Ngựa Chứng Bất Kham - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Ngựa Chứng Bất Kham
Trằn trọc trở ḿnh măi mà không ngủ được, mắt nhắm nghiền, các bộ phận khác như tim. gan, phổi, dạ dày… đều lắng yên, duy chỉ có bộ óc th́ không nghỉ, thậm chí nó c̣n tăng cường mạnh hơn. Bao nhiêu ư tưởng ùn ùn trồi lên như mối ùn ổ. Những cảnh tượng huyễn hoặc hay thực tế cứ loang loáng xuất hiện rồi tan biến tựa như hoạt cảnh trên màn ảnh truyền h́nh. Y cố định tâm như cách các tu sĩ, nào là niệm Phật, tŕ chú, quán hơi thở… nhưng chẳng ăn thua ǵ. Y bèn ngồi dậy đi uống ly nước, dường như sự mát lạnh làm cho nhiệt độ trong người y hạ hỏa đôi chút, cảm giác dễ chịu lan tỏa. Y trở lại giường, kéo chăn lên tận cổ, cảnh vật chung quanh im ĺm đến độ nghe cả nhịp tim th́ thụp, không gian vắng lặng như thể nhường chỗ tŕnh diễn trong tâm ư y, cảnh nhốn nháo lọan động lại tiếp diễn. Y không tài nào dẹp được những cảnh tuồng đang xuất hiện trên sân khấu tâm, miệng lẩm bẩm: “Cứ như thế này th́ ta điên mất thôi!”


Cái tuồng tâm đang diễn lại cảnh tượng y giận dữ và thất vọng khi bị một văn sĩ đàn anh miệt thị:” Chú mày chỉ là hạng c̣ con tép riu, chưa xứng đáng ngồi chung chiếu đâu! Văn chú mày chỉ là thứ văn rẻ tiền, thô kệch. Chú mày đừng ḥng kiếm ăn được bằng cái thứ văn đó, càng không có cửa để ghi danh chốn văn đàn.”. Y tức tối muốn khóc, đầu óc quay cuồng khi nghe được những lời này. Y đâu có ư định làm văn sĩ, cũng chưa hề có hy vọng kiếm sống bằng ng̣i bút. Y cũng chẳng dự mưu hay toan tính ghi danh chốn văn đàn… Y viết chỉ là để giết thời gian rảnh rỗi, chỉ là để xả bớt những ư tưởng đang loạn động trong đầu. Thú thật y cũng có chút đam mê viết lách, những lúc cảm hứng trào dâng mà không viết th́ thấy đầu óc rần rật, tay chân ngứa ngáy ngọ ngoạy lắm. Những lúc mà thấy cảnh nhiễu nhương của xă hội, t́nh đời tráo tráo trở, quốc gia hoạn nạn… th́ y lại càng bị thôi thúc cầm bút lên. Y hiểu rơ ràng, viết văn không phải là cái nghề, thế gian này chẳng ai cho viết là cái nghề cả! Mặc dù thực tế th́ cũng có một số người sống được bằng ng̣i bút. Y tâm niệm, viết là cái nghiệp, những kẻ mang nghiệp chữ. Nghiệp nó h́nh thành và tích lũy từ những kiếp xa xưa, giờ nó bộc phát và khi viết th́ lại gieo cái nghiệp chữ cho những kiếp mai sau. Cái nghiệp nó đeo đẳng như h́nh với bóng, đừng ḥng mà tách rời, đă mang lấy nghiệp th́ chỉ có hai cách, một là làm cho nó vơi nhẹ đi hai là làm cho nó sâu nặng hơn, hai cách này cũng là cách đổi nghiệp, chuyển nghiệp, hóa nghiệp. Người thế gian bị cái nghiệp sai sử, có ai được tự do hoàn toàn không bị nghiệp xui khiến?

