Hôm qua 5/10, cựu nhân viên Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden bất ngờ tuyên bố anh sẵn sàng trở về Mỹ “chịu tội”. Anh mong muốn được về Mỹ và mong Mỹ xét xử tội của anh, miễn sao anh được xét xử trong một phiên ṭa công bằng. Đây có phải là một động thái hối hận?
Theo Sputnik News, Edward Snowden đă sống ở Nga hai năm theo quy chế tị nạn tạm thời. BBC dẫn lời anh trong cuộc phỏng vấn phát sóng hôm 5-10 cho biết anh đă nhiều lần muốn trở về Mỹ để chịu xét xử nhưng vẫn chưa nhận được đơn từ xét xử chính thức.
“Đến nay họ nói rằng họ sẽ không tra tấn tôi. Tôi nghĩ đó là một sự khởi đầu. Nhưng chúng tôi vẫn không có tiến triển ǵ mới” - BBC dẫn lời Snowden hôm 5-10 cho biết.
Tháng 7-2015, cựu Tổng chưởng lư Eric Holder có nhắc tới khả năng tổ chức phiên ṭa xét xử công bằng cho Snowden và thừa nhận rằng vấn đề này sẽ khuấy động nên một “cuộc tranh luận dữ dội”.
“Tôi nghĩ có thể có cơ sở cho một giải pháp mà tất cả mọi người đều hài ḷng. Tôi nghĩ vẫn có khả năng đó” - ông Holder cho biết khi trả lời câu hỏi liệu Bộ Tư pháp Mỹ có thể mở phiên ṭa xét xử cho Snowden khi anh trở về Mỹ.
Trong khi cựu Tổng chưởng lư Holder bày tỏ sự lạc quan đối với trường hợp của Snowden th́ phát ngôn viên của Tổng chưởng lư đương thời Loretta Lynch cho hay họ sẽ không thay đổi lập trường đối với việc xét xử Snowden.
Năm 2013, Holder đă đệ đơn kiện h́nh sự đối với Snowden, cáo buộc anh với ba tội danh liên quan tới xâm phạm nghiêm trọng Đạo luật gián điệp, khi anh tiết lộ hàng loạt tài liệu mật về các chương tŕnh giám sát bất hợp pháp của Mỹ.
Chỉ riêng các tội danh này, Snowden có thể đối mặt với án tù 30 năm. Tuy nhiên, Snowden từ lâu đă tuyên bố anh sẽ không chấp nhận một phiên xét xử nào liên quan tới các cáo buộc nghiêm trọng hay phải chịu mức án tù dài năm.
Edward Snowden, 32 tuổi, được cho là đă đánh cắp tài liệu của NSA khi c̣n làm việc tại cơ quan này ở Hawaii từ giữa tháng 3-2012 tới tháng 5-2013.
Từ trước tới nay, chính phủ Mỹ luôn thể hiện quan điểm rằng Snowden không phải là một “người tuưt c̣i” mà là một nghi phạm tiết lộ thông tin mật, “gây nguy hại nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của nước Mỹ”.
Therealtz © VietBF