Theo như các vấn đề quan hệ song phương Mỹ-Nhật, chuyến thăm của tổng thống Biden c̣n nhằm củng cố nhóm Bộ Tứ (QUAD) với một cuộc họp thượng đỉnh dự trù vào Thứ Ba 24/05 tại Tokyo, sau hơn hai ngày viếng thăm Hàn Quốc, vào hôm nay, 22/05/2022 tổng thống Mỹ Joe Biden đến Nhật Bản, chặng thứ hai trong ṿng công du châu Á đầu tiên của ông từ khi nhậm chức.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đến căn cứ không quân Yokota, gần Tokyo, Nhật Bản, 22/05/2022. AFP - KAZUHIRO NOGI
Bộ Tứ là một cơ chế bao gồm 4 nước Mỹ, Nhật, Úc và Ấn, được h́nh thành nhằm đối phó với đà vươn lên của Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương.
“Đối với Joe Biden, liên minh QUAD phải ngăn chặn đà bành trướng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương, vào lúc nguy cơ Trung Quốc xâm lược Đài Loan ngày càng rơ và các cuộc tập trận chung Nga-Trung Quốc gia tăng trong khu vực.
Tại Tokyo, liên minh bán chính thức này sẽ bổ sung một chương tŕnh kinh tế vào khuôn khổ an ninh của toàn khối do những khó khăn với Ấn Độ về vấn đề quốc pḥng. Hoa Kỳ sẽ loan báo việc h́nh thành một tập hợp kinh tế mới, mở ra cho các nước trong khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương, nhằm tích hợp các chuẩn mực kỹ thuật số, thương mại, môi trường và thiết lập các chuỗi cung ứng không có Trung Quốc.
Nhóm mới này mang tên Khuôn Khổ Kinh Tế Ấn Độ-Thái B́nh Dương (IPEF), từ viết tắt tiếng Anh của Indo-Pacific Economic Framework, sẽ không mấy hữu ích cho các nước Đông Nam Á v́ không mang lại bất kỳ lợi thế thương mại nào cho việc xuất khẩu sản phẩm của họ sang thị trường Mỹ.
Nhật Bản hiện đang thúc đẩy Hoa Kỳ tái gia nhập Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái B́nh Dương (TPP), quy tụ các quốc gia châu Á-Thái B́nh Dương và châu Mỹ, một khối thương mại tự do hơn mà cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đă rút ra khỏi vào năm 2017.
Cho dù vậy, chính quyền Joe Biden luôn t́m cách thay đổi môi trường kinh tế của khu vực châu Á-Thái B́nh Dương, nơi chiếm 62% GDP của thế giới để cho phép các nước trong vùng giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc.”
Bộ Tứ lập hệ thống giám sát hoạt động đánh cá bất hợp pháp của Trung Quốc
Nhân hội nghị thượng đỉnh Bộ Tứ sắp diễn ra tại Tokyo, theo nhật báo Anh Financial Times vào hôm qua, 21/05/2022, bốn nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ sẽ công bố một sáng kiến nhằm hạn chế tên nạn đánh bắt cá bất hợp pháp ở vùng Ấn Độ-Thái B́nh Dương, mà Trung Quốc bị coi là thủ phạm chủ yếu.
Trích dẫn một quan chức Mỹ cao cấp, Financial Times cho biết sáng kiến này sẽ sử dụng vệ tinh để tạo ra một hệ thống theo dơi hoạt động đánh bắt bất hợp pháp từ Ấn Độ Dương đến Nam Thái B́nh Dương bằng cách kết nối các trung tâm giám sát ở Singapore và Ấn Độ.
Theo nhật báo Anh, sáng kiến sẽ cho phép các quốc gia trong vùng giám sát hoạt động đánh bắt bất hợp pháp ngay cả khi các con tàu đă tắt bộ phát tín hiệu thường được sử dụng để theo dơi tàu thuyền.
Nhiều quốc gia trong khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương đă rất bực tức trước đội tàu đánh cá khổng lồ của Trung Quốc, thường xuyên tố cáo tàu cá Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của họ, gây nên những thiệt hại đáng kể về môi trường cũng như kinh tế.
Bộ Tứ sẽ đẩy mạnh cung cấp vac-xin chống Covid
Ngoài sáng kiến liên quan đến việc chống tệ nạn đánh cá bất hợp pháp, Bộ Tứ cũng sẽ đồng ư đẩy mạnh việc cung cấp vac-xin Covid-19 cho cộng đồng quốc tế.
Theo hăng tin Nhật Kyodo, một quan chức bộ Ngoại Giao Nhật Bản vào hôm qua 21/05 cho biết đây là một thỏa thuận nằm trong nỗ lực của bốn nền dân chủ vùng Ấn Độ-Thái B́nh Dương nhằm chống lại ảnh hưởng ngày lan rộng của Trung Quốc ở các nước đang phát triển.
Theo nguồn tin trên, nhân thượng đỉnh sắp mở ra Tokyo, các lănh đạo Bộ Tứ sẽ thảo luận về cách cải thiện việc cung cấp vac xin Covid-19, và sẽ thúc đẩy sáng kiến mang tên “Hỗ trợ dặm cuối cùng” của Nhật Bản, dự trù cung cấp dây chuyền thiết bị lạnh để giúp mỗi quốc gia bảo quản thuốc chủng.
Bộ Tứ cũng có thể cam kết hỗ trợ nhiều hơn nữa các nước đang phát triển trong các lĩnh vực như đào tạo nhân viên y tế và nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của tiêm chủng.