Vào thời điểm này, vẫn chưa rơ Thổ Nhĩ Kỳ có thể đặt ra những giới hạn thực tế nào và các động thái này có thể lớn hơn mức biểu tượng hay không, v́ vậy có phải chăng, việc Thổ Nhĩ Kỳ cấm tàu Nga ra vào Biển Đen sẽ hạn chế đáng kể năng lực quân sự trên biển của Moscow, cũng như tạo đ̣n bẩy cho đội tàu NATO vào yểm trợ Kiev?
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khắc chế Nga?
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ mới đây cho biết nước này hiện coi căng thẳng giữa Nga và Ukraine là một "cuộc chiến". Đó là một tuyên bố có hậu quả vượt ra ngoài ngữ nghĩa thông thường, điều có thể dẫn đến việc Ankara hạn chế Nga tiếp cận Biển Đen, tùy thuộc vào cách Thổ Nhĩ Kỳ thao túng tṛ chơi địa chính trị.
"Đây là xung đột hay chiến tranh? Chúng tôi đă quyết định điều đó. Điều 19 của Công ước Montreux rất rơ ràng. Đây là một cuộc chiến", Ngoại trưởng Mevlut Cavusoglu cho biết trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp với CNN Turk .
Công ước Montreux có từ năm 1936 và là một thỏa thuận quốc tế cho phép Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát độc quyền kênh đào đi lại trong và ngoài Biển Đen, một vùng nước ở phía bắc của Thổ Nhĩ Kỳ với các đường bờ biển lớn ở cả miền nam nước Nga và miền nam Ukraine.
"Nếu chiến tranh tồn tại nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không phải là một bên tham gia, th́ Điều 19 của Công ước Montreux yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ đóng eo biển đối với tàu chiến của tất cả các quốc gia tham chiến", Cornell Overfield, một chuyên gia tại Trung tâm Phân tích Hải quân nói với Breaking Defense.
Nói một cách cụ thể hơn, Ukraine đă yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ cấm tàu Nga ra vào Biển Đen. Điều này sẽ hạn chế đáng kể năng lực quân sự trên biển của Moscow, cũng như tạo đ̣n bẩy cho đội tàu NATO vào yểm trợ Kiev.
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga sẽ chịu ảnh hưởng và có thể phải dừng lại nếu không muốn một cuộc chiến quy mô lớn bùng nổ. Thế nhưng liệu Thổ Nhĩ Kỳ có quyền lực lớn đến mức làm được điều như vậy?
Mặc dù Ankara đă công khai lên tiếng phản đối việc Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine, nhưng nước này vẫn chưa thể hiện sẽ áp dụng quyền hạn được trao cho ḿnh theo Công ước Montreux. Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhắc lại rằng họ không thể chặn một con tàu quay trở lại quê hương của nó..
Joshua Tallis, chuyên gia hải quân tại CNA, nói với Breaking Defense rằng hành động của Nga với Ukraine đă đặt Ankara vào t́nh thế khó khăn.
"Thổ Nhĩ Kỳ nhận thấy ḿnh là trung tâm của sự đối lập, khi đồng thời muốn giúp người bạn Ukraine nếu có thể, cũng như tránh gây ra leo thang liên quan đến NATO", Tallis nói.
Thế nhưng, quyền lực càng lớn, trách nhiệm càng nhiều. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ sẽ do dự khi làm điều ǵ đó có thể khiến Nga trả đũa.
V́ sao Ankara khó vượt rào?
Vào thời điểm này, vẫn chưa rơ Thổ Nhĩ Kỳ có thể đặt ra những giới hạn thực tế nào và các động thái này có thể lớn hơn mức biểu tượng hay không.
Về phần ḿnh, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga tỏ ra tin tưởng vào hành động của Ankara: "Thổ Nhĩ Kỳ có thành tích lâu dài về việc thực hiện thành công và hiệu quả Công ước Montreux, chúng tôi tin tưởng rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện nó một cách thích hợp".
Thổ Nhĩ Kỳ có thẩm quyền đóng cửa các eo biển phù hợp với các nguyên tắc được nêu trong Công ước Montreux nói trên. Tuy nhiên, có một số ràng buộc chính trị.
Vấn đề đầu tiên là Thổ Nhĩ Kỳ rất coi trọng công ước và đă thực hiện cẩn thận các quy định của công ước này. Thổ Nhĩ Kỳ coi công ước là một thành phần quan trọng đối với an ninh và ổn định của Biển Đen.
Do đó, nếu Thổ Nhĩ Kỳ nói "Có" với Ukraine, gần như chắc chắn nước này sẽ phải áp dụng quy tắc cho cả hai bên. Điều này có nghĩa là khi tàu Nga bị cấm th́ ngay cả quyết định triển khai tàu chiến của NATO ở Biển Đen để hỗ trợ Kiev cũng sẽ bị ngăn chặn tương tự.
C̣n nếu Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng các quyết định chỉ có lợi cho Ukraine, Nga có thể phản đối và trả đũa bằng cách cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm tính trung lập của ḿnh.
Vấn đề thứ hai là quá tŕnh triển khai tàu chiến của Nga ở Biển Đen đă hoàn tất. Hạm đội Biển Đen đủ mạnh để cắt đứt kết nối của Ukraine với Biển Đen thông qua phong tỏa. Hơn nữa, bằng cách đi qua tuyến đường thủy Don-Volga, Nga vẫn có thể tăng cường Hạm đội Biển Đen cùng các thành phần khác từ Quần đảo Caspi.
Do đó, đóng cửa eo biển sẽ là một nỗ lực vô ích để ngăn chặn Nga, và Thổ Nhĩ Kỳ dường như sẽ giữ thái độ trung lập trong suốt cuộc chiến.
Nếu NATO quyết định tham gia vào cuộc xung đột, có lẽ liên minh sẽ cân nhắc về việc hỗ trợ Ukraine trên thực địa thay v́ t́m một phương thức trên biển.