Vụn Vặt Chuyện Xưa - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Stories, Books | Chuyện, Sách


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Vụn Vặt Chuyện Xưa
Thuở sinh thời, ngoại tôi thường nhắc nhở con cháu:


“Những loại giấy có chữ, nếu không dùng th́ đốt đi, không được vất bỏ bừa băi kẻo người ta đạp lên chữ nghĩa thánh hiền, nếu mà đạp lên chữ nghĩa th́ đời sau sanh ra sẽ ngu dốt không biết chữ.”


Ngoại tôi tuy chữ nghĩa không bao nhiêu, đủ để biết đọc, biết viết sơ khai nhưng khả năng nhớ và tính nhẩm th́ siêu đẳng. Thời Pháp thuộc ngoại đă ra bắc vào nam buôn bán. Thời quốc gia th́ làm ăn phát đạt và giàu có nhất vùng, vốn liếng tài sản nhiều nhưng chẳng bao giờ nghe thấy tính lộn hay tính sai bao giờ. Ngoại tính nhẩm mà chính xác và nhanh như điện. Bọn con cháu có học hành, có bằng cấp, tính bằng giấy bút, bằng máy tính nhưng vẫn cứ sai sót như thường. Có không ít lần con cháu tính hóa đơn xong, ngoại nhẩm lại là thấy sai. Con cháu căi ngoại: “Máy tính điện tử sao sai được?”, ngoại khăng khăng: “Tính lại đi”, quả thật tính lại th́ thấy sai.


Ngoại không có học hành nhiều, chỉ qua những lớp b́nh dân học vụ thời Pháp thuộc nhưng trong đầu là cả một kho tàng ca dao, tục ngữ và cả những câu nói chữ nho. Tôi lớn lên thuộc nhiều ca dao và yêu thích văn chương có lẽ nhờ nghe ngoại hát ru thời thơ ấu. Tôi tính toán rất dở, rất vụng, tính tới tính lui sai hoài nhưng được cái ghi nhớ tốt, có lẽ hưởng cái gene của ngoại. Có những câu ca dao, bài hát ru, câu chữ nho… nghe từ hồi c̣n bé vậy mà đến giờ vẫn nhớ như in. Có những chi tiết nhỏ nhiệm hầu như người nhà chẳng ai nhớ nhưng tôi c̣n nhớ rơ mồm một, khi nói ra th́ mọi người ngớ người ra. Có lần ngoại kể chuyện:


“Xưa có ông tăng đi khất thực qua làng, buổi trưa tṛn bóng, ông ngồi dưới gốc cây me đầu làng để thọ thực và nghỉ trưa. Một thằng bé trong làng đang hái me trên cây, nó nghịch ngợm từ trên cao tè xuống trúng đầu ông tăng. Ông tăng quá từ bi, không giận, không thấy phiền, chỉ kêu thằng bé xuống và c̣n cho nó cái bánh. Ít lâu sau có một ông quan lớn ở triều đ́nh về thăm làng, Ông để lính tráng quân hầu ở ngoài xa, một ḿnh đi vào làng và ông cũng vô t́nh ngồi dưới gốc me đầu làng để hóng gió. Cũng thằng bé hôm nọ, nó được thể leo lên cây me và tè xuống đầu ông quan. Ông quan giận dữ kêu nó xuống và đập thằng bé chết tại chỗ.”


Câu chuyện ngụ ư: “Từ bi phải có trí huệ, từ bi mà thiếu trí huệ th́ cái quả nhiều khi không thành thậm chí có hậu quả ngược”. Ngoại kể xong chuyện c̣n giải thích:


“Giá mà ông tăng hôm ấy kêu thằng bé xuống, phạt đ̣n ít roi th́ có lẽ đă cứu được mạng nó. Ông tăng từ bi, chẳng những không phạt mà c̣n cho nó cái bánh, nó quen mùi, những tưởng ai cũng như ông tăng và nó tiếp tục để rồi phải chết v́ ông quan.”


Ư ngoại c̣n nhắn nhủ: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Con trẻ dù có ngoan cỡ nào cũng cần phải uốn nắn dạy dỗ. Con trẻ mà không dạy dỗ th́ nó không phân biệt được phải trái, đúng sai; mai kia lớn lên sẽ cong vạy. Ngoại kể chuyện xong c̣n ngâm nga:


“Sanh con chẳng dạy chẳng răn

Thà rằng nuôi lợn mà ăn lấy ḷng”


