VBF-Theo nhà phân tích th́ việc Nga vẫn muốn cản bước Mỹ tại Đông Âu sẽ chỉ làm cho t́nh h́nh thêm phức tạp.Nga nên có 1 thái độ đúng đắn trước khi có những hành động quyết định trong khu vực."Việc NATO suy yếu không thể khiến cho tầm ảnh hưởng của Nga tăng lên mà trái lại, nó khơi lên những xung đột mà một số thành viên NATO đă trải qua hoặc đang cố kiểm soát".Giáo sư Mark N. Katz, trong một bài viết trên tờ National Interest, đă lư giải v́ sao Nga nên cảm thấy vui trước việc NATO tăng cường tầm ảnh hưởng, mở rộng sang cả Đông Âu và Baltic.
Dưới đây là phân tích của ông Katz. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
Mối đe doạ?
Tổng thống Putin và nhiều người Nga đang gay gắt chỉ trích NATO mở rộng sang Đông Âu và Baltic sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Đặc biệt, Putin đă cương quyết ngăn chặn NATO mở rộng sang các nước cộng ḥa thuộc Liên Xô cũ, bao gồm cả Gruzia và Ukraine - những quốc gia mà ở đó, giới lănh đạo luôn công khai bày tỏ mong muốn được gia nhập liên minh này.
Putin cho rằng động thái này của NATO là trực tiếp chống lại Nga. Với suy nghĩ đó, rơ ràng, Nga không chỉ muốn ngăn chặn việc NATO mở rộng hơn nữa, mà c̣n muốn liên minh này suy yếu, thậm chí là giải thể.
Tuy nhiên, việc này chẳng mang lại lợi ích ǵ cho phương Tây và cho cả Nga. Trên thực tế, nếu NATO tiếp tục duy tŕ và mở rộng th́ an ninh của Nga sẽ được tăng cường.
Putin và những người ủng hộ ông, về cơ bản, đă hiểu sai mục đích thực sự của NATO. Không may là, nhiều nước phương Tây cũng vậy.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, một trong những mục tiêu quan trọng và rơ ràng nhất của NATO là ngăn cản một cuộc tấn công từ Liên Xô và đáp trả thích đáng nếu nó xảy ra.
Song, v́ Liên Xô chưa từng bao giờ tấn công, nên có thể coi NATO đă thành công trong nhiệm vụ ngăn chặn của ḿnh.
Dù vậy, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều quốc gia nằm trong liên minh Hiệp ước Warsaw với Nga và 3 quốc gia Baltic vẫn t́m cách gia nhập NATO. Một lư do là bởi họ sợ rằng Nga có thể trở thành mối đe dọa trong tương lai - hoặc thậm chí là ngay tại thời điểm hiện tại.
Điều này trái ngược với quan điểm của nhiều thành viên cũ của NATO tại Đông Âu. Sau khi Liên Xô rút khỏi Đông Âu và sụp đổ, nhiều quốc gia tại khu vực này không xem nước Nga hậu Xô Viết là mối đe doạ.
Ngược lại, họ coi Nga là một nguồn cung dầu mỏ, khí đốt dồi dào, là thị trường xuất khẩu tiềm năng. Chính phủ các nước này không muốn những mối lo lắng của khu vực về Nga ngáng trở hoạt động kinh doanh của ḿnh với Moscow.
Thế nhưng, dù tin rằng Nga không phải là mối đe doạ, song với họ, Nga không hoàn toàn vô hại.
Những “công thức” đă lỗi thời
Việc Moscow có phải là mối đe dọa hay không không bao giờ là lư do duy nhất để NATO tồn tại. Tổng thư kư đầu tiên của NATO Lord Ismay, đă nhận định mục đích của NATO "trách xa Nga, giữ Mỹ và hạ gục Đức".
Tới năm 2010, Chủ tịch Uỷ ban Quân sự NATO, tướng Giampaolo di Paola lại nói về mục tiêu của NATO là "giữ Bắc Mỹ, nâng tầm châu Âu và sát cánh với Nga".
Cả 2 công thức này đều đă lỗi thời: Đức đang trở thành trụ cột trong việc duy tŕ các nguyên tắc của trật tự châu Âu tự do, c̣n Nga rơ ràng không muốn "sát cánh" cùng NATO.
Song, ngoài Nga, 2 công thức nói trên c̣n nhấn mạnh 2 mục tiêu khác nữa của NATO.Tướng Di Paola thừa nhận vai tṛ của Canada, c̣n ông Ismay th́ không, nhưng cả 2 rơ ràng đều thấy rằng việc quan trọng với NATO là phải khiến Mỹ cam kết duy tŕ an ninh châu Âu.
Hai quan điểm trái ngược của họ về việc "nâng tầm châu Âu" và "hạ gục Đức" chỉ ra rằng cần phải bảo vệ an ninh châu Âu, không chỉ khỏi mối đe dọa bên ngoài mà cả từ những xung đột nội bộ.
Các quốc gia Đông Âu và Baltic t́m cách gia nhập NATO không chỉ v́ họ sợ Nga, mà bởi khi đă là thành viên của NATO – cũng như EU – nghĩa là họ đă trở thành một phần của phương Tây.
V́ không muốn trở thành một phần của phương Tây, nên các nhà lănh đạo và đa phần công chúng Nga đơn giản không hiểu rằng đó là điều mà Đông Âu, Baltic, đặc biệt là Ukraine cùng Gruiza thực sự mong muốn.
