Tin giả từ Nga và các hiệu ứng tâm lư mà nó tận dụng, qua một báo cáo của RAND Corporation - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > USA NEWS > USA NEWS ZONE 1


Closed Thread
 
Thread Tools
Old 09-18-2020   #1
cha12 ba
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
cha12 ba's Avatar
 
Join Date: Jan 2013
Posts: 37,973
Thanks: 81,074
Thanked 56,785 Times in 24,152 Posts
Mentioned: 430 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 10758 Post(s)
Rep Power: 75
cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11
cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11
Default Tin giả từ Nga và các hiệu ứng tâm lư mà nó tận dụng, qua một báo cáo của RAND Corporation

09/18/20

The Russian "Firehose of Falsehood" Propaganda Model
Why It Might Work and Options to Counter It


Links:https://www.rand.org/pubs/perspectives/PE198.html
Bản tiếng Việt: Nguyễn Vũ Hiệp Hiếu truyền Thông

Trong những năm gần đây, Mỹ và EU đă nhiều lần tuyên bố rằng chính phủ Nga đang triển khai các chiến dịch tung tin giả và thuyết âm mưu để tác động đến chính trường của họ. Các trang tuyên truyền của Nga được xem là đă tác động đáng kể đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, và đến bức tranh dư luận về đại dịch COVID-19 năm 2020. Năm 2016, một báo cáo của Tập đoàn RAND, do Gs. Christopher Paul và Gs. Miriam Matthews thực hiện, đă mô tả 4 đặc điểm của hệ thống tuyên truyền này, cùng các hiệu ứng tâm lư mà nó tận dụng để tác động đến dư luận ở các nước NATO. Báo cáo có thể chúng ta một cái nh́n sâu hơn về những yếu tố ngầm ẩn đằng sau làn sóng “tin giả”, và lời gợi ư về biện pháp pḥng thủ trước những chiến dịch tương tự mà Trung Quốc có thể thực hiện để tác động vào Việt Nam, trong trường hợp xung đột trên Biển Đông gia tăng mức độ căng thẳng. (links trên)

1 – Bối cảnh của báo cáo

Theo nhóm tác giả, Nga đă áp dụng một cách tuyên truyền mới trong suốt hơn 1 thập kỷ vừa qua. Sau khi xuất hiện lần đầu trong cuộc xâm lượng Georgia năm 2008, cách tiếp cận này đă tiếp tục được áp dụng trong vụ sáp nhập Crimea năm 2014, trong các xung đột ở Ukraine và Syria, và trong các nỗ lực dài hạn của Nga để đẩy lùi ảnh hưởng của NATO trong các khu vực lân cận.

Một mặt, cách tiếp cận mới này được xây dựng dựa những kỹ thuật tuyên truyền thời Chiến tranh Lạnh của Liên Xô – đặt trọng tâm trên việc gây rối loạn, và việc khiến các mục tiêu hành động theo ư muốn của người tuyên truyền trong khi không ư thức được điều này. Mặt khác, nó bám sát các đặc tính của môi trường thông tin đương đại – với các kênh và công cụ tuyên truyền bao gồm Internet, mạng xă hội, các hăng truyền thông, và báo chí cả nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp.

Báo cáo cho thấy cách tuyên truyền mới của Nga có 4 đặc điểm:

(1) Lượng kênh lớn, khối lượng thông tin lớn

(2) Nhanh, liên tục, lặp đi lặp lại

(3) Thiếu tôn trọng sự thật khách quan

(4) Thiếu nhất quán

Dựa trên 4 đặc điểm vừa nêu, báo cáo đặt tên cách tuyên truyền mới của Nga là “the Firehose of Falsehood” (tạm dịch: “ṿi phun dối trá”). Cái ṿi này đă giúp Nga đạt được một số thành công, trong cả việc trực tiếp thuyết phục các mục tiêu lẫn việc khiến các hoạt động truyền tin, đưa tin rơi vào trạng thái nhầm lẫn và rối loạn. Sau khi khảo sát xem 4 đặc điểm của “ṿi phun dối trá” phát huy tác dụng trong những t́nh huống nào, và bằng những phương thức nào, báo cáo nhận thấy thành công của chúng xuất phát từ một số đặc tính của tâm lư con người, mà một số nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực tâm lư học đă chỉ ra. V́ vậy, báo cáo kết luận rằng cần xét đến những đặc tính tâm lư đó, cùng những nghiên cứu liên quan, khi xây dựng giải pháp ngăn chặn “ṿi phun dối trá”.