Y không biết ḿnh đă đọc được ở đâu đó câu nói: “lập thân tối hạ thị văn chương”, h́nh như là của nhà chí sĩ Phan Bội châu?. Y chẳng có lập thân bằng văn chương v́ y có biết ǵ văn chương đâu mà lập, thân y c̣n chưa nên h́nh th́ lấy ǵ mà lập? Y chỉ là gă cà lơ phất phơ, tâm trí nhiều đa đoan nên viết nhăng viết cuội những lúc chẳng biết làm ǵ cho hết thời gian. Không biết y phịa ra hay nghe lóm ở đâu mà bày đặc phán: “Nhất văn sĩ nh́ đâm heo”. Điều nay xem ra cực đoan và thô quá! Văn sĩ mà ví với đâm heo th́ tàn tệ hết sức, không chừng bị ném đá đến chết chứ chẳng phải chuyện chơi. Khi xưa cụ Nguyễn Văn Vĩnh, một nhà văn thời Pháp thuộc cảm thán: “Nhà văn An Nam khổ như chó”. Ấy là y nhớ mài mại chứ hổng dám đoan chắc đúng nguyên văn. Giả sử cụ Vĩnh có nói thế th́ cũng không sao, v́ cụ là nhà văn tiền chiến có tài, có tên tuổi, có số má trên văn đàn lẫn trường đời. Thời cụ Vĩnh sống, con người c̣n hiền lương, thật thà và chất phác; xă hội c̣n trọng văn trân chữ, người trong thiên hạ c̣n say mê đọc và yêu sách. Thời đại hôm nay khác xa rồi, mười người th́ hết chín đă không c̣n đọc sách, xă hội có vô số phương tiện vui chơi giải trí, có bao nhiêu tṛ phục vụ thị hiếu nghe, nh́n của con người, nào là: Internet, mạng xă hội, ca nhạc trời trang, tṛ chơi điện tử, phim ảnh và bao nhiêu thứ hằm bà bằng khác. Thời đại hôm nay ai cũng chúi mũi chúi mắt vào cái điện thoại thông minh mà quẹt quẹt, hai người ngồi kề bên nhau chẳng ai biết ai, cả nhà quây quần bên bàn ăn cũng chẳng nói ǵ với nhau v́ ai cũng cắm mắt vào màn h́nh điện thoại vừa nh́n vừa hư hoáy gởi tin nhắn hay trả lời. Internet và điện thoại thông minh là một thứ bùa mê thuốc lú, một sợi dây vô h́nh ràng buộc mọi người, không có ai thoát khỏi sự chi phối của nó. Hoàn cảnh như thế, thử hỏi c̣n ai đọc sách? Con người chẳng có thời giờ đâu mà đọc sách, giờ chỉ cần những ḍng tin nhắn càng ngắn càng tốt, thậm chí càng ít kư tự càng hay, thậm chí đơn giản hóa kư tự, giờ những ḍng tin nhắn của bọn trẻ cứ như chữ tượng h́nh của thời kỳ đồ đá, đồ đồng xa xưa. lớp trung niên hay già cả mà hiểu được chết liền!


Đâu chỉ có cụ Phan, cụ Vĩnh nói như thế, cụ Tản Đà cũng từng than thở và bất măn:” Văn chương hạ giới rẻ như bèo”, thời của cụ là thời của chữ nghĩa sách vở, thời của văn chương thơ phú mà c̣n than thế huống chi là thời đại công nghệ kỹ thuật số hôm nay.


