Go Back   VietBF > Funny Boxes > Bad News | Tin Xấu

 
 
Thread Tools
Old 11-30-2013   #1
PinaColada
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Oct 2013
Posts: 102,006
Thanks: 9
Thanked 7,250 Times in 6,424 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 16 Post(s)
Rep Power: 114
PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
Default Đại biểu Dương Trung Quốc giải thích lư do không “bấm nút”

Trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Một Thế Giới về quyết định ấn nút “không biểu quyết” thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ngày 28.11, ĐB Dương Trung Quốc cho biết: “Tôi không có sự lựa chọn nào khác giữa “tán thành" và “không tán thành”.

ĐB Dương Trung Quốc: “Tôi là một trong 2 người không bấm nút"

Được biết, ông là một trong hai đại biểu không biểu quyết thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sáng 28.11 tại Quốc hội, ông có thể chia sẻ thêm lư do ông lại không biểu quyết ?

Bỏ phiếu “không biểu quyết” tôi muốn thể hiện quan điểm của “một bộ phận nhân dân vẫn c̣n một số ư kiến khác với một số nội dung của Hiến pháp” mà Chủ tịch Quốc hội đă nêu trong lời mở đầu phiên họp. Tôi đánh giá cao thái độ tôn trọng đối với những người có ư kiến khác biệt mà ông Chủ tịch Quốc hội đă thể hiện trong phát biểu của ḿnh.

Nếu chưa thực sự hài ḷng về Hiến pháp, tại sao nút bấm không phải là "Không tán thành" mà lại là "Không biểu quyết" ? Có phải điều mà ĐB Bùi Thị An phát biểu trước đó: "Không bấm nút th́ không được mà bấm nút th́ áy náy” là có thật nên ông đă chọn không bấm nút ?

“Áy náy” chỉ là một cách nói. “Không biểu quyết” là cách ứng xử khi không có sự lựa chọn nào khác giữa “tán thành” và “không tán thành”, nói cách khác là chưa thoả măn cho một sự tán thành, nhất là với một vấn đề hệ trọng như Hiến pháp.

Điều ǵ mà ông vẫn c̣n đang "lăn tăn" về bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lần này?

Hiến pháp là một văn kiện được coi là Bộ luật Mẹ, luật gốc định hướng cho sự phát triển bền vững và lâu dài của một quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia, Hiến pháp có sức sống tồn tại hàng trăm năm nhờ những định hướng có mục tiêu lâu dài .

Ở nước ta, trừ Hiến pháp 1946 mang giá trị “lập quốc” với sự lựa chọn thể chế “Dân chủ - Cộng hoà” đă đặt nền tảng cho một tiến tŕnh phát triển lâu dài. Nhưng dường như do những biến động quá khắc nghiệt của chiến tranh, lại chịu tác động chính trị quốc tế khiến Hiến pháp của chúng ta luôn phải thay đổi “ứng biến theo thời cuộc” để rồi đến nay chỉ c̣n là ư chí của Đảng cầm quyền (ư Đảng ḷng dân), trở thành văn bản nhằm “thể chế hóa cương lĩnh chính trị” của Đảng trong một thời kỳ lịch sử. Với bản Hiến pháp sửa đổi lần này là “cương lĩnh thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xă hội”.

Cái khiến tôi băn khoăn là trong lịch sử lập hiến của nước ta, đây là lần đầu tiên trong lời nói đầu của Hiến pháp viết thẳng quan niệm Hiến pháp chỉ là “thể chế hoá cương lĩnh” của Đảng và kế thừa những Hiến pháp có trước. Và cũng v́ thế, nhiều vấn đề mà quá tŕnh thảo luận trong quá tŕnh sửa đổi Hiến pháp c̣n chưa ngă ngũ th́ cái nguyên tắc “thể chế hóa" khiến mọi sửa đổi không thể vượt qua những quy định của Cương lĩnh tựa như “kỵ húy”, ví như các vấn đề sở hữu, vị thế của kinh tế nhà nước...
Đó là chưa kể tới những vấn đề liên quan đến hệ thống chính quyền địa phương, chính quyền đô thị, hội đồng nhân dân các cấp quá tŕnh thảo luận c̣n chưa rơ ràng th́ thời hạn phải thông qua khiến cho có nhiều nội dung chưa thật rơ ràng trong một văn kiện quan trọng như Hiến pháp... th́ làm sao không “áy náy".
Trong quá tŕnh thảo luận tại Quốc hội, ĐB Trương Trọng Nghĩa đă phát biểu: "Hậu thế sẽ đánh giá Quốc hội khóa XIII khi thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của lịch sử dân tộc". Bản Dự thảo Hiến pháp chưa khiến ông hài ḷng, vậy theo ư kiến của ông, bản Hiến pháp 1992 sửa đổi lần này có làm chậm lại sự phát triển của dân tộc như ĐB Nghĩa đă lo lắng trước đó không ?

Ư kiến của luật sư Trương Trọng Nghĩa là nói thay cho tôi và chắc cũng của nhiều người khác.

Trước đó, ông có kiến nghị ǵ với Quốc hội về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lần này không? Ví dụ như nếu chưa thảo luận thấu đáo th́ nên dành thêm cho nó một thời gian nữa để biểu quyết vẫn chưa muộn chẳng hạn ?