2 – Bốn đặc điểm của cách tuyên truyền mà Nga đang áp dụng


2.1 – Đặc điểm thứ nhất: Lượng kênh lớn, khối lượng thông tin lớn

Hệ thống tuyên truyền của Nga hiện nay rất đa dạng về cả định dạng thông tin lẫn kênh truyền tin. Về định dạng thông tin, nó sử dụng nội dung dưới dạng chữ viết, âm thanh, video, và h́nh ảnh tĩnh. Về kênh truyền tin, nó tận dụng cả phát thanh và truyền h́nh truyền thống lẫn Internet, mạng xă hội, truyền h́nh vệ tinh. Bên cạnh các kênh công khai lộ diện, nhiều trang tin điện tử bằng các ngôn ngữ khác cũng thuộc hệ thống tuyên truyền của Nga, dù họ che giấu sự liên quan đó. Ngoài ra, Nga cũng sử dụng nhiều đội “trolls” (dư luận viên) để đánh phá những thông tin hoặc góc nh́n gây bất lợi cho ḿnh trên các diễn đàn, chatroom, hoặc mục Comment trong các website hoặc báo điện tử.

Các kênh đa dạng vừa nêu phát đi một lượng thông tin rất lớn. Chẳng hạn, kênh RT (trước là Russia Today), phát sóng bằng tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nga, và nhiều ngôn ngữ Đông Âu, là một trong những nguồn tin tức được xem nhiều nhất trên Internet. Một người từng làm trong đội quân trolls được trả tiền của Nga cho biết đội này làm 24h/ngày, chia làm hai ca 12h, và mỗi ngày phải đạt chỉ tiêu ít nhất 135 comment trên trang cá nhân của 200 nhân vật.

Liên quan đến vấn đề này, các nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực tâm lư học cho thấy thành công trong việc phát tán thông tin tuyên truyền phụ thuộc vào 3 yếu tố: (a) Độ đa dạng của nguồn tin; (b) Số lượng nguôn tin và khối lượng thông tin; (c) Quan điểm của những người xung quanh, đặc biệt là những người có quan điểm gần với người tiếp nhận thông điệp.

a – Độ đa dạng của nguồn tin

Người tiếp nhận có khuynh hướng cho rằng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau sẽ có tính thuyết phục hơn là thông tin từ một nguồn, v́ nó dựa trên nhiều luồng quan điểm khác nhau. Điều này đặc biệt đúng khi nhiều nguồn tin khác nhau đưa ra cùng một thông điệp, hoặc khi nhiều nguồn tin khác nhau đưa ra nhiều cuộc tranh luận dẫn đến cùng một kết luận.

[Các nghiên cứu liên quan được liệt kê ở ghi chú số 8 trong báo cáo]

b – Số lượng nguồn tin và khối lượng thông tin

Càng nhiều người chứng thực một thông tin hoặc ủng hộ một quan điểm, th́ người tiếp nhận càng dễ cho rằng thông tin hoặc quan điểm đó là đáng tin cậy, mà không để ư đến độ khả tín của người chứng thực hoặc chất lượng của cuộc thảo luận liên quan. Điều này đặc biệt đúng khi người tiếp nhận không quá hứng thú với chủ đề thảo luận.

[Các nghiên cứu liên quan được liệt kê ở ghi chú số 9 trong báo cáo]

c – Quan điểm của những người xung quanh, đặc biệt là những người có quan điểm gần với người tiếp nhận thông điệp

Người tiếp nhận có khuynh hướng tin vào những nguồn tin được nhiều người tin tưởng, nguồn tin thuộc cùng nhóm căn cước với ḿnh, hoặc nguồn tin có quan điểm gần với ḿnh. V́ vậy, hiệu quả tuyên truyền sẽ tăng nếu nguồn tin tuyên truyền có số lượng lớn, có vỏ bọc căn cước đa dạng, tự xác nhận lẫn nhau, và cùng phủ nhận độ khả tín của các nguồn tin đối nghịch. Điều này đặc biệt đúng khi không có đủ thông tin để xác định độ khả tín của từng nguồn tin. V́ người tiếp nhận có khuynh hướng tin vào chuyên gia khi khối lượng thông tin nhỏ, và tin vào đám đông khi khối lượng thông tin lớn, âm lượng tuyên truyền càng lớn th́ hiệu ứng này càng phát huy tác dụng.