Y lại trở ḿnh, ngồi dậy, lại lẩm bẩm: “Rơ vớ vẩn, khéo lo ḅ trắng răng! Việc của thiên hạ, của các văn sĩ, cứ để bọn họ lo” nói xong y nằm úp sấp xuống giường, y cảm thấy hai vai ê ẩm v́ cả ngày hôm qua quần quật làm. Trong đầu y nảy ra ư nghĩ: “Giá giờ mà có em chân dài đấm bóp hay tẩm quất cho th́ sướng nhỉ!”. Y thấy bạn bè ăn chơi tới bến, rượu bia, gái gú quanh năm mút mùa Lệ Thủy, c̣n y th́ cứ quần quật cày rồi rị mọ viết nên cảm thấy tủi thân dễ sợ. Y đọc đâu đó: “Thân dơ, thọ khổ”, ừ th́ dơ thật đấy! Mắt có ghèn, tai có ráy, mũi có nhờn, răng lưỡi có bựa, lỗ chân lông có mồ hôi, hạ thân có phẩn niếu… tóm lại là dơ dáy hôi hám lắm, cả ngày mà không tắm táp là biết liền. Nhiều kẻ trông bảnh bao là thế nhưng khi cởi giày vớ ra th́ đến chuột cũng bịt mũi mà chạy. Biết th́ biết vậy, nhưng mắt thấy mắt biếc má đào là mê ngay, thế mới biết từ chữ nghĩa đến thực hành nó có một khoảng cách xa lắm!. Y cũng hiểu lơ mơ thọ là khổ, thọ cái khổ th́ khổ đă đành, ngay cả thọ cái sướng cũng là đi đến khổ, tỷ như thọ hưởng cái sắc ấy, sướng thật nhưng để được hưởng cái sướng ấy th́ rất khổ và sau khi hưởng cái sướng rồi th́ bao nhiêu phiền phức phát sanh, thế là khổ! Ừ th́ khổ thật! Nhưng ở đời này mà không khổ mới lạ. Hôm nọ y nghe loáng thoáng: “Tâm vô thường”, giờ th́ y thấm thía lắm, cả đêm nay cứ trằn trọc hoài, bao nhiêu ư nghĩ thay đổi trong đầu, bao nhiêu cảnh tượng diễn ra cứ như cái đèn kéo quân. Y nằm sấp, mắt vẫn nhắm nghiền nhưng không có ngủ, tâm ư th́ thầm: “Tâm vô thường là đây nè! Tâm chủ tể tạo tác là đây chứ đâu! Ruột, gan, bao tử, phèo phổi… đă nghỉ ngơi mà cái tâm ư cứ loạn động như thế này.”


Y nằm nhớ lại chuyện gă văn sĩ đàn anh miệt thị nên cơn giận bùng phát và những chuyện đối đáp ùa về, cơ thể đă nghỉ ngơi nhưng tâm ư và năo bộ chẳng nghỉ. Ngoài chuyện bị miệt thị ra, đầu óc y c̣n lo lắng chuyện đất nước nhiều hiểm nguy, xă hội nhiều nhiễu nhương. Y so sánh chuyện chữ nghĩa của các cụ ngày xưa với hiện thực bây giờ. Y tiếc rẻ: “Ḿnh sanh nhầm thời đại và lộn quốc độ”, y lại dằn vặt ḿnh hậu đậu, lạc hậu, mê lầm… Y thấy bạn bè thành đạt trong xă hội, ăn chơi suốt bốn mùa mát trời ông địa nên không khỏi ghen tị:” Chúng nó sướng thế! Sao ḿnh bó thân chi cho khổ thế này?” thôi th́ cứ thọ sướng đi rồi khổ , chứ cứ măi thọ khổ th́ khổ chồng khổ. Đời luôn biến dạng, thay đổi nên khổ lắm, rốt cuộc th́ mọi người cũng đều đi đến cái khổ chung cuộc!


