Truyền h́nh Nga đă "cố gắng xáo trộn sự thật" nhằm chối bỏ trách nhiệm của Nga trong thảm hoạ máy bay MH17 bị bắn rơi ở Ukraine hồi tháng 7, The Guardian dẫn tuyên bố của Nhà Trắng ngày 16.11.
Nga công bố bức ảnh máy bay MH17 bị máy bay chiến đấu bắn hạ trên truyền h́nh - Ảnh: chụp màn h́nh |
Bộ ngoại giao Mỹ cho rằng bản tin của truyền h́nh Nga là hoàn toàn “lố bịch” v́ những h́nh ảnh "đă được xử lư" nhằm đổ lỗi cho máy bay chiến đấu Ukraine bắn hạ MH17, theo CNN.
Trước đó, bản tin của Kênh 1 đài truyền h́nh Nga ngày 14.11 cho biết Nga đă cung cấp một bản báo cáo của Liên đoàn kỹ sư Nga về thảm họa MH17. Trong số những phản hồi liên quan đến báo cáo, có một bức thư điện tử được gửi từ một người đàn ông tự giới thiệu đă tốt nghiệp MIT (đại học công nghệ Massachusetts), có 20 năm kinh nghiệm của một chuyên gia hàng không có kư tên Mark Solonin
Đặc biệt, kèm theo bức thư điện tử này là tấm ảnh cho thấy tên lửa được phóng từ cánh trái của máy bay chiến đấu nhắm vào buồng lái của MH17. Theo các chỉ dấu về địa h́nh, thời tiết, kích thước máy bay th́ tấm ảnh hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh của tai họa.
H́nh ảnh bị cho đă qua xử lư - Ảnh chụp màn h́nh |
Tuy nhiên, ngay sau bức ảnh được công bố, Mark Solonin, một kỹ sư người Nga viết trên blog của ông cho rằng h́nh ảnh 2 chiếc máy bay không cân xứng với cảnh quan và khẳng định chúng đă được chỉnh sửa thô bạo.
Một số blogger khác khẳng định bức ảnh là giả mạo khi các chi tiết không phù hợp và chứng minh ảnh có từ năm 2012. Một số khác cho rằng máy bay xuất hiện trong bức ảnh là một chiếc máy bay thương mại Boeing 767, chứ không phải Boeing 777-400 bị bắn hạ.
Chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines bị bắn rơi hôm 17.7 ở miền đông Ukraine khiến toàn bộ 298 người thiệt mạng, đa số là người Hà Lan. Báo cáo sơ bộ của các nhà điều tra Hà Lan hồi tháng 9 cho biết chiếc phi cơ nhiều khả năng bị nhiều "vật thể mang năng lượng lớn" xuyên qua. Tuy nhiên, phiến quân ly khai thân Nga ở Ukraine đă phủ nhận bất kỳ sự liên quan trong vụ MH17 bị bắn hạ.
Đan Đan