[Các nghiên cứu liên quan được liệt kê ở ghi chú số 9 trong báo cáo]

Ngoài ra, khối lượng thông tin lớn cũng đem lại cho hoạt động tuyên truyền một số lợi thế khác. Nó giúp thông điệp tuyên truyền có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận khán giả mục tiêu, để che khuất các thông điệp đối nghịch, và để chôn vùi các thông điệp đối nghịch bằng những b́nh luận phản bác.



2.2 – Đăc điểm thứ hai: Nhanh, liên tục, lặp đi lặp lại

Hệ thống tuyên truyền hiện nay của Nga phản ứng rất nhanh và liên tục với các sự kiện. Các nguồn tin thuộc hệ thống này thường là nơi đầu tiên đăng các “tin nóng hổi”, bởi thay v́ mất thời gian kiểm chứng thông tin, chúng chỉ lập tức đăng mọi lời diễn giải về sự kiện theo hướng có lợi cho mục tiêu của chúng.

Ngoài ra, chúng cũng phát tán các thông tin sai sự thật một cách lặp đi lặp lại. Chẳng hạn, ngày 14/01/2016, tờ Weekly Disinformation Review cho biết các nguồn này đang lặp lại một loạt các thông tin sai lệch đă bị bác bỏ – như thông tin rằng Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đ̣i Ukraine trả lại các phần lănh thổ từng thuộc về Ba Lan, hoặc thông tin rằng một cuộc đảo chính được phương Tây chống lưng đang diễn ra ở Kiev. Đôi lúc các kênh truyền thông có tư cách pháp nhân, hoặc thường xuyên hơn là mạng xă hội, cũng vô t́nh lặp lại các thông tin sai sự thật xuất phát từ hệ thống tuyên truyền của Nga. Chẳng hạn, tin giả rằng EU có kế hoạch từ chối visa của thanh niên từ Ukraine đă xuất hiện lặp đi lặp lại trên truyền thông nước này nhiều đến nỗi chính quyền Ukraine phải chính thức bác bỏ.

Liên quan đến vấn đề này, các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy cách tuyên truyền nhanh, liên tục, lặp đi lặp lại của Nga thành công nhờ 2 đặc điểm của tâm lư con người: (a) Ấn tượng ban đầu có thể dội lại; và (b) Thứ lặp đi lặp lại sẽ quen thuộc, và thứ quen thuộc sẽ dễ được chấp nhận.

a – Ấn tượng ban đầu có thể dội lại

Nghiên cứu cho thấy người ta có khuynh hướng chấp nhận thông tin đầu tiên mà họ có được về một chủ đề, và sau đó ưu tiên thông tin này khi bắt gặp những thông tin đối nghịch. V́ vậy, việc các kênh tuyên truyền của Nga đưa tin nhanh và liên tục đă giúp họ giành được lợi thế về ấn tượng ban đầu.

[Các nghiên cứu liên quan được liệt kê ở ghi chú số 13 trong báo cáo]

b – Thứ lặp đi lặp lại sẽ quen thuộc, và thứ quen thuộc sẽ dễ được chấp nhận

[Các nghiên cứu liên quan được liệt kê ở ghi chú số 14 trong báo cáo]



2.3 – Đặc điểm thứ ba: Thiếu tôn trọng sự thật khách quan

Trong nhiều trường hợp, các sản phẩm tuyên truyền của Nga chỉ chứa một vài mảnh vụn của sự thật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, chúng đơn thuần là bịa đặt thông tin. Chẳng hạn, năm 2014, Nga đă tiến hành một chiến dịch trên mạng xă hội để reo rắc nỗi sợ về vụ nổ và phát tán khí độc ở giáo xứ St. Mary, Louisiana, trong khi sự kiện này chưa bao giờ xảy ra trong thực tế.

Những hoạt động tuyên truyền như vậy lệ thuộc vào việc ngụy tạo bằng chứng, với những thủ thuật như:

– Sửa hoặc làm giả ảnh chụp.