Y đập đập hai tay xuống nệm, ngồi dậy lần nữa, cái đầu tăng tăng như thế này th́ sao ngủ được? Y tính uống viên thuốc an thần nhưng lại sợ: “Cứ lạm dụng thuốc hoài, e có ngày lệ thuộc thuốc, liều lượng cứ tăng đô dần lên th́ có mà khổ chết!’ . Nghĩ thế nên thôi, không dùng thuốc, chỉ ngồi dậy uống cốc nước lọc. Y nghĩ: “Ḿnh phải điều phục cái tâm, nếu để nó lọan động như ngựa chứng bất kham th́ sẽ bị bệnh thần kinh chứ chẳng phải chơi”. Quả thật vậy! Cái thân thể y đă nghỉ ngơi rồi, duy chỉ có cái óc là không chịu nghỉ mà thôi, đêm nay cũng chẳng phải là lần đầu, đă vô số đêm như thế rồi. Năo bộ hoạt động bất kể ngày đêm, ngày làm việc th́ nó c̣n tạm yên, đêm về vừa nằm xuống là nó khởi dậy, nó xuất ra bao nhiêu ư tưởng, rồi hồi tưởng lại chuyện yêu chuyện ghét, chuyện buồn chuyện vui, mơ chuyện đông chuyện tây, tưởng chuyện cũ chuyện mới… Y biết điều phục tâm khó lắm, khó vô cùng, cái thân làm mệt th́ nghỉ nhưng cái tâm nó chẳng chịu yên, nếu cái thân bệnh th́ dễ chữa và sẽ hết chứ cái tâm bệnh th́ khó chữa thậm chí vô phương. Y lăn qua lăn lại rồi nằm ngửa nh́n lên trần nhà, những lá cây lưỡi hổ hắt bóng trông nhọn hoắt như những lưỡi kiếm. Những lưỡi kiếm vô h́nh cắt đứt ḍng tư tưởng đang loạn động tuôn trào trong đầu. Y chuyển ư nghĩ. Y khẳng định y không phải là văn sĩ cũng chả là thi sĩ nhưng y có quyền thưởng thức và nhận xét văn chương. Y thấy văn sĩ khổ công và lao tâm khổ tứ quá trời để sáng tác. Văn sĩ cần một lượng từ ngữ khổng lồ để viết nên tác phẩm, rồi cần phải nắm vững những quy tắc ngữ pháp, câu cú, phải biết sử dụng nhuần nhuyễn những biện pháp nghệ thuật ngôn từ như: Giả tá, tu từ, thậm xưng, ẩn ư, miêu tả, khái quát, trừu tượng… tóm lại là văn sĩ cực và cống hiến nhiều hơn thi sĩ. Thi sĩ chỉ cần một lượng từ ngữ tối thiểu là có thể viết được, vả lại thi sĩ cũng không phải đắn đo về câu cú, ngữ pháp từ đó không bị sợ ḷi cái dốt về ngữ pháp. Làm thơ đôi khi càng khó hiểu, không thể hiểu càng tốt v́: “thưởng thức thơ là cảm chứ không phải hiểu cơ mà!”. Thời đại hôm nay nhà nhà làm thơ, người người làm thơ, ai cũng là thi sĩ cả. Người có năm ba loại th́ thi sĩ cũng có năn bảy đường. Thơ xuất sắc cũng có, thơ hay cũng có nhưng thơ dở, thơ nhảm, thơ tầm phào th́ nhan nhản đầy dẫy khắp nơi. Nếu họa sĩ vẽ tranh trừu tượng, siêu tưởng mà không kư tên th́ thiên hạ chẳng biết treo dọc hay ngang cũng như không biết đâu là đầu đuôi xuôi ngược. Các thi sĩ làm thơ siêu tưởng, siêu thực, trừu tượng, hậu hiện đại, tân h́nh thức, cách tân… th́ thiên hạ hiểu được chết liền! Y cũng có lần mom men đua đ̣i làm thơ tân h́nh thức:


“ … Con chim đen trùi

trũi đậu hàng rào dây kẽm

gai nhọn hoắt đâm nát trời

chiều chiếc quần lót đỏ

khé kế bên thủng một

lỗ

con chim hót ríu

rít hạnh phúc...”


