Trong một lần phỏng vấn với người giám đốc điều hành Trung Tâm Eden ở Falls Church, Virgina, ông Alan Frank có nêu lên một vấn đề khó về việc mở siêu thị thực phẩm Á Đông.

Chị Kim, chủ trung tâm thương mại Vinh Phát ở Philadelphia nói về kinh nghiệm mở siêu thị thực phẩm Á Đông.
Có một thực tế là chuyên môn về cách điều hành chợ Á Đông hiện nằm trong tay người Đại Hàn và người Trung Quốc. Người Việt Nam thuần túy hầu không có chuyên môn về việc mở siêu thị. Thật là điều đáng tiếc khi cần phải t́m đối tác có kinh nghiệm và vốn liếng văn hóa Việt Nam trong việc mở siêu thị Á Đông ở thương mại như Eden.
Để t́m hiểu về đặc điểm kinh doanh này, Người Việt Đông Bắc chú ư t́m hiểu khu siêu thị mang tên siêu thị Hùng Vương ở Philadelphia và được biết tuy mang tên như vậy chứ bên trong bây giờ cũng toàn là do người Hoa, không biết nói tiếng Việt điều hành. Hầu như siêu thị mang tên thuần Việt như Bến Thành, Sài G̣n... khắp nơi bây giờ đều rơi vào tay người Trung Quốc (đến từ Đại Lục) v́ họ thường nắm nguồn phân phối hàng hóa.
Chị Kim người chủ đất của trung tâm thương mại Wing Phat (kết hợp âm tiếng Việt và tiếng Hoa của hai chữ Vinh Phát), nơi có siêu thị mang tên Hùng Vương tọa lạc cho biết lúc xưa chị cũng là chủ siêu thị thực phẩm nhưng nghề này cực quá cho nên mới rút về mở một cửa hàng bán đồ thờ cúng trong chính trung tâm thương mại do ḿnh gầy dựng. Tiệm có tên là Wing Kee (Vinh Kư) phát âm theo tiếng Quảng Đông. Gia đ́nh chị Kim đều là người Việt gốc Hoa, trước kia ở Chợ Lớn.
Chị Kim cũng tin rằng nếu người chủ chợ có nguồn gốc Việt Nam th́ sẽ tạo nên sự thân thiện và gần gũi cho khách hàng Việt Nam hơn. Có rất nhiều người Việt ở Philadelphia phàn nàn rằng về thái độ tiếp đăi khách hàng của các siêu thị thực phẩm bây giờ - hầu như không c̣n thân thiện ǵ mấy nữa. Nhiều nhân viên thu ngân người đến từ Trung Quốc c̣n tỏ ra lạnh lùng ra mặt với khách hàng khi hai bên không hiểu ngôn ngữ của nhau.
Với tinh thần luôn luôn tươi cười niềm nở với khách hàng và với tư cách là người chủ đất, chị Kim luôn luôn góp ư với chủ chợ là cần phải thuê mướn nhân viên người nói tiếng Việt chứ không phải là phong cách tiếp đăi “khách cần đi chợ mua hàng chứ hàng hóa không cần khách” như hiện nay. Các chủ chợ người Trung Quốc cũng nói rằng rất khó kiếm người Việt làm trong siêu thị v́ đa số đều thích làm chủ tiệm nail hơn là công việc thu ngân lương ít và nhàm chán này. Đây cũng là lư do khiến chuyên môn về việc làm trong siêu thị của người Việt Nam không phát triển được.
Một phần cũng do đặc điểm dân số đông đúc của nước Trung Quốc, họ đem phong cách phục vụ khách hàng sang Hoa Kỳ do đó dần dần nắm hết hệ thống siêu thị bán lẻ. Và cũng ít ai thử hỏi, ở Philadelphia th́ c̣n t́m ở đâu ra siêu thị tiếp đăi khách hàng Việt Nam một cách thân thiện nữa.