Ngoại là một Phật tử thuần thành chơn chất, cũng như bao nhiêu Phật tử dưới quê. Ngoại tin Phật, tu Phật bằng tín tâm. Ngoại và bao người khác đâu biết ǵ “Tứ diệu đế, bát chánh đạo, tứ niệm xứ, thất bồ đề phần...”, rồi những thuật ngữ như: “Bồ đề, bát nhă, tánh không, Phật tánh...” lại càng xa lạ, những giáo lư hay những bộ kinh thậm thâm càng không biết. Ngoại chỉ một ḷng tŕ niệm danh hiệu Phật A Di Đà, niệm chú Đại Bi, chú Lăng Nghiêm. Lúc mua bán th́ tạm gác lại nhưng hễ rảnh ra th́ niệm Phật. Ngoại lên chùa mồng một và ngày rằm. Ngoại cũng cúng cô hồn các bác vào mỗi tháng nhưng tuyệt đối cúng chay, không cho phép sát hại sanh vật hay dâng cúng đồ mặn (theo thói thường th́ người ta cúng cô hồn các bác phải có heo quay, gà, vịt hoặc tam sênh…). Con cháu ngoại sau này có học hành đàng hoàng, có hiểu biết giáo lư nhưng lại thua ngoại ở chỗ thực hành!


Ba vốn là người cùng quê với ngoại, rời quê xuống trấn trọ học. Ba nho nhă thanh tú, chữ viết đẹp như rồng bay phụng múa, lại biết hát và đánh đàn guitar. Má là con gái lớn của ngoại, thế rồi hai người ưng ư, ngoại gả luôn cho ba. Ba làm rể ở nhà ngoại, chịu ảnh hưởng ngoại và từ ông ngoại kế. Ông ngoại kế là một cư sĩ thuần thành, giỏi chữ nho. Ông thường dịch kinh và đánh máy trên loại giấy pơ luya (ngày nay không c̣n thấy loại giấy này nữa). Ông ngoại c̣n vẽ minh họa h́nh Phật, Bồ tát…bằng mực tàu, Sau đó đóng gáy bằng chỉ may. Kinh sách tự làm đem tặng cho những Phật tử đồng niên hay các chùa khác. Ông ngoại kế cũng là bạn đồng niên với đức đệ tứ tăng thống, những năm ngài c̣n ở Nguyên Thiều th́ ông thường đạp xe ra tháp đảnh lễ ngài. Ba chịu ảnh hưởng lớn từ ông ngoại kế và học Phật từ đó. Thời quốc gia, ba có đi quân dịch một thời gian, trại đóng gần đỉnh đồi có pho tượng kim thân Phật tổ ở Nha Trang. Những kỷ vật mà gia đ́nh c̣n giữ được sau những biến động của quốc gia là một tấm ảnh cha mặc quân phục đứng chiêm ngưỡng tượng đức bổn sư.



Tịnh độ thâm nhập sâu và lâu đời rồi, Phật tử Việt hầu như chỉ biết có Phật A Di Đà (Trừ những Phật tử phương nam chịu ảnh hưởng Phật giáo nam tông). Ngoại cũng như mọi Phật tử dưới quê, rất chí thành niệm Phật, làm lành, làm phước, ăn chay, đi chùa… và hy vọng khi chết được văng sanh Tây Phương Cực Lạc. Hầu hết mọi đám tang của Phật tử Việt đều theo nghi thức tụng niệm Kinh A Di Đà, cầu và chúc văng sanh Cực Lạc. Liễn, trướng, đối, ṿng hoa… cũng ghi cầu “Văng sanh Cực lạc,” “Văng sanh tịnh Độ”... Ngoại hay rầy la con cháu mỗi khi thấy phung phí ăn đổ văi cơm gạo hoặc thức ăn. Ngoại thường nói:” Bỏ thừa mứa thức ăn, cơm gạo rơi văi không nhặt lên th́ kiếp sau đói khổ, hổng có mà ăn”.


Ngoại là người đàn bà tháo vát, năng động và mạnh mẽ, hoạt động không ngừng nghỉ, có lẽ nhờ vậy mà sức khỏe dẻo dai, ít bệnh tật. Cả đời ngoại không biết bác sĩ hay nhà thương là ǵ, những khi cảm mạo trái gió trở trời hay đau bụng, nhức mỏi th́ đến ông lang vườn, hoặc đến mấy tiệm thuốc bắc hốt vài thang thuốc về sắc uống thế thôi. Ngoại thích thuốc bắc, trấn nhỏ có ba tiệm thuốc bắc: Thái Xuân Đường, Lợi sanh Đường và Tân Lợi Đường Ngoại hạp với Tân Lợi đường nhất. Khi mà cảm thấy không khỏe là đến đấy để ông già Tàu bắt mạch và hốt cho vài thang thuốc. Ngoại triết lư: “Nghề y dễ làm giàu nhưng cũng dễ thất đức, con bệnh có biết ǵ đâu, muốn chẩn thế nào cũng được, muốn bán loại thuốc ǵ cũng xong, mua kư bán chỉ, đă thế nhiều ông lang c̣n nuôi bệnh không chữa dứt, để con bệnh c̣n quay lại...” Giờ nghĩ lại thấy lời ngoại vậy mà chính xác, nhiều ông lang ta, lang tây nuôi con bệnh để trục lợi một cái ác ngầm đáng sợ!