– Thuê người đóng giả nạn nhân trong các vụ việc. Ví dụ: năm 2016, mạng lưới truyền h́nh Zvezda đă thuê Natalia Weiss đóng vai Viktoria Schmidt – một người Đức (không có thật) bị tấn công bởi những người tị nạn gốc Syria.

– Làm giả hoạt động đưa tin tại hiện trường. Ví dụ: năm 2015, một video bị ṛ rỉ đă tiết lộ thực tế rằng “phóng viên” Maria Katasonova làm các “phóng sự chiến trường” tại một trường quay có hiệu ứng âm thanh mô phỏng tiếng súng, thay v́ tại chiến trường Donetsk.

– Sửa phát ngôn hoặc bịa đặt phát ngôn của các nguồn đáng tin cậy. Ví dụ: trong khi blogger Eliot Higgins viết rằng chính phủ Syria phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ngày 21/08/2013, kênh RT lại tường thuật rằng Higgins đă quy trách nhiệm trong vụ việc đó cho quân nổi dậy Syria.

Liên quan đến vấn đề này, các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy truyền thông sai sự thật vẫn có thể phát huy tác dụng, v́ chúng có khả năng cắt xén nhận thức của con người, nhờ 5 đặc điểm tâm lư:

a – [Về người tiếp nhận thông tin] Trong t́nh trạng quá tải thông tin, con người thường dùng một số lối tắt để xác định mức độ đáng tin cậy của các thông điệp

[Các nghiên cứu liên quan được liệt kê ở ghi chú số 20 trong báo cáo]

b – [Về người tiếp nhận thông tin] Con người thường kém trong việc phán xét tính đúng-sai của thông tin, cũng như trong việc nhớ thông tin cụ thể nào là sai

Trong một hiện tượng mang tên “Hiệu ứng Ngủ quên” [Sleeper Effect], hiệu quả thuyết phục của những nguồn tin không đáng tin cậy có thể tăng dần theo thời gian, do trí nhớ kém của con người. Chẳng hạn, sau khi bạn nhận ra nguồn tin A là không đáng tin cậy, trí nhớ của bạn vẫn có khuynh hướng tách rời thông tin với nguồn, khiến bạn tiếp tục tin vào những thông tin mà A từng cung cấp, v́ quên mất nguồn của chúng. Ngoài ra, những thông tin mà bạn từng tin là đúng, nhưng sau đó nhận ra là sai, vẫn có thể tiếp tục định h́nh trí nhớ của bạn và ảnh hưởng đến các suy luận của bạn.

[Các nghiên cứu liên quan được liệt kê ở ghi chú số 21 trong báo cáo]

c – [Về thông điệp chứa thông tin sai] Các thông điệp và chủ đề quen thuộc thường hấp dẫn, dù chúng sai sự thật

Những loại thông tin sau đây thường dễ được mọi người thiên vị, và cho là đáng tin cậy:

– Thông tin liên quan đến căn cước nhóm của ḿnh

– Thông tin lặp lại hoặc xác nhận niềm tin sẵn có của ḿnh

– Thông tin kích động cảm xúc

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy người ta dễ tin vào những thuyết âm mưu ảnh hưởng đến nhóm của ḿnh. Những thông điệp giận dữ dễ được những khán giả giận dữ cho là đáng tin cậy.

[Các nghiên cứu liên quan được liệt kê ở ghi chú số 22 trong báo cáo]

d – [Về thông điệp chứa thông tin sai] Các tuyên bố đi kèm bằng chứng thường dễ được chấp nhận hơn, dù bằng chứng đó sai sự thật hoặc không đáng kể

[Các nghiên cứu liên quan được liệt kê ở ghi chú số 23 trong báo cáo]

e – [Về tác nhân phát tán thông tin sai] Các gợi ư ngoại vi [peripheral cues] – chẳng hạn như bề ngoài của nguồn tin – có thể tăng sự tin cậy mà nguồn tin nhận được

Mức độ chuyên môn và mức độ tôn trọng sự thật là hai chiều kích cơ bản của tính đáng tin cậy. Người ta thường đánh giá những phẩm chất này dựa trên những gợi ư trực quan – như định dạng [format], vẻ bề ngoài, hoặc những tuyên bố về mức độ chuyên môn của nguồn tin. Chẳng hạn, trong các kiểu định dạng của nội dung online, th́ các trang tin tức online thường được khán giả xem là đáng tin cậy hơn, bất kể độ xác thực của nội dung. Một chương tŕnh truyền h́nh trông giống chương tŕnh tin tức cũng thường được xem là có mức độ tin cậy tương đương, dù thực ra nó là chương tŕnh tuyên truyền chứ không phải tin tức báo chí.