Dân Khang: Một cửa tiệm thuốc bắc nổi tiếng trước năm 75 ở Nha Trang hiện nằm trong trung tâm thương mại Vinh Phát.
Tuy nhiên, chị Kim vẫn tin rằng chợ Hùng Vương vẫn là khu chợ thân thiện nhất tại Philadelphia hiện nay v́ ít ra có người gắn bó với cộng đồng Việt Nam như gia đ́nh chị luôn t́m cách nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Nói về lịch sử làm chủ chợ đến việc chuyển sang đồ thờ cúng cũng là một quá tŕnh vật lộn vất vả trên đất Hoa Kỳ. Tuy mang tiếng là “bà chủ lớn” nhưng hai vợ chồng chị Kim luôn làm việc không bao giờ ngừng tay. Chị Kim ch́a đôi tay quen làm lụng vất vả điển h́nh của người Việt gốc Hoa và nói về căn tiệm chuyên bán đồ thờ cúng của chị có ảnh hưởng đến tâm linh con người như thế nào. “V́ bán đồ thờ th́ không thể nào bán đắt và nhiều lúc phải cố vấn tâm lư, phong thủy, chỉ cách cúng kiếng, chỉ hướng nhà hướng đất cho cả khách hàng đang gặp vận xấu, dạo này cũng có rất nhiều người gặp vận xấu trong buôn bán”. Dần dần, việc bán đồ thờ cúng coi như là sứ mệnh quảng bá đạo đức, tiện cho bá tánh tu hành và tạo lợi ích trong việc làm từ thiện. Cho nên chị Kim nói rằng tuy là ở gần chợ mà không c̣n dính với chợ nữa.
Nhưng vốn là người có kinh nghiệm điều hành, chị Kim c̣n cho biết hiện nay khi nh́n vào th́ một khu chợ mang tính tổng thể thế nhưng các hàng thịt cá, thuốc bắc đều là những chủ nhân có phần hùn riêng, cách điều hành rất phức tạp và thường chỉ có người Trung Quốc mới làm được thôi. Do đó, bỏ kinh doanh chợ là cũng là lựa chọn cho tính tự chủ để t́m ra một góc cạnh hàng hóa riêng biệt.
Nói về cơ nghiệp trong khu thương mại này, theo chị Kim biết dù sao đây là “siêu thị Hùng Vương” có ư nghĩa đặc biệt với khách hàng Việt Nam. Ngoài ra, trung tâm thương mại Vinh Phát cũng là nơi có nhiều cửa tiệm lâu đời, uy tín, gắn bó với cộng đồng như Thuốc Bắc Dân Khang, Phở 75, tiệm video Thy Hồng đều rặt là những việc mua bán thuộc về cộng đồng Việt Nam...
Gần đây, khu chợ này có thêm một tiệm hớt tóc thời trang do đó Vinh Phát càng lúc càng phát huy ưu thế cạnh tranh. Thực sự trung tâm thương mại Vinh Phát này được chồng lấn lên bởi khu thương mại Dung Phat cho nên khu vực này thường đông đúc khác thường.
Chị Kim cũng nói rằng điều hành một ngôi chợ thực phẩm rất khó, trước kia có người Việt gốc Hoa là có ưu thế về mặt ngôn ngữ hơn cả nhưng bây giờ người Trung Quốc đến từ Phúc Châu, tiến vào thị trường như vũ băo và tay cầm vốn lớn cho nên các nguồn hàng hóa, ngay cả hàng đến từ Việt Nam cũng phải qua các cửa phân phối này. Đây là một thực tế không thể tránh được.
Trong lúc đó các khu chợ Đại Hàn th́ khá vững vàng ở một góc cạnh khác tiếp thị khác nhưng rơ ràng ở đâu cũng cần người Việt v́ đây mới là số lượng khách hàng lớn trong việc mua sắm hàng hóa và thực phẩm.
Chị Kim cũng cho biết rằng bây giờ người đến từ Trung Quốc lấn sân trong việc phân phối hàng hóa mạnh mẽ đến mức người Việt không cạnh tranh được cho nên để giữ lại đặc điểm ǵ đó cho gần gũi với khu chợ mang tính Việt Nam cũng là điều thử thách.

Siêu thị Hùng Vương, tên thuần về tâm linh văn hóa Việt Nam nhưng cũng như các khu chợ Á Đông, người nói thuần tiếng Việt phục vụ trong chợ này c̣n rất ít.
Theo thống kê trên các tờ báo Trung Quốc th́ 40% Việt tại Philadelphia là có gốc Hoa. Đây cũng là thế lực thương mại lớn trong cộng đồng người Mỹ gốc Á. Gần đây, người Trung Quốc đến từ Phúc Châu đang dần dần thay thế lực lượng này trong các khu thương mại Việt Nam hoặc Chinatown.
Trong lúc đó, Flushing, thuộc Queens của thành phố New York nơi vốn là khu vực nói tiếng Quảng Đông nay phải nhường sân cho cộng đồng người Trung Quốc nói tiếng Phúc Châu được xem là Chinatown phát triển với mật độ nhanh nhất trên thế giới.
Người Việt Đông Bắc