“John thánh chiến” là đao phủ của IS và đây chỉ là biệt danh của y. Hiện IS đă lên tiếng xác nhận hắn đă chết. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
(NLĐO) – Một cổng tin tức liên kết với nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hôm 19-1 công bố bài điếu văn dành cho Mohammed Emwazi, đao phủ IS có biệt danh “John thánh chiến”.
Quân đội Mỹ khẳng định hồi tháng 11 năm ngoái, Emwazi – công dân Anh gốc Ả Rập – đă bị giết trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của liên quân. Hai máy bay MQ-9 Reaper của Mỹ và một máy bay MQ-9 của Anh đă tham gia chiến dịch.
Tạp chí Dabiq của IS gọi hắn với biệt danh Abu al-Muhajir Muharib trong bài điếu văn công bố hôm 19-1, trong đó có đoạn: “Thứ năm, ngày 29 của Muharram, 1437 (tức 12-11-2015, theo Reuters), Abu Muharib cuối cùng đă tử v́ đạo, v́ Thánh Allah mà anh đă mong chờ từ rất lâu. Chiếc xe của anh bị máy bay không người lái phá hủy ở TP Raqqa – Syria và anh thiệt mạng ngay lập tức”.
Emwazi trở thành biểu tượng tàn bạo của IS sau khi xuất hiện trong các video chặt đầu hai nhà báo Mỹ Steven Sotloff và James Foley, nhân viên cứu trợ người Mỹ Abdul-Rahman Kassig, hai nhân viên cứu trợ người Anh David Haines và Alan Henning cùng nhà báo Nhật Bản Kenji Goto và một số con tin khác.
Sinh ra tại Kuwait năm 1988, hắn theo chân gia đ́nh tới Anh lúc mới 6 tuổi và tốt nghiệp lập tŕnh máy tính ở London.
Đao phủ IS có biệt danh “John thánh chiến”. Ảnh: Reuters
Trong một báo cáo của Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm 19-1, IS hiện cầm giữ khoảng 3.500 nô lệ tại Iraq, hầu hết là phụ nữ và trẻ em đến từ cộng đồng thiểu số Yazidi. Chúng bị LHQ cáo buộc phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người và diệt chủng.
Báo cáo cho biết IS c̣n giết cả nhân viên an ninh Iraq và chiến binh Peshmerga của người Kurd cũng như bắt cóc dân thường. Ít nhất 18.802 người dân đă thiệt mạng tại Iraq từ tháng 1-2014 đến tháng 10-2015 và 36.245 người khác bị thương.
“Chúng sử dụng dân thường làm lá chắn, đẩy trẻ em ra chiến trường, trực tiếp nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự. Về cơ bản, chúng t́m cách xóa sổ các cộng đồng dân tộc thiểu số như người Yazidi” - giám đốc văn pḥng nhân quyền LHQ tại Iraq Francesco Motta nhấn mạnh.
Ước tính khoảng 800 -900 trẻ em ở TP Mosul đă bị IS bắt cóc để phục vụ cho mục đích quân sự và đào tạo tôn giáo.
2 phụ nữ Yazidi may mắn trốn thoát khỏi tay IS. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, IS vừa thả 270/400 dân thường bị chúng bắt cóc ở TP Deir al-Zor – Syria cuối tuần qua, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), các tù nhân nam tuổi từ 14-55 vẫn đang bị cầm giữ để thẩm vấn.
Cũng tho SOHR, IS bắt thêm 50 người đàn ông khác trong các cuộc lùng bắt ở Deir al-Zor hôm 19-1.
P.Nghĩa (Theo Reuters)