Đại khái là như thế! Nhiều lúc đọc lại thơ của chính ḿnh y không khỏi tủm tỉm cười: “Bố khỉ! Thơ với thẩn hiện đại với tân h́nh, vớ vẩn đến thế là cùng”. Ấy thế mà trên mạng xă hội bàn tán xôm tụ, nào là:” Tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện thực siêu tưởng, h́nh thái hậu hiện đại cấp tiến, tiêu biểu cho trào lưu cách tân giải phóng, phá vỡ mọi rào cản ngữ pháp để nghệ thuật thăng hoa...”. Đọc phải những lời khen và bàn tán này, y đâm hoang mang: “Có lẽ nào ta là thi sĩ? Có lẽ nào ta đă khai phóng nghệ thuật hiện đại? Có lẽ nào ta đă cách tân thơ?” vô số những “Có lẽ nào” nhảy múa trong đầu y. Y kiểm thảo lại th́ thấy ḿnh có biết quái ǵ thơ đâu, chẳng qua là quơ quào viết trong lúc táo bón, có biết khỉ mốc ǵ nghệ thuật đâu mà cách tân với tân h́nh thức! Y hoang mang thật sự, y đă nhập vào trào lưu tân h́nh thức, hậu hiện đại rồi chăng? Những trào lưu này đang phăng phăng cuốn trôi hết những thể loại thơ khác, đang rầm rộ cổ xúy tăng trọng và ca tụng hết lời. Y hoang mang quá, cực độ hoang mang, đầu óc dường như tỉnh như ngủ hẳn khi đụng chạm chuyện thơ.


Y vẫn quan niệm thơ là nghệ thuật ngôn từ, dùng chữ nghĩa để diễn tả cảm xúc nội tâm. Thơ là một h́nh thái sinh hoạt nghệ thuật thanh cao. Thơ được người phương tây xếp vào một trong bảy môn nghệ thuật. Thơ có từ rất sớm trong nền văn minh của nhân loại, những Kinh Thi của người trung Hoa, trường ca Iliad and Odyssey của Homer, một nhà thơ vĩ đại người Hy Lạp. Trường ca Marayana bằng tiếng Sanskrit của người Ấn Độ. Trường ca Đam San của người Gia Rai – Ê Đê ở Tây Nguyên nước Việt… Một số kinh kệ của Phật giáo cũng là một dạng thơ ca, nhất là những kinh kệ Phật giáo sơ kỳ. Bộ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh có đến bốn mươi vạn bài kệ mà mỗi bài kệ có bốn câu, một khối lượng khổng lồ, dù chỉ đọc lướt qua cũng khó có ḷng đọc hết. C̣n trong văn học dân gian th́ có cả một kho tàng ca dao, dân ca… Thật chẳng có ai có thể thống kê từ xưa đến nay có bao nhiêu bài thơ được viết ra, bao nhiêu nhà thơ trong lịch sử loài người. Tộc Việt là một trong những tộc thích thơ, khoái thơ, nhiều người làm thơ, thậm chí có người c̣n xem nước Việt là một cường quốc thơ, một nền thơ hoành tráng, một gia tài thơ rừng rực sức chiến đấu, một sự nghiệp thơ được sự lănh đạo kiên định và chỉ đạo sáng suốt nhất nhân loạị. Có thể xem việc làm thơ, thưởng thức thơ là một hoạt động văn hóa của những kẻ có tâm hồn, tiếc thay thơ nước Việt thời đại bây giờ rực rỡ quá, chói ḷa quá nên y thấy ḿnh không đủ khả năng để thấy .