Tôi là người được Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp 1992 mời tham gia một số công việc cụ thể và tham gia các hoạt động của Ủy ban. V́ thế, với công việc của một đại biểu QH, tham gia các hoạt động của cơ quan biên soạn và biên tập tôi có thể nói rằng lần Sửa đổi này không chỉ diễn ra trong một thời gian dài (hơn 2 năm), huy động đông đảo những nguồn lực trí tuệ xă hội, đương nhiên cũng tốn kém tài lực... tạo ra mối quan tâm xă hội như một cuộc vận động nhận thức chính trị rộng lớn chưa từng có.

Trong bối cảnh ấy, tôi cũng có rất nhiều cơ hội để thể hiện quan điểm, đưa ra những kiến nghị cụ thể trong những phiên thảo luận ở Quốc hội, các cuộc hội thảo, các cuộc họp của Ủy ban sửa đổi và các văn bản kiến nghị cá nhân hay chuyển các ư kiến đóng góp của cử tri v.v...

Tôi ghi nhận là những ư kiến của ḿnh luôn được xử lư nghiêm túc, có cái được ghi nhận, có cái không được chấp nhận và đều được trả lời rơ ràng. Tôi cũng nhận thấy tính nghiêm túc trong quá tŕnh thảo luận, xử lư các ư kiến khác nhau, nỗ lực tiếp cận những ư kiến khác biệt v.v... của những người có trách nhiệm trong quá tŕnh sửa đổi, không khí trong thảo luận là dân chủ, không giới hạn...

Đă có lúc Ủy ban đă đưa ra một Dự thảo mà theo đánh giá của riêng tôi là rất “cấp tiến” hiểu theo nghĩa là rút ngắn nhất những khoảng cách khác biệt, kể cả những vấn đề mà mọi người đều quan tâm như sự lựa chọn liên quan đến “quốc hiệu” (Dân chủ Cộng ḥa hay Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa). Nhưng rất tiếc là những thay đổi cuối cùng để tŕnh ra bản dự thảo để Quốc hội thông qua th́ đă có nhiều “điều chỉnh” lại để tránh những ǵ bị coi là không phù hợp với Cương lĩnh.

Cũng có ư kiến cho rằng cần có thêm thời gian làm rơ và hoàn thiện dự thảo. Nhưng mọi người đều biết rằng công việc sửa đổi Hiến pháp đă khởi động từ tháng 8.2011 đến nay cũng là một thời gian không ngắn, với cơ chế này th́ có kéo dài thảo luận nữa cũng chẳng làm thay đổi được.

...Có thể trong một bộ phận nhân dân (trong đó có tôi) cho rằng sau 20 năm phát huy của Hiến pháp 1992 (đă có một lần sửa) những trải nghiệm của công cuộc Đổi mới, nhất là Hội nhập đă bộc lộ những bất cập... Một kiến nghị cuối cùng được viết thành văn bản sau lần thảo luận cuối cùng ở Quốc hội trước ngày “bấm nút” tôi đă nêu rơ quan điểm của ḿnh về việc lời nói đầu Hiến pháp viết thẳng ra rằng “Thể chế hóa Cương lĩnh” là nguyên lư đầu tiên (tiếp theo mới là kế thừa các Hiến pháp trước đó) liệu có phải là một bước tiến trong nhận thức về lập hiến hay không ? Tôi cũng đề nghị phải đặt việc “ứng phó với biến đổi khí hậu” ở vị thế hệ trọng hơn tương xứng với tầm quan trọng như một nhân tố tác động lâu dài và khắc nghiệt đối với tương lai của dân tộc ta. Những đề nghị ấy đều có hồi âm nhưng vẫn đề nghị “giữ nguyên như dự thảo”.

Tại sao ông lại vẫn biểu quyết thông qua Nghị quyết về thực hiện HP ngay sau đó chỉ vài chục phút ?

Khi thông qua tôi đă “không biểu quyết” nhưng với nghị quyết của Quốc hội sau khi đă được tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội thông qua th́ việc tán thành của tôi là lẽ đương nhiên. Không chỉ là “thiểu số phục tùng đa số” mà là trách nhiệm đối với cử tri. Vả lại cũng cần đánh giá rằng, tuy có thể “một bộ phận” chưa thoả măn nhưng Hiến pháp sửa đổi lần này cũng chứa đựng rất nhiều những sửa đổi rất tích cực trên nhiều lĩnh vực liên quan đến quyền của dân và sự phát triển của đất nước.

Sau cuộc biểu quyết, đại biểu Trương Trọng Nghĩa khi trao đổi với tôi rằng chỉ cần thực hiện nghiêm túc những ǵ đă viết trong Hiến pháp sửa đổi này th́ cũng đă tạo ra rất nhiều thay đổi tích cực cho dân, cho nước rồi. Bây giờ là lúc Quốc hội phải thực hiện quyền giám sát hành pháp và nâng cao năng lực lập pháp để bản Hiến pháp sửa đổi này “đi vào cuộc sống”.
Dẫu sao đây mới là Sửa đổi Hiến pháp 1992, cũng có nghĩa là Hiến pháp 1992 đă vượt kỷ lục “tuổi thọ” so với các Hiến pháp 1946, 1959, và 1980 nhờ đó luôn được “sửa đổi” và ai cũng biết rằng thời kỳ quá độ sẽ rất dài lâu như dự báo của các nhà lănh đạo, cho nên có lẽ sẽ có nhiều lần sửa đổi tiếp theo khi thực tiễn đ̣i hỏi. Phải chăng đó cũng là một nét riêng trong việc Lập Hiến ở nước ta ?!

Tuấn Ngọc (thực hiện) - motthegioi.vn
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	DTQ_ZPJT.jpg_XVBF.jpg
Views:	9
Size:	34.6 KB
ID:	540785  
PinaColada is_online_now  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.