[Các nghiên cứu liên quan được liệt kê ở ghi chú số 24, 25, 26 trong báo cáo]



2.4 – Đặc điểm thứ tư: Thiếu nhất quán

Các kênh truyền thông chịu ảnh hưởng của Nga không nhất thiết phải phát sóng về cùng một chủ đề hoặc thông điệp, không nhất thiết phải cung cấp cùng một lời kể về những sự kiện đang gây tranh căi, và không ngại “đổi giọng” khi cần. Nếu một thông tin hoặc diễn giải sai lệch của chúng bị phát giác hoặc gặp phản hồi bất lợi, những tuyên truyền viên sẽ loại bỏ nó và chuyển sang dùng một cách giải thích khác (không nhất thiết phải hợp lư hơn). Chẳng hạn, khi đưa tin về vụ “Chuyến bay 17 của Malaysia Airlines”, các trang của Nga đă tung ra rất nhiều giả thuyết về việc máy bay bị bắn rơi như thế nào và bởi ai, rất ít thuyết trong số này có tính hợp lư. Một số phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng có sự thiếu nhất quán tương tự. Chẳng hạn, lúc đầu Putin nói rằng những người mặc quân phục xanh ở Crimea không phải là lính Nga, nhưng sau này đă thừa nhận chuyện đó.

Nghiên cứu cho thấy sự thiếu nhất quán có thể làm giảm độ thuyết phục, chẳng hạn, trong trường hợp người tiếp nhận xem xét kỹ lưỡng các phát ngôn mâu thuẫn với nhau dù xuất phát từ cùng một nguồn [xem ghi chú số 29 trong báo cáo]. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực tâm lư học cũng chỉ ra rằng những kênh tuyên truyền phát tán các thông điệp thiếu nhất quán vẫn có thể thành công nhờ 2 đặc điểm của tâm lư con người:

a – Người tiếp nhận có thể bỏ qua cho sự thiếu nhất quán trong một số trường hợp, chẳng hạn như khi sự thay đổi ư kiến được bào chữa bằng một lư do thuyết phục

Khi nguồn tin bỏ thông điệp này để chuyển sang thông điệp khác, nó sẽ khiến người tiếp nhận muốn t́m hiểu lư do dẫn đến sự thay đổi ư kiến này. Nếu nguồn tin cung cấp một lư do có sức năng (VD: có được thêm thông tin, hoặc xuất hiện thêm các quan điểm mới), thông điệp mới có thể sẽ có sức thuyết phục lớn hơn.

Ngoài ra, khi nguồn tin thay đổi quan điểm về một chủ đề, người tiếp nhận có thể cho rằng nguồn tin đó đang xem xét chủ đề từ nhiều góc nh́n. Điều này khiến người tiếp nhận thêm tin tưởng vào thông điệp mới nhất mà nguồn tin cung cấp.

[Các nghiên cứu liên quan được liệt kê ở ghi chú số 30 trong báo cáo]

b – Nguy cơ mất uy tín do phát ngôn thiếu ngất quán có thể được bù lại bằng các ưu thế khác trong việc tuyên truyền, chẳng hạn như lượng kênh lớn, lượng thông tin lớn, sự đa dạng của các nguồn tin, và các gợi ư ngoại vi [peripheral cues]

[Các nghiên cứu liên quan được liệt kê ở ghi chú số 31 và 32 trong báo cáo]

(hết phần 1)
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	x1559756753524.jpg.pagespeed.ic.gLJaW8ZzbN.jpg
Views:	0
Size:	33.9 KB
ID:	1656113  
cha12 ba_is_offline  
The Following 3 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
baolunbeau (09-19-2020), Diệt Chó Điên (09-18-2020), wonderful (09-18-2020)
Closed Thread

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 22:11.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.12677 seconds with 12 queries