Người đàn ông có cánh tay phi thường này thật khâm phục. Ông đă đi hiến máu và nhờ vậy đă cứu được 2 triệu trẻ sơ sinh. Cùng vietbf.com khám phá thêm.

Ông James Harrison trong một lần hiến máu.
ÚC - Ông James Harrison - người được mệnh danh có “cánh tay vàng” - suốt 60 năm qua đă cống hiến loại máu lạ của ông, cứu mạng hơn 2 triệu trẻ sơ sinh. Ông lăo 78 tuổi người Úc được trời ban cho ḍng máu lạ lùng, những kháng thể ngay trong huyết tương của ông có thể cứu sống những đứa trẻ mắc căn bệnh Rhesus - một dạng bệnh thiếu máu trầm trọng. Cánh tay của ông được bảo hiểm với giá 1 triệu đô Úc, bởi những kháng thể quan trọng trong đó đă giúp phát triển vaccine Anti-D, cứu được tính mạng của hàng triệu bé sơ sinh.
Nhờ sự hiến tặng máu của ông Harrison, không biết bao nhiêu bà mẹ đă sinh nở thành công, cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh, trong đó có cả con gái ông, Tracey - người sau này cũng sinh ra một bé trai kháu khỉnh nhờ được cha ḿnh truyền máu.
Kể từ năm 18 tuổi, ông Harrison đă đi hiến máu vài tuần một lần, cho đến nay ông lăo này đă có trên 1,000 lần hiến máu. Theo lời kể của James Harrison, ông bắt đầu hiến máu từ sau một lần thập tử nhất sinh lúc ông c̣n là một thiếu niên. Năm 1951, khi mới 14 tuổi, ông Harrison trải qua ca phẫu thuật cắt bỏ một lá phổi. Khi tỉnh lại, ông mới biết ḿnh đă được truyền 13 đơn vị máu hiến tặng bởi một người lạ, nhờ vậy mà tai qua nạn khỏi. Kể từ đó Harrison quyết định đến lúc đủ tuổi, ông cũng sẽ trở thành một nhà hiến máu nhân đạo. Ngay khi bắt đầu đi hiến máu, James Harrison đă được cho hay là trong máu ông có chứa loại kháng thể quư hiếm có thể cứu sống mạng người.
Hàng năm, có hàng ngàn trẻ sơ sinh ở Úc mất mạng v́ căn bệnh thiếu máu Rhesus. Nếu may mắn sống sót, những những trẻ em này cũng phải chịu tổn thương năo suốt đời do ảnh hưởng của bệnh. Hội chứng Rhesus xảy ra khi máu của thai phụ có yếu tố Rhesus âm, trong khi thai nhi di truyền Rhesus dương từ bố. Hội chứng này khiến hệ miễn dịch người mẹ tạo kháng thể tiêu diệt các tế bào hồng cầu của đứa trẻ trong bụng. Thông thường, thai kỳ lần đầu tiên không bị nguy hiểm, song trong những lần mang thai tiếp theo, kháng thể máu mẹ sẽ đi qua nhau thai, tấn công hồng cầu. Trường hợp nặng nhất có thể làm đứa trẻ tổn thương năo hoặc tử vong.
Theo các bác sĩ, kháng thể đặc biệt mà ông Harrison sở hữu có thể giải quyết t́nh trạng này. Từ những năm 1960, ông hợp tác với các bác sĩ trong nghiên cứu chế tạo loại vaccine có tên là Anti-D, giúp thai phụ có Rhesus âm không sản sinh kháng thể tấn công máu em bé trong thai kỳ. Nhờ vaccine Anti-D, ông James góp phần cùng các bác sĩ cứu sống hơn 2 triệu trẻ sơ sinh trong suốt 60 năm qua.