Nghĩ đến đây y chợt giật ḿnh khi nhớ lại lịch sử loài người có những bạo chúa cũng làm thơ, những hạng cường sơn thảo khấu cũng viết thơ và thời đại hôm nay có những tay độc tài tàn bạo, nổi tiếng khát máu cũng làm thơ, thậm chí sính thơ. Kẻ đầu tiên và tiêu biểu nhất có lẽ là bạo chúa Nero, y là tay khát máu và ái kỷ, y hạ lệnh đốt cháy và xả nước ngập thành Rome. Dân chúng chết trong kinh hoàng hoảng loạn th́ y ngồi trên đài cao gảy đàn lute ca hát và làm thơ: “Lửa, lửa cháy đẹp rực rỡ”. Bên Tàu cũng có những bạo chúa như Minh Thái Tổ, Hán Cao Tổ… rất ghét tầng lớp nho sĩ trí thức, từng làm nhục họ, đốt sách nhưng cũng rất sinh làm thơ. Bạo chúa Tần Thủy Hoàng cũng đốt sách chôn nho nhưng không thấy sử sách nói y làm thơ. Thời hiện đại th́ có những tay độc tài khét tiếng như: Mussolini ( Italy) cũng sính thơ, y chủ trương kiểu tổ tiên y là Nero: “hăy để nghệ thuật thăng hoa dù cho thế giới có bị hủy diệt”. Stalin cũng sính thơ và màu mè, y chính trị hóa thơ một cách thô bạo: “Sẽ là chuyện hiển nhiên/một khi bị vùi xuống đất đen/ Người bị áp bức/ cố vươn đến đỉnh núi thiêng...”, Mao Trạch Đông rất ghét trí thức và người có học, từng tuyên bố:” Trí thức không bằng một cục phân” nhưng cũng làm thơ: “Với ng̣i bút và thanh gươm/ với ḷng dạ sắt son nhất/ được muôn người kính sợ/ tiếng đồng thanh tung hô và ca tụng...”, học tṛ của y là Polpot cũng làm thơ, Polpot rất thích thơ Verlaine, mặc dù vậy, khi cướp được quyền hành th́ y giết sạch những người có học. Xứ ḿnh cũng có những tay độc tài thích làm thơ, đ̣i nhét dao găm, mă tấu, dép râu, lựu đạn vào thơ, đ̣i thơ phải có sắt thép, máu lửa...Thật tội cho thơ! Ấy là chưa nói đến một loại thơ nâng bi, tâng bốc nó bốc mùi không chịu nổi! Thơ vốn hay, đẹp, cao quư bị biến thành những thứ bầy nhầy để phục vụ chính trị và để kiếm cơm. Y đọc thử một đoạn thơ tâng bốc xem sao:


“… Lănh tụ anh minh sáng suốt

triều đ́nh tài ba làm được việc tuốt tuồn tuột

quốc gia có bao giờ được thế này chăng?

lănh tụ sống vĩnh hằng

ḿnh có thế nào th́ người ta mới mời ḿnh

đông phương hồng bất bại

anh em ta vô địch thiên hạ...”


Sau những vần thơ ấy là những lời b́nh đại loại như: “Thơ không được phép ủy mị, sướt mướt t́nh cảm kiểu tiểu tư sản. Thơ phải quyết liệt xông lên tiêu diệt kẻ thù, phải cứng rắn như thép, không được thỏa hiệp. Thơ phải là đ̣n gánh, đ̣n bẩy, đ̣n xeo, đ̣n xóc, trục quay để đập tan thế lực phản động, thế lực thù địch...”


Y thấy tim se sắt, không dám đọc tiếp, nếu mà đọc nữa th́ e tẩu hỏa nhập ma, đơn giản hơn nữa th́ Tào Tháo rượt chạy có cờ. Nghĩ đến đây th́ mắt ráo hoảnh, y biết ḿnh may mắn v́ không phải là văn sĩ, thi sĩ cũng chẳng phải là chí sĩ, nhân sĩ hay bất cứ sĩ ǵ nên không ngửa cổ lên trời mà cười khàn ba tiếng rồi khóc tu tu ba tiếng. Y biết ḿnh là một gă mất ngủ v́ cái đầu óc hoạt động không nghỉ, cái tậm đang xôn xao trạo cử, chỉ thế thôi, đơn giản thế thôi, đơn giản tưởng chừng như đang giỡn. Đồng hồ trên tường ngoài pḥng khách thong thả đính đon gơ chuông. Trời! hai giờ sáng rồi mà chưa ngủ được. Y cảm thấy bụng cồn cào đói bèn ṃ xuống bếp kiếm cái ǵ đó ăn dặm, cũng may cho y, mai là ngày nghỉ cuối tuần.


TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 07/2021

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 07-27-2021
Reputation: 201041


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,202
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	999.jpg
Views:	0
Size:	132.1 KB
ID:	1836296  
florida80_is_offline
Thanks: 7,291
Thanked 45,885 Times in 12,763 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 10:21.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08932 seconds with 12 queries