Khi con số người chết lên tới hơn 17.000 và đào ngũ đă xảy ra ở cấp thân cận với Tổng thống Assad, một cuộc "đảo chính cung đ́nh" có nhiều khả năng sắp xảy ra.
Hai vụ đào tẩu gần đây nhất - một đại sứ Syria tại Iraq và một vị tướng người Sunni xuất thân từ một gia đ́nh danh giá - có thể không mang lại sự kết thúc của chế độ Assad, nhưng lại là những nhân vật đào tẩu cấp cao nhất cho đến nay và báo trước những điều c̣n tồi tệ hơn.
Nhà lănh đạo Syria tiếp theo?
Ảnh BBC News
Chuẩn tướng Manaf Tlas, trốn đến Pháp thông qua Thổ Nhĩ Kỳ tuần trước, đă được nhiều phần tử đối lập ca ngợi như một nhà lănh đạo Syria tiếp theo. Ông này xuất thân từ một gia đ́nh Hồi giáo Sunni có ảnh hưởng nhất trong chế độ hiện nay. Trong nhiều thập kỷ, cha ông từng giữ chức Bộ trưởng Quốc pḥng và đă có công củng cố sự cai trị của gia tộc Assad. Không những thế, Chuẩn tướng Manaf Tlas lại không hề tham gia vụ đàn áp đẫm máu hiện nay và có thể nhận được sự tín nhiệm của quân nổi dậy, đặc biệt là những người Hồi giáo Sunni vốn chiếm đa số ở Syria.
Hơn nữa, có vẻ như ông vẫn c̣n có sự hậu thuẫn của chính quyền hiện hành. Nếu không, làm thế nào mà ông đưa được cả gia đ́nh rời Damascus sang Thổ Nhĩ Kỳ, rồi qua Pháp, một cách b́nh an vô sự. Một người quen của tướng Manaf Tlas nhận xét: “Không một ai cản trở ông ấy ra đi và cũng không có ai bảo ông ta ở lại”.
Sự đào tẩu của Chuẩn tướng Manaf Tlas xem ra khá phù hợp với các giả thiết của giới ngoại giao và quân sự về Syria. Nó cũng làm nổi bật một động lực quan trọng khác trong chế độ Syria, một động lực có thể dẫn đến một cuộc đảo chính cung đ́nh trong tương lai gần.
Về phần ḿnh, Tổng thống Syria Bashar al-Assad có lẽ cũng đă ngộ ra rằng ông ta không thể bám lấy quyền lực măi măi.
Từ lâu, hăng phân tích t́nh báo Stratfor của Mỹ đă cho rằng tất cả các cường quốc nước ngoài can dự vào cuộc khủng hoảng Syria - bao gồm Mỹ, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Nga - hiện đang t́m kiếm một nhân vật thế thích hợp để thay thế Tổng thống Assad. Điều này có thể là sự đồn đoán vào thời điểm hiện tại, nhưng nó không phải là không thể xảy ra, khi sự hiện diện quân sự mạnh mẽ của Nga và Iran ở Syria (chưa kể đến sự tập trung binh lực của phương Tây sát biên giới) cuối cùng sẽ làm tăng áp lực buộc Tổng thống Assad ra đi và thay vào đó là một nhà lănh đạo mới được các bên chấp nhận.
Trong một phân tích gần đây, hăng Stratfor viết: “Chế độ Assad hiện giống như một khối băng đang tan. Cốt lơi Alawite của khối băng này vẫn c̣n nguyên vẹn v́ những người thiểu số này lo ngại hậu quả của việc mất quyền lănh đạo vào tay người Sunni vốn chiếm đa số. Hiện chưa có các vụ đào tẩu hàng loạt, ảnh hưởng xấu đến việc chỉ huy và kiểm soát trong quân đội và báo hiệu khối băng này đang tan ră. Nhưng mạng lưới bảo trợ của người Hồi giáo Sunni bao quanh cái lơi Alawite đang dần dần tan chảy. Càng tan chảy, khối băng này càng trở nên mỏng manh và khiến cho cái lơi Alawite cũng bị dần tan biến. Đến lúc đó, chế độ Assad sẽ phải đối mặt với một cuộc đảo chính cung đ́nh”.
Bất chấp việc đang “khua gươm, gióng trống” hiện nay, phương Tây cùng các thế lực đồng minh ở Trung Đông, đang t́m kiếm một nhân vật thay thế Tổng thống Assad và chỉ giới hạn hoạt động trong khuôn khổ bí mật hỗ trợ cho phiến quân. Tuy nhiên, nếu t́nh h́nh Syria sa vào hỗn loạn như ở Bosnia trước đây, một cuộc can thiệp quân sự lật đổ chế độ Assad là khó có thể tránh khỏi. Cuộc can thiệp này có sứ mệnh chính trị là nhằm cô lập Iran.
Không phải ngẫu nhiên mà Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton nhấn mạnh rằng nếu các cường quốc không sớm đạt được một sự thỏa hiệp, chiến dịch quân sự có thể sớm trở thành một sự lựa chọn ưa thích.
Minh Bích (theo Asia Times Online)