Cần nhớ rằng, khi Liên Xô rút quân khỏi Đông Âu sau Chiến tranh Lạnh, người ta đă từng lo ngại nguy cơ tái diễn xung đột trong khu vực này.
Song nỗi mong mỏi được kết nạp vào NATO, EU – và cả phương Tây – đă khiến các quốc gia Đông Âu và Baltic công nhận những đường biên giới được vẽ lại lúc bấy giờ chứ không theo đuổi việc lấy lại những lănh thổ đă mất.
Thực tế là NATO cũng coi việc giải quyết tranh chấp lănh thổ với các quốc gia láng giềng là một điều kiện để chấp nhận thành viên mới.
Nguy cơ với Nga khi NATO tan ră
V́ luôn tin sự “bành trướng” của NATO là mối đe dọa tới ḿnh, nên Nga cho rằng sẽ an toàn hơn nếu liên minh này rút lui, bất lực hoặc thậm chí là giải thể.
Song Putin không nhất thiết phải làm suy yếu hay khiến 2 khối này phải giải thể.
NATO và EU đều hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận, do đó, việc các nhà lănh đạo chính trị hiện nay ở Hungary và Hy Lạp chống đối châu Âu, khá thân thiện với Nga, có thể giúp Putin tiến gần hơn với mục tiêu của ḿnh.
Và nếu có thêm các nhà lănh đạo với tư tưởng như thế này được bầu lên, th́ dường như NATO chẳng thể phản ứng hiệu quả trước những động thái của Putin nhằm "bảo vệ" người nói tiếng Nga ở Ukraine hoặc thậm chí là tại các quốc gia Baltic.
Thế nhưng, điều này rơ ràng không có lợi cho phương Tây, nhưng cũng không có lợi cho Nga.
Sự suy yếu của NATO sẽ không thể khiến cho tầm ảnh hưởng của Nga tăng lên mà trái lại, nó khơi lên những xung đột mà một số thành viên NATO đă trải qua (như trường hợp của Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ) hoặc đang cố kiểm soát.
Một ví dụ là, Putin hiện đang có quan hệ hợp tác với chính phủ chống phương Tây của Tổng thống Erdogan. Ông cũng có mối quan hệ tốt đẹp với giới lănh đạo cánh tả mới của Hy Lạp, vốn đang có mâu thuẫn với EU.
Nhưng nếu NATO sụp đổ (dù có phải v́ Putin hay không) th́ mối thù Hy Lạp – Thổ Nhĩ Kỳ mà NATO luôn cố gắng kiềm chế (sau khi Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp vào Síp năm 1974) có thể sẽ sớm bùng phát trở lại. Khi đó, khó có thể nói chắc chắn rằng Nga đủ khả năng hạ nhiệt nó.
Rồi Moscow sẽ buộc phải lựa chọn – đứng về phía một trong 2 bên, hoặc quay lưng với cả hai. Nếu Nga hỗ trợ Hy Lạp th́ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đó là một mối đe dọa hiện hữu.
Thổ Nhĩ Kỳ có thể quay sang toàn lực hỗ trợ phiến quân Chechnya hoặc các phần tử Hồi giáo - những kẻ đang chống đối Nga ở Bắc Caucasus và những khu vực của người Hồi giáo ở Nga.
Sự suy yếu của NATO cũng có thể khiến cho chủ nghĩa dân tộc ở Hungary trỗi dậy và phe ủng hộ Nga ở nước này vùng lên đ̣i lấy lại "lănh thổ đă mất".
Mosow sẽ chẳng cảm thấy hề hấn ǵ nếu Budapest làm vậy với Ukraine hay Romania, nhưng sẽ không thể yên nếu điều đó xảy ra với Siberia hay Slovakia.
Một vấn đề với Moscow là khi chính phủ chống phương Tây được bầu lên ở bất cứ tại châu Âu, một hoặc nhiều các quốc gia láng giềng của họ có thể sẽ cảm thấy bị đe dọa và quay sang Mỹ t́m sự giúp đỡ.
Xa hơn nữa, dư luận Đức có thể ít quan tâm tới những ǵ Nga làm ở Crimea hay Đông Ukraine xa xôi, song sẽ có những biện pháp tích cực hơn nhằm ngăn chặn nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của Moscow tại các quốc gia lân cận ḿnh.
Cuối cùng, phương Tây càng coi các động thái của Nga làm tổn hại trực tiếp tới an ninh quốc gia ḿnh, th́ họ càng thúc đẩy việc vũ trang cho Ukraine và những quốc gia khác, nhằm đối phó Nga.
Sự suy yếu của nền ḥa b́nh kiểu Mỹ ở châu Âu do sự yếu kém của NATO dường như khó có thể được thay thế bằng nền ḥa b́nh kiểu Nga.
Thay vào đó, nó sẽ gây ra t́nh trạng hỗn loạn ở châu Âu mà Nga không thể kiểm soát, cũng không thể ngăn chặn được tác động tiêu cực đối với an ninh nội bộ và cả tham vọng bên ngoài của ḿnh.
Moscow sẽ có tương lai tốt hơn nếu NATO phát triển mạnh mẽ và giữ được Mỹ, châu Âu ḥa b́nh và Nga là chính ḿnh, hơn là một NATO yếu kém, đẩy Mỹ, châu Âu và cả Nga vào những xung đột, căng thẳng không cần thiết.
vk
|
|