Nhà cũng có con cháu thường uống rượu, ngoại la rầy hoài. Người uống rượu cũng hứa hoài nhưng không bỏ được, bỏ rồi lại uống bao nhiêu bận vẫn không xong. Ngoại khi không lại kể chuyện chơi, không biết là ngoại nghe từ đâu hay là tự diễn ra:


“Xưa có người uống rượu, ngày nào cũng say lè nhè, hàng xóm cười chê, bản thân người ấy cũng biết say sưa là không tốt, tuy nhiên bỏ rượu không phải dễ. Một ngày kia anh ta say túy lúy và bị một con quỷ chặn đường đ̣i ăn thịt. Anh ta van xin th́ nó ra ba điều kiện: “Mầy phải uống hết hũ rượu này hoặc là đốt nhà, điều thứ ba là giết mẹ”. Anh say rượu ngẫm nghĩ: “Đốt nhà th́ ở chỗ nào? Giết mẹ th́ bất hiếu, chỉ có điều thứ nhất uống rượu là quá dễ”, nghĩ thế và anh ta chọn uống hết hũ rượu. Sau khi uống hết hũ rượu và lảo đảo đi về nhà. Bà mẹ thấy thế càm ràm la mắng, anh say rượu mất hết lư trí phừng phừng nổi giận lập tức nổi lửa đốt nhà và giết chết người mẹ của ḿnh.”


Câu chuyện ngụ ư một khi ḿnh đă mất lư trí th́ tội ác nào cũng dám làm, giới cấm nào cũng phạm và rượu là một nguyên nhân chính làm mê mờ lư trí. Ngoại c̣n khuyên răn: “Uống rượu nhiều th́ kiếp sau sẽ làm con ḍi trong hũ hèm”…


Ngoại là con gái thầy hương cả, em ông bá hộ Th́, tuy ngoại không đẹp nhưng cứng cát và tháo vát. Ngoại là bạn đồng niên, đồng môn với ông Xă Thạnh, ông Phó Bộ Di, ông vơ sư Hà Trọng Sơn mà người đời thường xưng tụng là “Con hùm xám miền trung”. Ngôi nhà của ngoại ở quê sát bên từ đường của thầy hương cả chỉ để thờ cúng. Ngoại mua nhà trong thị trấn để sinh sống mua bán làm ăn. Ngôi nhà ở quê cũng là nơi ngoại chôn giấu vàng và những món tài sản quư. Ngôi nhà yên ả với đường làng rợp mát bóng tre. Những ngày c̣n nhỏ, tôi thường theo ngoại về ngôi nhà ấy để ngủ, ngoại về ngủ cũng để trông chừng của cải chôn giấu (sau này lớn lên tôi mới biết được bí mật này). Cái tĩnh mịch của đêm trường ở vùng quê đến vô cùng, đầu hôm c̣n có tiếng dế, tiếng côn trùng nỉ non, càng về khuya th́ sự tịch mịch như sâu lắng không biết dường nào. Những đêm trăng, trăng rơi lấp loáng khoảng sân cát giữa nhà. Ngoại nằm vơng kẽo kẹt ḥ:


… Ví dầu bậu có muốn thôi

Bậu gieo tiếng dữ để rồi bậu ra

Bậu ra cho khỏi tay qua

Cái xương bậu nát cái da bậu ṃn…


Thế rồi ngoại thiếp đi trong giấc mơ, mờ sáng th́ ngoại dậy thỉnh chuông khấn nguyện:


“Cầu trời khấn Phật, Cầu chư vị bồ tát, thiện thần, long thiên bát bộ gia hộ cho con cháu mạnh giỏi, học hành tấn tới, tật bệnh tiêu trừ, gia đạo b́nh an, thiện lành ở lại, nghịch dữ bỏ đi, đức Phật từ bi, rủ ḷng gia hộ… Nam mô A Di Đà Phật.”


Tiếng chuông boong boong boong loăng vào không gian, mang lời khấn nguyện bay cao, bay xa, bay vượt thời gian và bay vào tâm khảm con người.

florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
florida80's Avatar
Release: 10-25-2021
Reputation: 200804


Profile:
Join Date: Aug 2007
Posts: 112,001
Last Update: None Rating: None
Attached Images
 
florida80_is_offline
Thanks: 7,276
Thanked 45,823 Times in 12,742 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 139 florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10florida80 Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List

Thread Tools

Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 11:03.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07830 seconds with 12 queries