Ngày 14/6, ASEAN đă tính đưa ra một tuyên bố chung sau hội nghị với Trung Quốc ở TP Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc). Tuy nhiên, mọi thứ bất ngờ biến mất khi ASEAN rút lại bản tuyên bố chung này. Theo đó, tờ "Financial Times" cho rằng ASEAN đang chia rẽ sâu sắc v́ Trung Quốc, đặc biệt là trong vấn đề biển Đông.
"Cái tát ngoại giao"
Biển Đông là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng, tập trung nhiều huyết mạch hàng hải của thế giới. Tuy nhiên, tại biển Đông, Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á đang tranh chấp chủ quyền. T́nh trạng căng thẳng có nguy cơ leo thang trước thời điểm Ṭa trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) ra phán quyết về vụ kiện của Phillippines chống lại tuyên bố chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở biển Đông.
Trước đó, nhân Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN-Trung Quốc đặc biệt ở Côn Minh, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đă tuyên bố rằng cả Trung Quốc lẫn ASEAN nên xem xét mối quan hệ song phương với "tầm nh́n chiến lược" và xử lư đúng đắn các bất đồng để quan hệ hai bên phát triển theo hướng lành mạnh và ổn định. Những phát biểu của ông Vương Nghị cho thấy rơ Trung Quốc rất muốn hạn chế những tổn hại đối với danh tiếng của nước này liên quan đến những chiến thuật đ̣i hỏi chủ quyền quá đáng của họ ở vùng biển rất quan trọng về mặt chiến lược và giàu tài nguyên. Bốn trong số 10 nước thuộc ASEAN có tuyên bố chủ quyền về các đảo và băi cạn ở biển Đông, chồng lấn với những tuyên bố của Trung Quốc.
Tuyên bố đầy tính ḥa hoăn của Trung Quốc được đưa ra vào lúc t́nh h́nh biển Đông càng ngày càng căng thẳng trước các hành vi dùng sức mạnh áp đặt yêu sách chủ quyền mà Trung Quốc tiến hành tại biển Đông, trong đó có những hành động bị tố cáo là nhằm quân sự hóa những thực thể họ đang chiếm đóng tại cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan nói rằng các ngoại trưởng ASEAN đă bày tỏ quan ngại sâu sắc với Trung Quốc về những diễn biến gần đây ở biển Đông tại hội nghị trên. Singapore hiện là điều phối viên về quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Singapore cho biết tại hội nghị này, các ngoại trưởng đă nêu bật nhu cầu "tăng cường các nỗ lực để đạt tiến bộ hơn nữa trong việc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và việc xây dựng một cách thực chất Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC)".
Trong tuyên bố chung đă được đưa ra, các Ngoại trưởng ASEAN bày tỏ "mối quan ngại sâu sắc trước những diễn biến gần đây ở biển Đông, khiến ḷng tin bị xói ṃn," đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo tự do hàng hải và tự do hàng không ở biển Đông. Bản tuyên bố cũng cho rằng mọi tranh chấp phải được giải quyết phù hợp với luật pháp quốc tế. Mặc dù không công khai, nhưng bản tuyên bố chung của ASEAN rơ ràng nhằm vào tham vọng của Trung Quốc bành trướng lănh thổ ở biển Đông. Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết, bản tuyên bố chung đă được rút lại, nhưng không giải thích ǵ thêm. Và ASEAN cũng không đưa ra một bản tuyên bố chung được sửa đổi.
Bản tuyên bố chung với lời lẽ mạnh mẽ bất ngờ dù đă bị rút lại, nhưng việc nó được đưa ra tại một hội nghị diễn ra ngay tại Trung Quốc được hăng tin AFP đánh giá như một "cái tát ngoại giao” vào mặt Trung Quốc.
Hội nghị đặc biệt ASEAN – Trung Quốc tại Côn Minh.
Trung Quốc gây sức ép?
Chuyên gia Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho rằng Trung Quốc đă gây sức ép đối với một số nước thành viên ASEAN, buộc họ phải rút lại tuyên bố chung. Ông Storey nói: "Một số đoạn trong tuyên bố chung của ASEAN đi ngược lại quan điểm của Trung Quốc rằng tranh chấp không phải là một vấn đề giữa nước này với ASEAN. Tuyên bố chung cũng cho rằng PCA đóng vai tṛ trong quá tŕnh giải quyết tranh chấp. V́ vậy, Trung Quốc không hài ḷng với văn bản này."
