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ. Trong bất cứ hoạt động hàng hải đa phương nào, vai trò của hải quân Mỹ là không thể thiếu. Chẳng hạn, sự hợp tác giữa hải quân Mỹ và Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản, trong trận động đất Kobe được xem là thành quả của các chính sách đa phương.

Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh rằng, chính sách đối ngoại “mềm” và các nhân tố xây dựng các quan hệ đối tác hải quân sẽ giúp giải quyết các tranh chấp đa phương hiệu quả hơn rất nhiều so với các động thái đe dọa chiến tranh, xung đột. Tuyên bố của bà Hillary cũng mang hàm ý rằng chính quyền Obama sẽ ưu ái cho hải quân hơn không quân trong quá trình áp dụng Học thuyết quân sự “Tác chiến không-biển".

Tuy nhiên, chiến lược và mục tiêu của Mỹ cũng gặp cản trở không nhỏ bởi Trung Quốc chắc chắn không ngồi yên chứng kiến cảnh các đội tàu chiến Mỹ hiện diện sâu rộng ở “sân sau” của họ. Ngoài ra, việc Mỹ tập trung tăng cường các ưu thế cho hải quân, lặp đi lặp lại các nội dung của Chiến lược hợp tác hải lực trong thế kỷ 21, theo một số chuyên gia phân tích, có khả năng dấy lên một cuộc Chiến tranh Lạnh mới trên các đại dương.

“Tôi biết rằng có quốc gia châu Á quan ngại sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương và cáo buộc các cuộc thảo luận về các quy tắc, cấu trúc, và các quan hệ hợp tác trong khu vực của chúng tôi là nhằm bảo vệ sự thống trị và lợi ích của phương Tây mà chối bỏ việc chia sẻ một cách công bằng quyền lực và các lợi ích với các cường quốc mới nổi” - bà Hilarry nhấn mạnh. Sau đó, bà kêu gọi “làm hết sức để giảm nguy cơ xuất phát từ những hiểu lầm hoặc các tính toán sai lầm giữa Trung Quốc và Mỹ là một mục tiêu quan trọng".

Ngoại trưởng Hillary cũng lưu ý quan hệ Trung - Mỹ có chiều sâu và nhiều ràng buộc hơn rất nhiều so với quan hệ Mỹ - Liên Xô cách đây 60 năm. Nhiều người cho rằng bài diễn văn của bà Hillary là dấu hiệu báo trước các thay đổi của Mỹ trong vấn đề quốc phòng và tương lai quan hệ Trung – Mỹ trong thập kỷ tới hoặc thậm chí, xa hơn nữa.

Bạch Dương (theo Foreign Affairs, Defining Ideas)
tonny_thuong_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	8
Size:	22.8 KB
ID:	375423  
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC5

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

VN News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 20:46.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08104 seconds with 12 queries