Hôm qua (30/6), các lănh đạo thế giới đă cùng thống nhất thúc giục chính quyền Syria và các lực lượng đối lập tiến hành đàm phán để thành lập chính phủ chuyển giao. Tuy nhiên, cuộc họp này chưa xác định được tương lai dành cho Tổng thống Bashar al-Assad.
 |
Toàn cảnh cuộc họp quốc tế về Syria diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ ngày hôm qua (30/6) – Nguồn: Reuters
|
“Thời gian không c̣n nhiều. Cuộc xung đột phải được giải quyết thông qua đối thoại và thương lượng ḥa b́nh”, đặc phái viên Liên Hợp Quốc về vấn đề Syria ông Kofi Annan phát biểu trước các nhà báo.
Các nước tham gia vào cuộc họp tại Geneva khẳng định quyết tâm “có tiếng nói chung và gây sức ép liên tục để các đảng phái ở Syria” bao gồm “các thành viên của chính phủ hiện nay và lực lượng đối lập cũng như các nhóm khác” phải chỉ định các đại diện tham gia đàm phán.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lại có cách diễn giải khác nhau về nội dung bản thông cáo của cuộc họp.
Phát biểu trước các nhà báo, ông Lavrov cho rằng thông cáo cuối cùng của cuộc họp không yêu cầu ông Assad phải từ chức. Bản thông cáo không yêu cầu loại trừ ai ra khỏi các cuộc thương lượng hoặc không được tham gia vào chính phủ mới, một điểm khác biệt so với đề xuất ban đầu của đặc phái viên Liên Hợp Quốc Kofi Annan về Syria.
Trong khi đó, ngoại trưởng Mỹ Clinton lại khẳng định đó chỉ là “những thay đổi nhỏ về ngôn từ” và chúng không ảnh hưởng ǵ đến quan điểm được đưa ra trong cuộc họp: “Chúng tôi vẫn hiểu các kết quả (của cuộc họp) là không có ǵ thay đổi”, bà Clinton nói.
“Ông Assad sẽ vẫn phải ra đi”, ngoại trưởng Mỹ kết luận.
“Chúng tôi và các đối tác của chúng tôi đă nói rất rơ ràng với Nga và Trung Quốc rằng phận sự của họ bây giờ là phải cho ông Assad biết về triển vọng không tốt đẹp đang chờ ông ta ở phía trước”, bà nói.
Cũng theo thông cáo của cuộc họp, các thành viên tham dự cam kết chống lại “hoạt động quân sự hóa thêm cho cuộc xung đột” và đây là sự thống nhất được coi là để chặn lại các hoạt động cung cấp vũ khí cho chính quyền Assad và lực lượng nổi dậy. Các thành viên tham gia cuộc họp cũng thống nhất sẽ có các thêm các chỉ thị của Liên Hợp Quốc “nếu được yêu cầu” và yêu cầu tất cả các đảng phái phải thực thi ngay lập tức lệnh ngừng bắn và mở đường tiếp cận Syria an toàn cho các tổ chức nhân đạo các nhà báo và các nhóm quan sát viên Liên Hợp Quốc.
Trong khi cuộc họp quốc tế về Syria đang diễn ra tại Geneva th́ Thổ Nhĩ Kỳ vừa điều thêm binh lính và vũ khí khí tài đến gần biên giới với Syria. Động thái mới này của Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy quan hệ giữa nước này và Syria đang căng thẳng hơn bao giờ hết kể từ khi Syria bắn hạ máy bay quân sự của nước này hôm 22/6.
Một số báo cáo c̣n cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang dùng biến cố Syria bắn hạ máy bay của ḿnh đế làm cớ cho NATO can thiệp quân sự vào Syria.
Lê Dung
Infonet