Ngày 15-6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng tuyên bố chung của ASEAN là "không chính thức" và bác bỏ cáo buộc rằng họ đă gây áp lực, buộc ASEAN phải rút lại văn kiện này. Ông Alex Neill - một chuyên gia về lĩnh vực an ninh châu Á-Thái B́nh Dương của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), cho rằng Trung Quốc vẫn t́m mọi cách xóa bỏ bất cứ nội dung nào đề cập đến biển Đông trong các tuyên bố của ASEAN. Chuyên gia này nhấn mạnh, "Trung Quốc thường gia tăng sức ép song phương để từng bước làm xói ṃn sự thống nhất, đoàn kết của ASEAN."
Trước đó, ASEAN cũng đă vấp phải thất bại trong việc thể hiện tinh thần đoàn kết và đồng thuận đối với vấn đề biển Đông. Năm 2012, Hội nghị cấp Ngoại trưởng ASEAN ở Thủ đô Phnom Penh của Campuchia đă kết thúc mà không đưa ra được thông cáo chung do các nước thành viên bất đồng về ngôn từ khi đề cập đến tranh chấp chủ quyền ở biển Đông. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN kết thúc mà không đưa ra được thông cáo chung.
Theo tờ "Thời báo Tài chính", giới phân tích đang đặt câu hỏi về quan điểm của Malaysia đối với vấn đề biển Đông sau khi Trung Quốc ồ ạt đổ vốn đầu tư vào nước này. Trong đó đáng kể nhất là khoản tiền 2,3 tỷ USD mà Tập đoàn Điện hạt nhân Trung Quốc (CGN) bỏ ra để mua lại tài sản của Quỹ đầu tư 1MDB đang gặp rắc rối của Malaysia. Hiện Malaysia xác định nhiệm vụ chống khủng bố là ưu tiên hàng đầu về quốc pḥng, chứ không phải những căng thẳng trên biển.
Theo đài RFI, việc rút lại tuyên bố chỉ sau vài giờ đưa ra như lập lại kịch bản đáng buồn vào năm 2012 tại Phnom Penh, khi Ngoại trưởng các nước thành viên ASEAN cũng bất đồng ư kiến với nhau và không ra được bản tuyên bố chung sau hội nghị. Mẫu số chung trong hai sự cố này là sức ép của Trung Quốc. Có thể nói là cuộc họp ASEAN-Trung Quốc ngày 14-6 có dấu hiệu diễn ra không suôn sẻ lắm (trong vấn đề biển Đông). Nếu căn cứ vào nội dung bản tuyên bố chung của Ngoại trưởng các nước ASEAN được Malaysia công bố đầu tiên trước lúc bị thu hồi, th́ các nước Đông Nam Á đă nói đến một “buổi trao đổi thẳng thắn với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị” về các hành động của Bắc Kinh tại biển Đông. Trong ngôn từ ngoại giao, “thẳng thắn” đồng nghĩa với “gay gắt.” Việc thu hồi một văn kiện sau khi đă được công bố là một hành động rất mất uy tín, thế nhưng tại sao ASEAN đă phải chấp nhận làm việc này? Đây là câu hỏi mà giới quan sát đă cố t́m lời giải đáp sau sự cố ngày 14-6.
Theo Indonesia, một bản hướng dẫn cách trả lời câu hỏi của báo chí đă được gửi đi như là một bản tuyên bố chung chính thức, c̣n theo Malaysia th́ đó là một văn kiện chưa hoàn chỉnh, cần phải thu hồi để chỉnh lư. Cả hai cách giải thích nói trên đều không thỏa đáng, v́ khó có thể tưởng tượng ra những nhầm lẫn thô thiển như vây. Nếu không phải v́ những lư do nêu trên, th́ do đâu ASEAN phải rút lại bản tuyên bố của ḿnh. Có ư kiến cho rằng Lào và Campuchia, v́ thân thiện với Trung Quốc đă yêu cầu điều này. Tuy nhiên, theo giáo sư Thayer, một chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông, có nhiều dấu hiệu cho thấy là chính Trung Quốc đă gây sức ép để buộc ASEAN thu hồi tuyên bố về Biển Đông. Giáo sư Thayer phân tích: “Dường như Trung Quốc đă phản ứng sau khi bản tuyên bố chung của ASEAN được hăng tin AFP tiết lộ và điều đó đă dẫn đến quyết định của Ban Thư kư ASEAN hủy bỏ việc công bố văn kiện này. Báo chí đă nói nhiều đến nội dung cứng rắn của bản tuyên bố chung đă bị thu hồi, hàm ư cho rằng có lẽ v́ những lời lẽ quá mạnh đó mà Trung Quốc đă gây sức ép với ASEAN. Tuy nhiên, theo giáo sư Thayer, lời lẽ lần này không có ǵ mạnh mẽ hơn các tuyên bố của ASEAN trước đây. Nhưng lần này Bắc Kinh khó chịu v́ tuyên bố này lại được đưa ra trong khuôn khổ một hội nghị ASEAN-Trung Quốc, điều chưa từng xảy ra.
VietBF© Sưu tập